Lưu trữ cho từ khóa: bac ha

Bánh Gato ca cao bạc hà

Chiếc bánh này không hề khó làm lại có hương vị tươi ngon hấp dẫn, bạn có thể tùy biến cách trang trí theo ý bạn cho phù hợp với nhiều dịp lễ khác nhau nhé.

Nguyên liệu:

Cho bánh (5*15 cm):

–    125 g đường, 40 g ca cao

–    15 g lá bạc hà khô băm nhỏ

–    3 quả trứng

–    30 g bột hạnh nhân (hoặc bột mỳ)

–    30 ml dầu ô liu, dầu vani.

Cho lớp kem:

–    150 ml kem whip

–    5g đường

–    100-150 g hạt hỗn hợp (hạnh nhân, điều,…)

–    Các loại hạt trang trí.

banh-gato-ca-cao-bac-ha

Cách làm:

Trộn đường và cacao trong một bát trộn cùng lá bạc hà khô băm nhỏ. Đập trứng vào hỗn hợp khô, tiếp tục đánh tan với máy bánh trứng để có một hỗn hợp dẻo dính.

Đổ dầu ô liu vào khuấy đều.

Rây bột hạnh nhân (hoặc bột mỳ) vào hỗn hợp.

Đặt hỗn hợp bột vào khay nướng bánh rồi nướng trong lò ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 40 phút.

Cắt bánh làm đôi, loại bỏ các phần thừa để có chiếc bánh tròn đều.Bạn đã hoàn thành phần cốt bánh.

Dùng máy đánh trứng đánh tan 150 ml kem tươi , thêm 10 g đường. Dùng 2/3 số hạt hỗn hợp đập nhỏ trộn cùng kem.

Trát kem lên lớp cốt bánh đầu tiên.

Đặt lớp cốt bánh thứ hai trên trên lớp kem rồi tiếp tục phủ kem kín bánh.

Theo Depplus.vn

Làm chậu cây bạc hà chocolate tặng nàng ngày 8/3

Làm người ấy bất ngờ bằng cách tặng một chậu cây bạc hà phủ chocolate có thể ăn ngon lành nhé.

Nguyên liệu:

- 150g kem tươi ít béo, có bán ở các siêu thị

- 80g chocolate

- 1 lòng đỏ trứng

- 15g đường, 30g sữa

- 80g vụn bánh quy chocolate

- Vài nhánh bạc hà.

lam-chau-cay-bac-ha-chocolate-tang-nang-ngay-83

Cách làm:

Bước 1:

- Kem tươi đổ ra âu sạch, dùng máy đánh trứng cầm tay đánh đến khi nhấc lên thấy chảy thành dòng ngắt quãng.

- Bẻ nhỏ chocolate, cho vào lò vi sóng khoảng 3 phút để chocolate chảy ra

- Cho lòng đỏ trứng, sữa và đường ra chảo riêng, đánh tan.

Bước 2:

- Đổ lòng đỏ trứng vào âu chocolate nóng chảy. Dùng cái đánh trứng cầm tay trộn đều.

Bước 3:

- Đổ kem tươi vào âu trứng chocolate ở bước 2, dùng cái đánh trứng cầm tay tiếp tục trộn đều hỗn hợp.

Bước 4:

- Bạn dùng muôi gỗ, khuấy thật đều đến khi hỗn hợp sánh lại có màu nâu vàng đẹp mắt thì đổ ra cốc thủy tinh ngắn.

Bước 5:

- Để yên khoảng 30 phút cho đến khi hỗn hợp đông lại, úp xuống không thấy chảy nữa thì cắm nhánh bạc hà vào giữa, trên phủ vụn bánh quy chocolate để trông giống đất tự nhiên.

Theo Ngoisao.net

Húng quế, sả, bạc hà là những loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh

Húng quế có lợi cho hệ tiêu hóa, chứng đầy hơi; bạc hà (húng cây) trị cảm cúm, làm dịu vết côn trùng cắn…

Không chỉ tăng hương vị cho món ăn, các loại rau này còn được biết đến như bài thuốc có công dụng khá hữu hiệu trong chữa trị những bệnh thông thường. Mặt khác, việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian vì đây toàn là những loại thảo mộc dễ trồng. Bạn không khó khăn gì để mỗi gia đình tự trồng và chăm sóc vườn thuốc nhỏ cho mình.

Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc (TP HCM) về công dụng của các loại rau mùi.

Húng quế

Theo y học, húng quế rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu. Nó còn có tác dụng kích thích sữa cho những bà mẹ mới sinh hoặc làm dịu cơn buồn nôn ở một số người. Húng quế cũng có tác dụng kích thích tóc mọc. Người ta thường vò nát lá quế sau đó xát lên da đầu, massage nhẹ nhàng. Khi dùng cho da, nó có tác dụng làm se lỗ chân lông và có thể được xem như một thứ nước tắm rất mát cho cơ thể.

hung que
Húng quế là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Ảnh: N.S.

Đất ẩm là môi trường thích hợp để cây phát triển. Khi trồng húng quế, không nên bón nhiều phân vì sẽ làm giảm lượng tinh dầu thơm rất đặc biệt của cây. Để cây phát triển tươi tốt, mọc rậm rạp thì nên thường xuyên cắt tỉa cành, tốt nhất là cứ mỗi 2 đến 3 tuần một lần.

Sả (cỏ chanh)

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.

sa
Sả không chỉ là nguyên liệu làm tăng gia vị cho món ăn mà còn có tác dụng trị bệnh rất tốt. Ảnh: N.S.

Trong vấn đề chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, sả rất hữu dụng vì tinh dầu sả chứa nhiều Vitamin A. Khi trên người có những vết thâm, chỉ cần nấu ít sả giống như trà, xoa nhẹ sẽ giúp xóa tan những mảng thâm. Món ăn có sự kết hợp giữa sả và hạt tiêu sẽ giúp giảm những rắc rối về kinh nguyệt và chứng nôn mửa. Tuy nhiên, tinh dầu sả có thể là nguyên nhân gây dị ứng sưng tấy da ở một số người.

Sả thường được trồng bằng cách chiết cây, khi sả đủ lớn, bạn có thể tách chồi của nó để găm những bụi sả mới. Việc chăm bón cho sả cũng khá bình thường, chỉ cần tưới nước, bón phân 3 tuần 1 lần.

Bạc hà (húng cây)

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

sa
Bạc hà (húng cây) có hương thơm tự nhiên rất dễ chịu, có tác dụng trị hen suyễn nhẹ rất tốt. Ảnh: N.S.

Bạc hà rất dễ chăm sóc, không cần phải bón phân, chỉ cần tưới nước. Có thể trồng nó bằng hạt nhưng trồng bằng cách chiết cành, cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Nếu trồng bạc hà ở vườn nên chú ý đến ánh nắng mặt trời vì khi nắng quá gay gắt, sẽ làm cây khô héo, trụi lá.

 (Theo Vnexpress)

Sườn cừu nướng xốt bạc hà

Đối với những món ăn mang phong cách Tây, nét độc đáo không chỉ nằm ở khẩu vị mà còn phụ thuộc nhiều vào cách tạo hình món.

Nguyên liệu:

300g sườn cừu
1 quả ớt chuông vàng
1 quả ớt chuông xanh
1 củ khoai tây
Vài lá thyme tươi
1 thìa súp xốt bạc hà
40g xốt cà ry
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê muối
1/4 thìa cà phê tiêu
1 thìa cà phê hành tây băm nhuyễn
Dầu ô-liu

suon-cuu-nuong-xot-bac-ha

Các bước thực hiện:

1. Sườn cừu rửa sạch, để ráo, khứa vài đường chéo trên thịt, ướp muối tiêu và dầu ô-liu, để thấm 30 phút.

Cho sườn vào khay có lót giấy bạc, đặt vào lò vi sónG, bật chế độ nướng ở 180 độ C trong khoảng 30 phút.

2. Lá thyme rửa sạch. Ớt chuông bổ đôi, bỏ cuống, lạng bỏ hạt, thái lát mỏng. Khoai tây gọt vỏ, luộc chín, cho vào máy xay nhuyễn, dùng rây lược qua cho mịn đều.

Cho khoai tây vào chảo, bắc lên bếp nấu lại, nêm thêm chút hạt nêm. Cho hành tây băm nhuyễn vào xào cho chín sau đó cho ớt chuông thái mỏng vào, nêm hạt nêm và tiêu, xào khoảng 2-3 phút là được.

3. Xếp ớt chuông lên đĩa, đặt sườn cừu lên trên, trang trí với lá thyme tươi, dọn ăn kèm khoai tây nghiền, xốt bạc hà và xốt cà ry.

(Theo MNVN)

Công dụng tuyệt vời của bạc hà

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà có tác dụng rất tốt đối với hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy.

Tinh dầu bạc hà, đặc biệt là methol trong dầu, có tác dụng nới lỏng các cơ trên thành ruột. Gần đây, Alex Ford, nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster, đã đưa ra kết luận tinh dầu bạc hà là sự lựa chọn hàng đầu chống lại hội chứng ruột kích thích IBS thay cho các loại thuốc phổ biến trên thị trường.

Bạc hà có thể xoa dịu cảm giác ngứa tạm thời gây ra bởi vết côn trùng cắn, eczema (viêm da chàm) và các vết thương khác. Trà bạc hà cũng có thể dùng như nước súc miệng cho trẻ bị nấm trong miệng hoặc làm giảm bớt cảm giác buồn nôn cho các bà bầu, đặc biệt với những thai phụ không muốn dùng các loại thuốc mạnh.

cong-dung-tuyet-voi-cua-bac-ha

Cây họ bạc hà rất tốt cho các loại bệnh đường ruột. Ảnh: bqld

Thành phần chủ yếu của bạc hà là methol, cũng là thành phần phổ biến trong kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo singum, kẹo nhai cho người cai thuốc lá, viên ngậm ho và các loại thuốc mỡ đau cơ khác. Methol kích thích dây thần kinh nhận biết cảm giác lạnh, tạo cảm giác mát lạnh, ức chế những phản ứng kích thích đau đớn, tạm thời làm giảm cơn đau của cơ bắp hoặc các cơ quan khác. Miệng cũng chứa một số dây thần kinh loại này. Cảm giác mát lạnh này không kéo dài nhưng cũng có thể làm giảm đau một cách kỳ diệu.

Methol cho thấy sự hữu dụng trong việc đánh bại nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm và virus. Do hoạt tính sát trùng mạnh, nó không phải là sự lựa chọn hàng đầu trong việc chữa trị các ca nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

"Hầu hết các loại dầu có công hiệu trong việc điều trị thuộc họ Lamiaceas hay họ bạc hà", Pavel Kloucek, nhà khoa học tại trường đại học khoa học đời sống Czech nhận xét. Kloucek và các đồng nghiệp đã xác định 2 loại thuộc họ bạc hà là Mentha villosa và Faassen's catnip và một loại thảo dược tên là bluebeard cùng với các loại dầu cần thiết trong củ cải, tỏi, kinh giới, húng quế cũng có hoạt tính kháng khuẩn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện điều này khi kiểm tra các loại dầu thiết yếu để xem xét khả năng diệt khuẩn Listeria, Staph, E. coli, Salmonella và nhiều loại khác của chúng ở dạng hơi. Họ hy vọng rằng hương tinh dầu bạc hà có thể sớm tỏa ra từ thức ăn dưới dạng hơi để ngăn sự phát triển của vi khuẩn.

"Các loại dầu thiết yếu đều tan trong mỡ, do đó, chúng hướng theo mùi của chất béo. May mắn thay, có rất nhiều chất béo trong màng tế bào của vi khuẩn, do đó, tinh dầu được hút đến chất béo này, siết chặt lấy các phân tử chất béo, gây rò rỉ màng tế bào và cuối cùng giết chết vi khuẩn",Kloucek lý giải.

Thách thức trong chế biến món ăn với dầu để phòng tránh bệnh tật là hương dầu mạnh. Trong khi thành phần bạc hà được ưa chuộng đối với kẹo thì hương vị của nó lại không thích hợp đối vối các món ăn. Theo Kloucek và đồng nghiệp, giải pháp cho vấn đề này là cẩn thận phối hợp từng loại dầu với thức ăn. Để tránh vị không mong muốn, nên sử dụng loại dầu có hương thơm phù hợp với khẩu vị ở liều lượng thấp nhất có thể. Bạn có thể không dùng tỏi để ăn với nho nhưng lại có thể dùng chúng cho thịt. Kết quả này đã được công bố trên tờ Food Control.

Một số nhà nghiên cứu khuyên người tiêu dùng nên ăn ít nhất 1 muỗng súp bạc hà tươi hoặc các loại thảo mộc khác một ngày. Một cách thú vị để thưởng thức bạc hà là đặt nó lên một khay đá, đổ nước lạnh vào, nhấn những lá bạc hà nổi ra ngoài xuống, đặt khay trên ngăn lạnh. Sau vài giờ, lấy cục "đá bạc hà" bỏ vào ly nước suối hoặc bất cứ loại nước giải khát nào bạn thích.

(Theo VnExpress)

Các bài thuốc với lá bạc hà

Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có 2 loại là bạc hà Việt Nam và bạc hà nam.

Dưới đây xin giới thiệu loại bạc hà có tên khoa học Mentha Arvensis Lin, họ hoa môi (Lamiaceae), mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta. Là cây thảo, sống lâu năm, thân mềm.

Loại thân ngầm có rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30 – 40 cm, màu xanh lục hoặc tím tía. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Các bộ phận trên mặt đất có lông, gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7 – 10.

bac-ha

Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà. Đông y cho rằng bạc hà vị cay, the, tính mát, có mùi thơm. Dưới đây là một số cách trị liệu từ bạc hà.

- Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40 g, bạc hà diệp 20 g, tán bột, mỗi lần uống 2-4 g với nước nóng, ngày 3 lần.

- Trị mắt toét: Bạc hà ngâm với nước gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4 g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt.

- Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20 – 30 g), tạo giáp (bồ kết) 10 trái, bỏ vỏ đen, tẩm giấm, nướng cho vàng, tán bột. Dùng 200 ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều.

- Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, thiền thoái, lượng bằng nhau; mỗi lần dùng 4 g với rượu ấm.

- Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống.

- Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt hoặc bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.

- Trị ong chích: Bạc hà giã, đắp lên chỗ tổn thương.

- Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi.

- Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4 g, cát cánh 8 g, kinh giới 12 g, phòng phong 8 g, cương tằm 12 g, cam thảo 8 g, sắc uống.

- Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4 g, ngưu bàng tử 12 g, thiền thoái 4 g, cam thảo 4 g. Sắc uống thì sởi mọc ra.

- Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6 g, cúc hoa 10 g, tang diệp 10 g. Sắc uống.

- Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30 g, thiền thoái 30 g. Tán bột, mồi lần dùng 4 g, uống với nước và rượu.

(Theo Thanhnien)

Đối phó với triệu chứng ốm nghén

 Mang thai là thời gian tuyệt vời đối với mỗi phụ nữ nhưng những cơn ốm nghén đi kèm thường gây khó chịu. Ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ 6 và thường biến mất hoàn toàn sau 12 - 14 tuần. Để đối phó với những triệu chứng khó chịu này, bạn có thể thử một số biện pháp sau:

om-nghen

Bổ sung vitamin. Ngoài bổ sung những vitamin cần thiết thì vitamin B6 có tác dụng giảm buồn nôn và nôn. Thai phụ nên dùng 10-25mg vitamin B6 3 lần/ngày. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Uống nước. Với những người ốm nghén, uống nước thường xuyên thậm chí còn tốt hơn là bổ sung thực phẩm. Theo các bác sĩ mất nước sẽ làm cơn ốm nghén tồi tệ hơn.

Ăn nhiều bữa. Thay vì ăn những bữa ăn chính, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn phụ. Nên ăn các món ăn nhẹ dễ tiêu như bánh mì nướng, hay táo.

Nằm kê gối. Nằm không kê gối có thể khiến bạn khó tiêu và mệt mỏi hơn. Hay dậy và ra khỏi giường ngay cũng có thể gây cảm giác buồn nôn. Gối cao đầu sẽ giúp hai vai được nâng lên, do đó dạ dày sẽ dễ chịu hơn.

Hạn chế các loại thực phẩm cay hoặc có tính axit bởi chúng có thể gây khó chịu cho dạ dày và làm tình trạng ốm nghén nặng hơn. Bạn nên ăn sữa chua, chuối, bánh quy, có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác buồn nôn.

Luôn mang bạc hà trong túi. Bạc hà cũng như gừng có thể khử bất kỳ mùi khó chịu gây cảm giác buồn nôn. Hãy mang bạc hà trong túi xách của bạn cho các trường hợp như khi bạn đi qua một cửa hàng thủy sản hay cảm thấy buồn nôn bất cứ lúc nào.

(Theo ANTD)

Bí quyết giúp bạn nạp đủ nước cho cơ thể

Nước chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể và chúng ta cần phải uống từ 8-9 ly nước mỗi ngày cho cơ thể hoạt động tốt, theo Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh.

Dưới đây là bí quyết để chúng ta giúp cơ thể có đủ lượng nước trong ngày, theo ANI.

Uống một ly đầu tiên vào buổi sáng. Uống một ly nước sau khi thức dậy sẽ bù đắp chất lỏng bị mất trong đêm và khởi động hydrate hóa trong ngày. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt mật ong và nước cốt chanh vào ly nước.


Hãy uống đủ nước trong ngày để cơ thể khỏe mạnh – Ảnh: Shutterstock

Uống một hoặc hai ly nước trước mỗi bữa ăn. Nó sẽ kiềm chế sự thèm ăn và sẽ giúp cơ thể duy trì trọng lượng.

Thêm hương liệu cho nước. Bạn có thể thêm hương liệu tự nhiên như dưa chuột, vỏ chanh, húng tây, bạc hà thái lát, rễ gừng, mật ong… vào ly nước. Nó sẽ giúp ích cho làn da của bạn.

Luôn luôn mang theo một chai nước. Khi ra ngoài, hãy mang theo một chai nước bên mình.

Nhắc nhở bản thân. Chúng ta thường uống nước chỉ khi rất khát, điều này hay xảy ra nếu bạn ngồi vào máy tính cả ngày. Trong trường hợp đó, hãy đặt bình nước ngay trước mặt bạn.

Uống nước khi tập thể dục. Tập thể dục sẽ làm mất nước. Chỉ cần mất 2% nước có thể khiến cơ thể giảm 20% hoạt động. Trong hai giờ trước khi tập thể dục, uống nửa lít nước. Sau khi tập thể dục, uống tiếp nửa lít nước.

Đề ra nhiệm vụ khi hoàn thành một việc sẽ thưởng mình một ly nước. Thói quen tích cực này sẽ giúp bạn uống đủ nước trong ngày.

Kết thúc một ngày với nước. Trước khi đi ngủ, uống một ly nước để duy trì tình trạng hydrate nước qua đêm. Nếu bạn thấy uống nước trước khi ngủ sẽ phải đi tiểu đêm, vậy hãy uống một giờ trước khi đi ngủ.

(Theo Thanhnien)

Thực phẩm giúp “tạm biệt” hàm răng xấu xí

Một số thực phẩm có công dụng vừa bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể, lại vừa giúp bạn xóa tan nỗi lo về răng miệng.

1. Cần tây – Cân bằng pH khoang miệng

Cần tây có chứa hàm lượng chất xơ cao. Nó làm giảm nguy cơ sâu răng vì nó có thể quét đi được một phần cặn bã của thức ăn trên răng. Ngoài ra, cần tây còn kích thích sự tiết nước bọt, cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp cho khoang miệng đạt được hiệu quả kháng khuẩn tự nhiên.

2. Trái cây nhiệt đới – Bảo vệ nướu

Thực phẩm giúp "tạm biệt" hàm răng xấu xí

Những trái cây nhiệt đới giàu vitamin C như ổi, chuối… rất hữu hiệu trong vai trò duy trì sức khỏe nướu. Sự thiếu hụt chất này sẽ khiến nướu răng trở nên mong manh và dễ bị bệnh, chẳng hạn như sưng, chảy máu, răng lung lay, gãy và các triệu chứng khác.

3. Pho mát – Củng cố men răng

Trong thành phần của pho mát có chứa một lượng lớn hàm lượng canxi, đây là vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của răng. Vậy nên thường xuyên bổ sung pho mát vào trong chế độ ăn uống là cách đơn giản giúp bạn trở thành “chủ nhân” của một hàm răng khỏe đẹp.

4. Kẹo cao su không đường – Ngăn ngừa sâu răng

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa của Mỹ cho thấy, việc nhai những chiếc kẹo cao su không đường giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Nó có thể tăng lượng bài tiết nước bọt, giảm nồng độ axit trong miệng nên ngăn ngừa sâu răng. Hiệu quả này còn tồn tại một thời gian nữa sau khi đã thôi nhai kẹo cao su.

5. Bạc hà – Đánh bay vi khuẩn

Thực phẩm giúp "tạm biệt" hàm răng xấu xí

Bạc hà có tác dụng làm đầu óc sảng khoái, giảm bớt được mùi hôi của miệng và đặc biệt là có thể làm giảm bớt sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang miệng.

6. Nước – Giữ ẩm, kích thích tiết nước bọt

Không chỉ biết đến như một dung môi quan trọng nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, nước còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng nhờ chức năng giữ ẩm và làm sạch. Uống nước là một cách bảo vệ răng rất quan trọng lại đơn giản nhất. Nó khiến hàm răng luôn sạch sẽ, giữ ẩm và kích thích sự tiết nước bọt. Uống nước sau khi ăn giúp lấy đi những chất tồn dư còn lưu lại trong miệng, không để cho vi khuẩn có cơ hội làm tổn hại răng.

7. Trà xanh – Ngừa sâu răng, khử hôi miệng

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng chống oxy hóa của trà xanh tương đối mạnh, có thể phòng chống được rất nhiều bệnh ung thư. Ngay cả uống trà xanh cũng rất tốt cho việc bảo vệ răng, giúp răng khỏe mạnh.

Mặt khác, trà xanh có chứa lượng lớn flour, có thể kết hợp với apatit trong răng tạo nên hiệu quả chống axit, phòng sâu răng. Theo một số nghiên cứu cho thấy catechins trong trà xanh có thể làm giảm bớt khuẩn cầu chuỗi biến hình gây nên bệnh sâu răng trong khoang miệng, đồng thời cũng có thể khử được mùi hôi của răng miệng.

8. Hành tây – Kháng khuẩn mạnh mẽ

Thực phẩm giúp "tạm biệt" hàm răng xấu xí

Hợp chất lưu huỳnh trong hành tây là thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ. Thí nghiệm cho thấy, hành tây có thể giết chết rất nhiều vi khuẩn, trong đó bao gồm khuẩn chuỗi cầu biến hình gây bệnh sâu răng. Dùng hành tây tươi sống có hiệu quả nhất. Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

9. Nấm – Giảm hình thành cao răng

Một số nghiên cứu từ năm 2000 cũng nhận thấy nấm có tác dụng bảo vệ răng hữu hiệu. Nguyên do vì trong nấm có polysaccharides (lentinan) làm giảm các vết đen trên răng do vi khuẩn gây ra, đồng thời có thể ức chế vi khuẩn phát triển, hình thành cao răng.

10. Mù tạt – Sát khuẩn

Thưởng thức món cá sống của Nhật Bản phải dùng thêm chút mù tạt, mục đích chủ yếu là sát khuẩn. Mù tạt tạo ra chất cay là do trong nó chứa một loại thành phần có tên là isothiocyanates. Trong những nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, isothiocyanates trong mù tạt có thể ức chế sự sinh sôi nảy nở của khuẩn cầu chuỗi biến hình.

(Theo aFamily)

Thực phẩm vàng cho hàm răng đẹp

Một số thực phẩm có công dụng vừa bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể, lại vừa giúp bạn xóa tan nỗi lo về răng miệng.

1. Cần tây – Cân bằng pH khoang miệng

Cần tây có chứa hàm lượng chất xơ cao. Nó làm giảm nguy cơ sâu răng vì nó có thể quét đi được một phần cặn bã của thức ăn trên răng. Ngoài ra, cần tây còn kích thích sự tiết nước bọt, cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp cho khoang miệng đạt được hiệu quả kháng khuẩn tự nhiên.

2. Trái cây nhiệt đới – Bảo vệ nướu

Những trái cây nhiệt đới giàu vitamin C như ổi, chuối… rất hữu hiệu trong vai trò duy trì sức khỏe nướu. Sự thiếu hụt chất này sẽ khiến nướu răng trở nên mong manh và dễ bị bệnh, chẳng hạn như sưng, chảy máu, răng lung lay, gãy và các triệu chứng khác.

Chuối giàu vitamin rất hữu hiệu trong vai trò duy trì sức khỏe nướu

3. Pho mát – Củng cố men răng

Trong thành phần của pho mát có chứa một lượng lớn hàm lượng canxi, đây là vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của răng. Vậy nên thường xuyên bổ sung pho mát vào trong chế độ ăn uống là cách đơn giản giúp bạn trở thành “chủ nhân” của một hàm răng khỏe đẹp.

4. Kẹo cao su không đường – Ngăn ngừa sâu răng

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa của Mỹ cho thấy, việc nhai những chiếc kẹo cao su không đường giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Nó có thể tăng lượng bài tiết nước bọt, giảm nồng độ axit trong miệng nên ngăn ngừa sâu răng. Hiệu quả này còn tồn tại một thời gian nữa sau khi đã thôi nhai kẹo cao su.

5. Bạc hà – Đánh bay vi khuẩn

Bạc hà có tác dụng làm đầu óc sảng khoái, giảm bớt được mùi hôi của miệng và đặc biệt là có thể làm giảm bớt sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang miệng.

Bạc hà có tác dụng làm đầu óc sảng khoái và đánh bay vi khuẩn

6. Nước – Giữ ẩm, kích thích tiết nước bọt

Không chỉ biết đến như một dung môi quan trọng nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, nước còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng nhờ chức năng giữ ẩm và làm sạch. Uống nước là một cách bảo vệ răng rất quan trọng lại đơn giản nhất. Nó khiến hàm răng luôn sạch sẽ, giữ ẩm và kích thích sự tiết nước bọt. Uống nước sau khi ăn giúp lấy đi những chất tồn dư còn lưu lại trong miệng, không để cho vi khuẩn có cơ hội làm tổn hại răng.

7. Trà xanh – Ngừa sâu răng, khử hôi miệng

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng chống oxy hóa của trà xanh tương đối mạnh, có thể phòng chống được rất nhiều bệnh ung thư. Ngay cả uống trà xanh cũng rất tốt cho việc bảo vệ răng, giúp răng khỏe mạnh.

Mặt khác, trà xanh có chứa lượng lớn flour, có thể kết hợp với apatit trong răng tạo nên hiệu quả chống axit, phòng sâu răng. Theo một số nghiên cứu cho thấy catechins trong trà xanh có thể làm giảm bớt khuẩn cầu chuỗi biến hình gây nên bệnh sâu răng trong khoang miệng, đồng thời cũng có thể khử được mùi hôi của răng miệng.

8. Hành tây – Kháng khuẩn mạnh mẽ

Hợp chất lưu huỳnh trong hành tây là thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ. Thí nghiệm cho thấy, hành tây có thể giết chết rất nhiều vi khuẩn, trong đó bao gồm khuẩn chuỗi cầu biến hình gây bệnh sâu răng. Dùng hành tây tươi sống có hiệu quả nhất. Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

9. Nấm – Giảm hình thành cao răng

Một số nghiên cứu từ năm 2000 cũng nhận thấy nấm có tác dụng bảo vệ răng hữu hiệu. Nguyên do vì trong nấm có polysaccharides (lentinan) làm giảm các vết đen trên răng do vi khuẩn gây ra, đồng thời có thể ức chế vi khuẩn phát triển, hình thành cao răng.

10. Mù tạt – Sát khuẩn

Thưởng thức món cá sống của Nhật Bản phải dùng thêm chút mù tạt, mục đích chủ yếu là sát khuẩn. Mù tạt tạo ra chất cay là do trong nó chứa một loại thành phần có tên là isothiocyanates. Trong những nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, isothiocyanates trong mù tạt có thể ức chế sự sinh sôi nảy nở của khuẩn cầu chuỗi biến hình.

 (Theo 24h)