Lưu trữ cho từ khóa: bác sĩ tư vấn

Sau khi uống nước ngọt có ga thường bị khó thở

Tôi thường hay khó thở sau khi uống nước ngọt có ga, nhất là sau ngày tôi có uống rượu bia. Ngoài ra, tôi bị bệnh sỏi thận, đau dạ dày, cao huyết áp.

Thưa bác sĩ,

Tôi thường hay khó thở sau khi uống nước ngọt có gas, nhất là sau ngày tôi có uống rượu bia. Ngoài ra, tôi bị bệnh sỏi thận 0,7 ly, đau dạ dày, cao huyết áp.

Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và điều trị ra sao? Xin chân thành cám ơn bác sĩ!

 (Phan Anh, 53 tuổi – Bình Phước)

kho tho sau khi uong nuoc co ga

Chào Phan Anh,

Nước ngọt có ga và bia rượu có chất sinh ga, khi uống vào sẽ làm đầy chướng dạ dày ruột. Bia rượu còn ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tăng sự tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nếu uống nước ngọt có ga và bia lạnh làm nhiệt độ dạ dày giảm đột ngột dễ gây đau co thắt.

Giữa ổ bụng và lồng ngực chúng ta được ngăn cách bởi lớp cơ hoành. Khi dạ dày căng chướng sẽ đẩy cơ hoành lên trên, dồn ép tim và phổi do đó gây cảm giác khó thở. Nếu anh có kèm ợ chua, cảm giác nóng rát sau xương ức… có thể viêm dạ dày trào ngược thực quản.

Không ít trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có khó thở, đau ngực sau xương ức tưởng nhầm là bệnh lý thiếu máu cơ tim.

Không rõ anh đã nội soi dạ dày thực quản chưa? Để có chẩn đoán chính xác bệnh lý dạ dày, thực quản anh cần phải khám chuyên khoa tiêu hóa để nội soi. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và quan trọng không kém là chế độ ăn uống phải đúng cách. Không ăn quá no hay ăn quá trễ.

Như đã giải thích ở trên, khi bị viêm dạ dày, anh cần phải kiêng uống rượu bia, nước ngọt có ga. Ngoài ra, phải kiêng ăn các loại thực phẩm có độ acid cao (quả chua, dưa, cà, cải muối, giấm) hoặc tạo hơi trong dạ dày (đậu, dưa cà muối, hành), các loại thực phẩm có hại niêm mạc dạ dày (ớt, tỏi)…

Anh còn bị sỏi thận thì nên uống thật nhiều nước, trên 2 lít mỗi ngày. Bệnh cao huyết áp cần kiêng ăn mỡ, thức ăn chiên, ăn giảm độ mặn và tuân thủ điều trị của bác sĩ nữa nhé.

Thân chào!

 (Theo Alobacsi)

Tôn trọng bé ngay từ việc…ăn uống!

“Để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh thì dinh dưỡng phải phù hợp với khả năng hấp thu của bé. Vậy nên hãy tôn trọng con bắt đầu từ ăn uống, vì đó là cách bạn cho con nền tảng sức khỏe vững chắc nhất!” Những chia sẻ thú vị của BS. Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa – BV Nhi Đồng 1) và TS.BS Cao Thị Thu Hương (Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã mang đến cho mẹ cái nhìn hoàn toàn mới về việc chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé. Bạn đã biết những điều tưởng chừng đơn giản này chưa?

Cần lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé (Ảnh được cung cấp bởi Dielac Optimum)

Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đã được hơn 2 tuổi nhưng vẫn ăn rất lâu và lười ăn, kèm theo đó lại có những triệu chứng khó tiêu, đầy hơi liên tục. Tôi rất lo lắng vì biết bé có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa, vậy tôi phải làm sao? – (Chị Thanh Hà – TP. HCM, thanhha12…@gmail.com)

BS. Phúc: Vì mong muốn con ăn mau chóng lớn nên rất nhiều mẹ vô tình bắt con tiêu hóa vượt quá khả năng của bé mà không biết. Nhiều khi thấy con ăn chậm, ngậm thức ăn lâu, mẹ lại sốt ruột, ép, dọa hay đút thêm cho bé nuốt. Những thức ăn này chưa được nghiền, đi xuống dạ dày, không tiêu được sẽ ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ…

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, bạn nên tìm hiểu hệ tiêu hóa con trong mỗi giai đoạn đã “làm” được những việc gì, bé có đang bị “quá tải” không với chế độ dinh dưỡng bạn lựa chọn ( ăn dặm sớm, thức ăn cứng, nhiều chất béo, đạm khó tiêu hay thời gian giữa các bữa ăn sát nhau…) Hãy chọn dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, đó là cách tốt nhất để cho con bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Hỏi: Bác sĩ ơi, khi cho con tôi uống thêm sữa ngoài, bé hay gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Một vài người bạn khuyên tôi nên chọn sữa có đạm whey để bé dễ hấp thu hơn. Xin nhờ bác sĩ tư vấn thêm? – (Chị Lê Phương – TP. Hạ Long, mecubin07…@yahoo.com.vn)

TS.BS. Hương: Trong sữa có chứa 2 loại đạm là đạm casein và đạm whey. Đạm whey dễ hấp thu hơn casein và thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn hơn. Ở sữa mẹ, tỷ lệ casein:whey là 40:60, trong khi đó ở sữa bò, tỷ lệ đạm casein chiếm đến 80% nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu đạm ở trẻ. Đây là nguyên nhân thường dẫn đến các rối loạn tiêu hóa cho bé.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn người ta còn phát hiện đạm whey trong sữa mẹ khác đạm whey trong sữa bò do chứa thành phần Alpha Lactalbumin có tác dụng tạo nhiều acid amin cần thiết giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, khi cần bổ sung sữa ngoài cho bé, bạn nên ưu tiên chọn sữa có chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin để giúp trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa tốt, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hỏi: Tôi được biết Probiotic & Prebiotic sẽ giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, khiến bé ít gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hơn. Bé nhà tôi được 1 tuổi rưỡi rồi, tôi có thể bổ sung những lợi khuẩn này cho bé bằng cách nào, thưa bác sĩ? – (Chị Như Loan – TP. Huế, 0982 045…)

BS.Phúc: Bình thường trong đường tiêu hóa có rất nhiều loài vi khuẩn với số lượng vô cùng lớn sống cân bằng với nhau. Khi hệ vi khuẩn này mất cân bằng (thường sau điều trị kháng sinh hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa), trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy… Khi đó, nếu bổ sung đúng các vi khuẩn có lợi / tốt (Probiotic) thì có thể phục hồi lại hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể cung cấp lợi khuẩn cho con bằng các thức ăn lên men tự nhiên như sữa chua hay các sản phẩm sữa có bổ sung thành phần này… và củng cố cho sự phát triển của Probiotic bằng cách cung cấp thêm Prebiotic có nhiều ở đậu nành, chuối, tỏi… làm thức ăn cho lợi khuẩn.

Được ứng dụng công thức Opti-Digest tiên tiến – bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin và hệ khuẩn Probiotic & Prebiotic – Dielac Optimum là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp trẻ dễ hấp thu và bảo đảm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: ARA, DHA, Taurine và Choline, Canxi, vitamin D…

 

Cổ họng bị đàm suốt 2 năm không hết là sao bác sĩ?

Tôi bị đàm ở cổ họng và lúc nào cũng phải khạc thật khó chịu, mũi bị nghẹt thường xuyên gần 2 năm rồi.

Tôi đi khám ở bệnh viện và uống thuốc không hết. Xin AloBacsi tư vấn giúp tôi!

Bạn đọc – Long An

Cổ họng bị đàm suốt 2 năm không hết là sao bác sĩ?

BS Châu Thị Kiều Oanh Trả lời:

Chào bạn,

Bạn chưa nói rõ trước đây bạn được chẩn đoán và điều trị như thế nào.

Nguyên nhân vướng đàm ở cổ làm cho bệnh nhân hay khạc nhổ, tằng hắng là trào ngược thực quản, viêm mũi xoang mạn tính, hen.

Hiện bạn nghẹt mũi thường xuyên, có thể là viêm mũi xoang mạn tính hoặc viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác hơn, bạn nên khám BV Tai Mũi Họng và phòng khám hen để nội soi mũi, thanh quản hoặc chụp CT mũi xoang, đo phế dung ký.

Nếu kết quả bạn bị viêm mũi dị ứng thì điều trị không hết được. Chủ yếu là phòng bệnh bằng cách tránh lạnh, bụi khói, hóa chất, hạn chế nằm quạt máy lạnh.

Nếu bạn bị trào ngược thực quản, ngoài việc tuân thủ theo toa thuốc của BS chuyên khoa ít nhất 3 tháng, bạn phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt rất kỹ càng như: kiêng ăn chua, cay, nước ngọt có ga không uống, ăn không quá no, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, kiêng uống nước nhiều sau ăn, ăn xong không được đi nằm ngay, bữa ăn tối và ngủ tối cách nhau ít nhất 2 giờ, nằm đầu cao 15-30 độ.

Chúc bạn chóng khỏe và an tâm làm việc!

(Theo Alobacsi)