Lưu trữ cho từ khóa: bá tử nhân

Bài thuốc chữa bệnh từ bá tử nhân

Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae). Bá tử nhân chứa nhiều lipid, saponosid.

Theo Đông y, bá tử nhân vị ngọt, tính bình; vào tâm can tỳ. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp hồi hộp lo âu, đánh trống ngực, mất ngủ (tâm quý thất miên), đại tiện táo bón. Hằng ngày dùng 9 – 15g bằng cách sắc hoặc nấu, hầm, rang chiên, xào.

Dưỡng tâm, an thần:

Tinh thần hoảng hốt, mất ngủ, ngủ mê nhiều, hồi hộp, tim đập mạnh, trí nhớ suy giảm: bá tử nhân 20g, thục địa 20g, mạch môn đông 12g, câu kỷ tử 12g, đương quy 12g, phục thần 12g, huyền sâm 12g, cam thảo 4g, xương bồ 4g. Sắc uống.

Trường hợp máu không nuôi dưỡng tim, hồi hộp, ngủ ít: bá tử nhân 16g, toan táo nhân 16g, ngũ vị tử 8g, viễn chí 8g. Sắc uống.

Dưỡng tâm an thần: bá tử nhân 500g, đương quy 500g. Nghiền chung thành bột mịn, luyện với mật, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Bổ âm, cầm mồ hôi, trị các chứng bệnh do âm hư, ra nhiều mồ hôi: bá tử nhân 16g, cù mạch 16g, ngũ vị tử 8g, bán hạ khúc 12g, mẫu lệ 12g, đảng sâm 12g, rễ ma hoàng 12g, bạch truật 12g. Nghiền thành bột mịn, trộn với cùi thịt quả đại táo, làm thành hoàn hoặc sắc uống.

Nhuận tràng, thông đại tiện, dùng cho người âm hư, người già và phụ nữ sau đẻ bị táo bón: bá tử nhân 12g, tùng tử nhân (nhân hạt quả thông) 12g, hỏa ma nhân 12g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn hoặc sắc uống.

bai-thuoc-chua-benh-tu-ba-tu-nhan

Nhân hạt phơi khô của cây trắc bá cho vị thuốc bá tử nhân.

Món ăn – bài thuốc có bá tử nhân

Tim lợn hầm bá tử nhân: tim lợn 1 quả, bá tử nhân 30g. Tim bóc màng rửa sạch, rạch mở cho bá tử nhân vào, khâu buộc lại, hầm cách thủy cho chín nhừ. Khi ăn thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các bệnh nhân loạn nhịp tim, đánh trống ngực hồi hộp, lo âu, mất ngủ quên lẫn.

Cháo bá tử nhân: bá tử nhân 10 – 15g, gạo tẻ 100g, mật ong liều lượng thích hợp. Đem bá tử nhân giã giập, nấu với gạo thành cháo, cho mật ong khuấy đều và đun sôi lăn tăn là được. Dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim, đánh trống ngực, hồi hộp, lo âu, mất ngủ, quên lẫn, táo bón trường diễn.

Mật ướp bá tử nhân cúc hoa: bá tử nhân 30g, cúc hoa 30g. Sao khô tán mịn, để sẵn. Mỗi lần dùng 14 – 18g. Hòa với nước nóng, thêm mật ong vào khuấy đều. Tác dụng duy trì nhan sắc cho phụ nữ (bảo kiện mỹ dung).

Bá tử nhân hồ đào tán: bá tử nhân 500g, hồ đào nhục 500g. Tán mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 9g với nước sôi (có thể thêm đường), uống sau bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân thận hư, rụng tóc, làm mọc tóc, tóc dài mượt.

Kiêng kỵ:

Người có đàm thấp, bị tiêu chảy không dùng.

BS. Tiểu Lan

Theo Suckhoedoisong.vn

Món ăn cho người suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là một bệnh do mất điều tiết chức năng của thần kinh đại não mà tạo thành suy giảm chức năng tinh thần và hoạt động thân thể. Suy nhược thần kinh biểu hiện trên lâm sàng: Tinh thần mệt mỏi, mẫn cảm đối với kích thích bên trong và bên ngoài, dao động tình cảm, thiếu tính kiên nhẫn, mất ngủ, hay mơ, trở ngại tâm sinh lý…

Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

Canh thịt gà.

Canh nấm đầu khỉ, thịt gà: Thịt gà 300g, nấm đầu khỉ 100g. Thịt gà thái thành miếng, nấm đầu khỉ rửa sạch cắt miếng mỏng, nấu thành canh, cho gia vị vào là ăn được, ăn liên tục trong mấy ngày.

Thịt gà có hàm lượng protein phong phú, cơ thể dễ hấp thu. Nấm đầu khỉ có chứa nhiều axit amin và vitamin, nhiều hoạt chất sinh học có thể trị chứng rối loạn thần kinh chức năng, cơ thể suy nhược.

Táo đỏ, câu kỷ tử nấu trứng gà: Táo đỏ 7 quả, câu kỷ tử 20g, trứng gà 2 quả. Cùng nấu 3 nguyên liệu trên với nhau, khi trứng chín bỏ vỏ rồi đun thêm một lúc, ăn trứng uống canh, ăn liên tục. Tác dụng kiện não ích khí, thích hợp với người bị mất ngủ, hay quên do suy nhược thần kinh.

Dâu tươi đường kính: Quả dâu tươi 1kg, đường trắng 1kg. Quả dâu rửa sạch, để ráo nước. Cho vào nồi, cho thêm 1,5 lít nước đun sôi trong 30 phút. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho đường vào. Đun nhỏ lửa, khuấy liên tục cho tới khi tạo thành khối dẻo. Mỗi ngày ăn 2 lần sáng tối, mỗi lần 30g (2 thìa).

Canh hạt sen, tim lợn: Hạt sen 40g, tim lợn 1 quả, bá tử nhân 20g, gia vị vừa đủ. Rửa sạch tim lợn, thái thành miếng cùng với hạt sen, bá tử nhân cho vào trong nồi cho 1 lít nước vào nấu, đợi khi hạt sen chín nhừ thì cho gia vị, quấy đều để ăn. Tác dụng dưỡng tâm an thần, ích khí định tĩnh. Thích hợp cho chứng suy nhược tâm khí, tâm thần bất an, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ra mồ hôi…

Lương y Vũ Quốc Trung

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Phòng và trị chứng mất ngủ

Theo y học cổ truyền, mất ngủ nhiều liên hệ đến tạng tâm và thận. Cũng từ đó, việc điều trị thường liên quan đến hai tạng này. Về thuốc theo YHCT chia làm 4 thể: âm hư hỏa vượng, đàm thấp, tâm đởm khí hư và tâm tỳ lưỡng hư.

Các bài thuốc cổ phương

Thể âm hư hỏa vượng:

Triệu chứng: miệng khô khát, người bứt rứt khó ngủ hay quên, hồi hộp, tiểu đêm, ù tai, hoa mắt, đi cầu hay bón, tiểu vàng. Mạch tế sác, chất lưỡi đỏ.
Phép trị: tư âm, thanh hỏa.

Bài thuốc: Thiên vương bổ tâm đơn: nhân sâm 12g, đơn sâm 10g, huyền sâm 10g, bá tử nhân 10g, phục linh 12g, đương quy 12g, kiết cánh 8g, mạch môn 12g, thiên môn 10g, ngũ vị 4g, sinh địa 20g, viễn chí 10g, táo nhân (sao đen) 10g.

Công dụng: bổ tâm, an thần, dưỡng tâm phế, thanh hư nhiệt.

Thể đàm thấp:

Triệu chứng: tâm phiền, miệng đắng, đầu cảm giác nặng, hoa mắt, người uể oải...

Phép trị: hóa đàm, trừ thấp.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ 8g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trúc nhự 10g, chỉ thực 8g, sinh khương 3 lát.

Công dụng: hòa vị tiêu tích, thanh nhiệt, an thần.

Thể tâm đởm khí hư:

Triệu chứng: ngủ ít, ngủ hay mơ màng, hồi hộp, có tiếng động nhẹ là giật mình. Mạch tế sác, rêu lưỡi trắng nhạt.

Phép trị: ích khí, sinh huyết.

Bài thuốc: Nhân thục tán: nhân sâm 12g, thục địa 20g, sơn thù 12g, phục thần 10g, nhục quế 6g, ngũ vị 4g, chỉ xác 10g, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, cúc hoa 10g.

Công dụng: dưỡng tâm, an thần, trị đởm hư, sợ hãi ngủ không yên.

Thể tâm tỳ lưỡng hư:

Triệu chứng: ngủ kém hay nằm mơ, ăn không biết ngon, hay quên, hồi hộp, dễ tỉnh giấc. Mạch trầm nhược, rêu lưỡi nhạt.

Phép trị: ích khí tâm tỳ.

Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm: đảng sâm 14g, huỳnh kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 10g, chích thảo 8g, phục thần 10g, viễn chí 10g, nhãn nhục 12g, táo nhân 10g, mộc hương 8g, liên nhục 12g, ngọc trúc 12g.

Công dụng: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.

Các bài thuốc kinh nghiệm

Bài số 1: dùng cho người cơ thể suy nhược: đương quy 12g, hoài sơn (sao gạo hoặc tẩm sữa) 14g, bạch thược (sao rượu) 10g, thục địa 16g, mạch môn (bỏ tim) 10g, bắc táo nhân (sao đen) 10g, ngũ vị tử (sao mật) 4g, long nhãn nhục 14g, viễn chí (chế cam thảo) 10g.

Bài số 2: cho những người cơ thể ở trạng thái tốt mà vẫn bị mất ngủ, nhân sâm (hay cát lâm sâm) 12g, bá tử nhân (sao vàng) 10g, bạch phục linh 12g, trần bì (chế gừng) 5g, viễn chí (chế cam thảo) 10g, mạch môn (bỏ tim) 10g, thạch xương bồ 10g, trúc nhự (sao mật) 5g, toan táo nhân (sao đen) 10g. Cách chế và uống thuốc như trên.

Bài số 3: trà liên cúc: liên nhục (hạt sen) 500g, liên tu (nhụy sen) 500g, cúc hoa 500g.
Cách chế:

- 500g hạt sen ngâm nước nóng, bóc sạch vỏ ngoài và bỏ tim bên trong, sấy khô sao vàng tán thô như hạt đậu.

- 500g cúc hoa (bạch cúc, huỳnh cúc cũng được) phơi khô trong mát (hoặc sấy).

- 500g liên tu (nhụy sen) phơi hoặc sấy khô.

- Tất cả 3 vị đen sao vàng (bốc mùi thơm), để nguội cho vào lọ đậy kín để dùng như trà uống (muốn thơm nên ướp thêm hoa lài, hoa ngâu).

Loại trà này thường uống giúp cho ăn ngủ tốt.

Meo.vn (Theo Suckhoe)

Long nhãn, nhân sâm tăng trí nhớ

Vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống… nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.Long nhãn:

Là cùi quả, có tác dụng ích trí, an thần, được dùng trong các trường hợp trí nhớ suy giảm, hay quên. Còn có tác dụng bổ huyết, dùng khi cơ thể thiếu máu, da xanh, gầy. Khi dùng có thể phối hợp với hoàng kỳ, đương quy… hoặc phối hợp với cao ban long trong cổ phương “Nhị long ẩm”: Long nhãn 32g, cao ban long 32g. Cách dùng: long nhãn nấu kỹ với nước, vắt lấy một bát nước (300 ml), nhân lúc còn nóng, cho các miếng cao ban long vào, quấy cho tan đều. Uống ấm, cách 2 ngày uống một lần. Phương thuốc này tốt cho những người trí nhớ suy giảm, hay quên, kém ăn, kém ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, hay sốt về chiều, đại tiện táo kết, sắc mặt vàng vọt, da khô, phụ nữ lượng kinh nguyệt ít.

Nhân sâm:

Là vị thuốc bổ khí, đứng đầu trong 4 vị quý nhất của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng “định thần ích trí”, tức làm cho tinh thần ổn định và tăng trí nhớ, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc rượu, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong cổ phương “Thiên vương bổ tâm đan”: nhân sâm 8g, sinh địa 6g, đan sâm 8g, huyền sâm 8g, bạch linh 8g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 8g, đương quy 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bá tử nhân 12g, toan táo nhân (sao đen) 12g. Phương này có thể bào chế dưới dạng viên hoàn, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 12-16 g, uống với nước ấm, hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống 2 tuần liền. Phương thuốc thích hợp cho những trường hợp tâm huyết bất túc, tinh thần bất an, thiếu máu, tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên, trí nhớ suy giảm.

Theo SK$ĐS

Những bài thuốc trị chứng gầy còm

Trong khi nhiều người mắc chứng béo phì, thì một số người khác lại mắc chứng gầy còm và hậu quả cũng rất nghiêm trọng. Theo y học cổ truyền, chứng gầy có nhiều thể và do các nguyên nhân khác nhau:

Thứ nhất là do dương hư, gồm: dương hư khí suy  - thường người mệt mỏi, lười vận động, ê ẩm, dễ bị ngoại hàn tác động làm tổn thương kinh phế. Dùng bài thuốc gồm: nhân sâm 6g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 5g, bạch truật 9g, cam thảo 6g, trần bì 6g, đương quy 12g, ngũ vị tử 6g; do tỳ dương hư – thường là hậu quả của tỳ khí hư, hoặc ăn uống sống lạnh, làm tổn thương tỳ dương. Biểu hiện thường là, ăn ít, người lạnh, mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, tiêu lỏng, sắc mặt bệch hoặc vàng sạm.

Bài thuốc dùng gồm: nhân sâm 6g, can khương 6g, bạch truật 6g, cam thảo 6g; do thận dương hư – thường do người vốn dương hư, bệnh lâu không khỏi hoặc lao tổn quá độ, hoặc già yếu thận dương không đủ. Triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, tiêu phân sống, lưng đau mỏi ê ẩm, tiểu nhiều, sắc mặt bệch. Bài thuốc dùng gồm: thục địa 8g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, trạch tả 3g, phục linh 3g, đơn bì 3g, quế chi 3g, phụ tử 1g.

Thứ hai là do âm hư, gồm có: thận âm hư – thường do tinh bị tổn thương, hoặc mất máu, mất tân dịch, hoặc nóng quá làm âm bị tổn thương, hoặc do uống thuốc nhiệt quá mức, hoặc các tạng phủ khác có âm hư gây nên. Biểu hiện thắt lưng đau, gối mỏi yếu, ù tai, chóng mặt, họng khô, di tinh, mất ngủ, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc gồm, thục địa 8g, sơn thù 4g, sơn dược 4g, trạch tả 4g, phục linh 3g, đơn bì 3g; can âm hư – thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc. Biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt, hay bị chuột rút.

Bài thuốc dùng gồm, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, thục địa 12g, toan táo nhân 4g, mộc qua 8g, cam thảo 6g, mạch môn 6g; vị âm hư – thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt, do nhiệt làm tổn thương tân dịch. Triệu chứng: không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn, sốt nhẹ, táo bón. Bài thuốc có: sa sâm 12g, mạch môn 10g, đường phèn 4g, sinh địa 12g, ngọc trúc 6g; âm âm hư – thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu, hay tâm hỏa cang thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ.

Triệu chứng: mất ngủ, hay giật mình, hay quên, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc dùng có, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, xương bồ 8g, phục thần 10g, huyền sâm 12g, thục địa 16g, cam thảo 6g; do phế âm hư – thường là vì bệnh lâu phế âm suy, hoặc nhiệt tà làm tổn thương phế, hoặc mất nhiều mồ hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được phế. Triệu chứng: ho khan, họng khô, tiếng khàn, người gầy. Dùng bài thuốc gồm, sa sâm 8g, mạch đông 12g, ngọc trúc 8g, sinh cam thảo 4g, tang diệp 6g, sinh biển đậu 6g, thiên hoa phấn 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thứ ba là khí hư, phế khí hư – triệu chứng lười nói, tiếng nói nhỏ, hay đứt quãng, tự ra mồ hôi, dễ cảm, lúc nóng lúc lạnh, người mệt mỏi. Bài thuốc dùng gồm, nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, thục địa 12g, ngũ vị tử 8g, tử uyển 6g, tang bạch bì 16g; tâm khí hư – thường do có tuổi, khí hư. Bài thuốc gồm, nhân sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g; tỳ khí hư – thường do cơ thể vốn suy yếu, lao lực, ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ khí, dẫn đến tỳ khí hư. Biểu hiện: ăn ít, ăn xong thấy trướng bụng, mệt mỏi. Bài thuốc có: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 8g, trần bì 9g, bán hạ 12g, sa nhân 6g, mộc hương 6g.

Thứ tư là do huyết hư, gồm có: tâm huyết hư – triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay giật mình, chóng mặt, sắc mặt không đẹp. Bài thuốc gồm, đương quy 16g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g; can huyết hư: Triệu chứng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau cạnh sườn, dễ giật mình, nữ thì kinh không đều, hoặc không có kinh. Bài thuốc gồm, đương quy 10g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g.

Theo Thanh Niên

Phòng chống bệnh gút bằng ăn uống

Theo Đông y, bệnh gút (thống phong) là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết, làm tân dịch kết lại thành đờm quanh khớp, gây đau. Ngoài việc dùng thuốc, phương pháp điều trị bằng ăn uống cũng rất quan trọng. Sau đây là một số món ăn chữa bệnh gút.1. Rau cải trắng 250 g, dầu thực vật 20 g, xào rau ăn hằng ngày, thích hợp trong giai đoạn điều trị củng cố.

2. Cà dái dê tím 250 g, rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối, gia vị, trộn đều, ăn cách nhật.

3. Khoai tây 250 g, dầu thực vật 30 g, rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối, gia vị, ăn hằng ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.

4. Củ cải 250 g thái chỉ, dầu thực vật 50 g. Củ cải rán qua với dầu rồi thêm bá tử nhân (30 g), nước (500 ml) đun chín, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.

5. Củ cải 250 g, dầu thực vật 30 g, gạo tẻ 30 g. Củ cải thái chỉ, rán qua rồi cho thêm 750 ml nước, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.

6. Măng tre 250 g, dầu thực vật 30 g, xào măng, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.

7. Hạt dẻ tán thành bột 30 g, gạo nếp 50 g, nấu với 750 ml nước thành cháo ăn trong ngày.

8. Rau cần 100 g (để cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ), gạo tẻ 30 g, nấu với 750 ml nước thành cháo, ăn trong ngày.

9. Nho tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, nấu thành cháo ăn hằng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.

10. Dâu tây (thảo mai) 80 g, rửa sạch, bỏ cuống, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100 ml) chia 2-3 lần uống mỗi ngày.

11. Khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo to nhập khẩu từ Trung Quốc) mỗi loại 300 g. Tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm mật ong uống trong ngày.

11. Quýt 200 g, cà rốt 300 g, táo 400 g, lô hội 40 g, tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hằng ngày.

13. Cương tàm 250 g, đậu đen 250 g, rượu trắng 1.000 ml. Đậu đen sao cháy, ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.

14. Độc hoạt 40 g, bạch tiên bì 15 g, khương hoạt 30 g, nhân sâm 20 g, rượu vừa đủ. Các vị rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy 10 g bột thuốc, 7 phần nước 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần rồi bỏ bã, uống hằng ngày.

15. Tang ký sinh 200 g, đậu đen 200 g, rượu trắng 1.500 ml. Các vị sấy khô, sao thơm, tán vụn, ngâm trong rượu cùng một chút mật ong, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml.

16. Độc hoạt 60 g, đậu tương 500 g, đương quy 10 g, rượu trắng 1.000 ml. Tất cả sấy khô, sao thơm, thái vụn, ngâm trong rượu, cho thêm mật ong, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 ml.

Theo_VnExpress.net

Đông y chữa chứng mất ngủ

Mất ngủ, theo Đông y là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ.

Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ vào giữa giấc ngủ, nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được. Đông y gọi mất ngủ là thất niên (thất là mất, niên là ngủ) hoặc bất mị (bất là không, mị là ngủ).

Tại sao lại mất ngủ? Đó là do thần không tàng được ở tâm theo chức năng “tâm tàng thần”. Cái gì làm cho thần không tàng được ở tâm? Có thể phân ra như sau:

Ở người mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ: Có thể do 3 nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Suy nghĩ quá độ (thắc mắc, công việc quá nhiều…). Đông y cho là suy nghĩ quá độ làm hại tỳ, tỳ yếu không sinh đủ huyết cho tâm làm cho cả tâm và tỳ đều hư gây nên (thể tâm tỳ hư).

Thứ hai: Sợ hãi lo lắng quá. Không dám quyết đoán làm cho thần hồn không yên gây mất ngủ (thần tàng tại tâm, hồn tàng tại can) (thể tâm đởm khí hư).

Thứ 3: Trước khi ngủ ăn quá no, bụng phườn lên không ngủ được (thể vị gia thực nghĩa là dạ dày quá đầy).

Ở người mất ngủ vào giữa giấc ngủ: Nguyên nhân chính là hỏa ở tâm vượng, nhiễu loạn tâm gây nên. Cái gây nên hỏa ở tâm vượng thường là âm, thủy ở thận suy hoặc kiệt (thể âm hư hỏa bốc hoặc tâm thận bất giao).

Ở người mất ngủ vào cuối giấc ngủ: Thường là cả âm và huyết ở tâm kém, vào gần sáng âm huyết kém thì khí dương ở tâm vượng nên không ngủ lại được.

Điều trị mất ngủ như thế nào? Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc sau:

Ở thể tâm tỳ hư thì dùng thuốc bổ tỳ khí: Tỳ tốt thì sinh được nhiều huyết đủ để dưỡng tâm. Tâm đủ huyết thì ngủ được.

Bài thuốc: Bạch truật 35g, hoàng kỳ 35g, toan táo nhân (sao) 35g, mộc hương 20g, đương quy 16g, phục thần 10g, long nhãn 35g, nhân sâm 20g, cam thảo 10g, viễn chí 4g, tất cả các vị sấy khô, tán nhỏ làm hoàn với mật mỗi viên 50g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.

Trong bài hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, sinh khương, đại táo để bổ tỳ ích khí. Đương quy để dưỡng tâm an thần, viễn chí làm tâm thận giao nhau để định chí an thần. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ. Có thể thêm ngũ vị tử, quế, bá tử nhân để dưỡng tâm an thần.

Ở thể tâm đởm khí hư: Người nhút nhát gặp việc thì sợ, tim đập, ngủ không yên, dễ tỉnh, mộng nhiều, lưỡi nhạt, mạch huyền tế. Đó là do lo lắng quá độ, làm thần hồn không yên.

Bài thuốc: Viễn chí 35g, phục linh 35g, xương bồ 20g, nhân sâm 35g, phục thần 10g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột, làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 2 viên, chia làm 2 lần.

Mất ngủ do vị bất hòa

Ngủ không được vì bụng ngực căng tức, ợ hơi, khó chịu, rêu lưỡi cáu bẩn, mạch hoạt hoặc đại tiện không thông khoái, bụng đau. Ăn uống không điều độ gây thực tích sinh đờm thấp úng trệ, làm vị bất hòa gây mất ngủ.

Bài thuốc: Trần bì 20g, vỏ vối 20g, nam mộc hương 30g, hương phụ (chế) 20g, lai bạc tử 16g, chỉ thực 16g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột làm hòan với mật ong mỗi viên 2g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.

Ở thể tâm âm huyết hư: Thì phải vừa bổ âm. Hư phiền mất ngủ, hồi hộp, tâm thần mệt mỏi, mộng tinh, quanh mồm lưỡi loét, mạch tế sác. Đó là do âm hư huyết thiểu không dưỡng được tâm gây nên.

Bài thuốc: Sinh địa 40g, đan sâm 10g, bạch linh 10g, bá tử nhân 20g, thiên môn 20g, toan táo nhân 20g, nhân sâm 10g, huyền sâm 10g, ngũ vị tử 20g, cát cánh 10g, mạch môn 2g. Tất cả các vị sấy khô, tán mịn, hòa với mật mỗi viên 5g, ngày uống 2 viên, chia 2 lần.

Trong bài sinh địa để bổ âm, dưỡng huyết, huyền sâm, thiên mạch môn để tư âm thanh hư nhiệt, đan sâm, đương quy để bổ dưỡng huyết. Sâm linh để ích khí ninh tâm. Toan táo nhân, ngũ vị tử để thu liễm tâm khí an tâm thần. Bá tử nhân, viễn chí, chu sa để dưỡng tâm an thần. Phương này chủ yếu để tư âm dưỡng huyết ích khí ninh tâm và liễm tâm khí dưỡng tâm an thần.

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài việc dùng thuốc an thần, cần dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Tìm được đúng nguyên nhân và dùng đúng thuốc sẽ cho kết quả tốt.

Theo SK&DS

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh táo bón

Táo bón do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây giảm tân dịch

Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, thường lở loét miệng, lưỡi đỏ, người háo khát nước.

Bài 1: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.

Bài 2: Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 3: Ba tử nhân (hạt trắc bá) 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị 40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g.

Bài 4: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g, sắc uống.

Bài 5: Hạt vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày uống 2 bánh hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn.

Táo bón do thiếu máu

Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh mất máu.

Triệu chứng: Gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu kèm thêm chứng táo bón kéo dài.

Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, có thể dùng dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2 (tử vật thang gia vị): Thục địa, bạch thược, mỗi vị 12g; xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, vừng đen, đại táo, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Táo bón do khí hư

Thường gặp ở người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần trương lực cơ giảm.

Triệu chứng: Cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.

Bài 1: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, sài hồ, kỷ tử, vừng đen lượng vừa đủ. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2 (bổ trung ích khí thang gia vị): Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, vừng đen, mỗivị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3 (dùng cho người cao tuổi, dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, lưng gối mỏi đau): Chút chít, ý dĩ, mỗi vị 12g; bố chính sâm, kỷ tử, hoài sơn, hoàng tinh, mỗi vị 10g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10g

Táo bón do bệnh nghề nghiệp (khí trệ)

Đối với những người bị táo bón do làm các công việc mà phần lớn thời gian ngồi lâu không thay đổi tư thế, hoặc do viêm đại tràng mạn tính thì thường dùng các thuốc kiện tỳ (đảng sâm, bạch truật, ý dĩ) các thuốc hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác), phối hợp với các thuốc nhuận tràng (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu).

Bài 1: Muồng trâu, chút chít, mỗi vị 20g; đại hoàng 4-6g. Sắc uống trong ngày.

Bài 2: Rễ tươi chút chít 8-12g, nhai sống, hay sắc nước uống.

Bài 3: Chút chít 10g; chỉ xác, mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc nước uống, nếu sau một giờ chưa đi tiêu được thì sắc nước thứ hai uống tiếp.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Các bài thuốc chữa táo bón

Theo y học cổ truyền chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa (yếu tố bẩm sinh) như âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già, phụ nữ sau đẻ cơ nhục bị suy yếu khí trệ, hoặc do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc di kiết lỵ mãn tính làm tỳ vị kém vặn hoá hây táo bón. Y học cổ truyền chia táo bón thành các thể khác nhau.

Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 - 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.

Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Theo 24H.com.vn

Đông y trị chứng mất ngủ

Theo Đông y, mọi rối loạn hoặc mất cân bằng trong cơ thể trong đó bao gồm suy yếu thần kinh đều có thể gây ra chứng mất ngủ. Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: mất ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa theo nguyên tắc ' Biện chứng luận trị', Đông y có những bài thuốc thích hợp với từng thể bệnh.

+ Dùng 6g bá tử nhân đã sao, 12g hoài sơn (củ mài) sao vàng, 12g hạt sen (để cả tim) sao vàng, 8g long nhãn, 10g lá dâu non, 10g lá vông, 6g táo nhân (sao đen) sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc này dùng chữa chứng mất ngủ cho bệnh nhân thuộc thể Tâm tỳ lưỡäng hư với những biểu hiện: bị mất ngủ, khó ngủ, hay ngủ mê, dễ tỉnh giấc.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Hương phụ - Ảnh do lương y Huyên Thảo cung cấp

+ Dùng 20g đậu đen, 20g vừng đen, 12g lá vông bánh tẻ, 12g lá dâu non, 12g lạc tiên (dây và lá), thảo thuyết minh (hạt muồng) sao cháy đen, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc này chữa chứng mất ngủ cho bệnh nhân ở thể Âm hư hỏa vượng với các biểu hiện: khó ngủ, hay mê, kèm theo buồn bực, dễ cáu giận, sợ sệt vô cớ, đầu nặng, chóng mặt hoa mắt, tai ù, lưng gối đau mỏi, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ, mạch nhỏ, nhanh.

+ Dùng 20g hạt sen (để cả tim), 8g táo nhân (sao đen), 8g trần bì, 12g hương phụ (củ gấu), 8g la bạc tử (hạt củ cải), 10g chi tử, 10g hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi), 6g cam thảo sắc nước uống trong ngày. Bài thuốc này dùng chữa chứng mất ngủ cho bệnh nhân ở thể Đàm tích có biểu hiện: mất ngủ, khó ngủ, kèm theo chứng trạng như dễ hoang mang, ngủ hay mộng, dễ tỉnh giấc, đầu nặng, mắt hoa, vùng thượng vị khó chịu, đau tức hai bên sườn, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

Sử dụng các bài thuốc trên theo liệu trình 10 - 15 ngày. Trước khi dùng đợt tiếp theo cần nghỉ 3 - 5 ngày.

Theo Thanh Niên