Lưu trữ cho từ khóa: ba tháng cuối

Ngủ kém làm tăng nguy cơ sinh sớm

Thai phụ ngủ kém trong cả ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ dễ có nguy cơ cao sinh sớm. Theo hãng tin ANI, đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ).


Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ như thế nào trong ba tháng tiếp theo của thai kỳ lại không làm tăng nguy cơ sinh sớm. Ngủ kém làm tăng nguy cơ gây ra chứng viêm sưng trong cơ thể, từ đó có thể kích hoạt quá trình liên quan tới sinh sớm, các nhà khoa học cho biết.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Mang thai- tăng bao nhiêu cân là đủ?

Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ....

Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ

sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân.

Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.

Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:

Trẻ: 3.200g-3.600g

Nhau thai: 500g-900g

Dịch ối: 900g

Sự phì đại tuyến vú: 500g

Tử cung: 900g

Thể tích máu được gia tăng: 1.400g

Mỡ cơ thể: 2.300g

Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g

Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:

- Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg

- Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vị bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.

- Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua...

- Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.

- Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (1977): khi phụ nữ có thai vào 6 tháng cuối, nhu cầu hàng ngày cần tăng thêm 350Kcalo, 15gProtein, còn Canxi phải có 1000mg, sắt có 30mg trong khẩu phần hàng ngày cộng thêm tăng cường vitamin nhóm B,C.

BS. Phạm Thị Thục - Viện dinh dưỡng

Meo.vn (Theo Dinhduong)

Phụ nữ mang thai: Ba tháng cuối(Tam cá nguyệt thứ 3)

Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong tam cá nguyệt thứ hai sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con.

Một số cơn đau và khó chịu sau thường sẽ xảy ra lần đầu tiên vào ba tháng cuối thai kỳ:

Ợ nóng
Phù nề ở mắt cá chân, ngón tay, và mặt. Nếu bạn phát hiện ra mình bị phù nề đột ngột hoặc quá nặng hay bị tăng cân nhiều và nhanh, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.
Trĩ
Căng vú
Khó ngủ
Khi gần ngày sinh, cổ tử cung của bạn sẽ trở nên mỏng hơn và mềm hơn (xóa cổ tử cung). Đây là một diễn tiến bình thường và tự nhiên giúp âm đạo mở ra trong khi sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra diễn tiến này của bạn bằng cách khám âm đạo.

Tăng cân

Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ 3. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng từ 11 đến 13,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.

Những thay đổi ở trẻ

Trẻ sẽ tiếp tục lớn và cử động, nhưng bây giờ bé có ít khoảng không hơn bên trong tử cung của mẹ. Do đó, bạn sẽ không còn cảm thấy trẻ đá hoặc chuyển động nhiều bằng tam cá nguyệt thứ hai. Trong giai đoạn cuối cùng này của thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển. Ngay trước khi sinh, bé đã có thể mở và nhắm mắt và thậm chí có thể mút ngón tay.

Khi cơ thể bạn đang chuẩn bị cho cuộc sinh, bé cũng sẽ bắt đầu di chuyển đến đúng tư thế để đi ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy trẻ di chuyển xuống phía dưới thấp hơn của bụng mình. Hiện tượng này có thể làm giảm áp lực lên phổi và khung xương sườn làm bạn dễ thở hơn.

Vào thời điểm ra đời, một đứa trẻ trung bình có chiều dài khoảng 51 đến 56 cm, và nặng khoảng 3,4 kg. Nhưng nếu trẻ có cân nặng từ 2,6 kg đến 3,8 kg vẫn được xem là bình thường.

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Đi khám thai

Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.

Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.

Giục sinh

Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh.

Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:

Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
Trẻ không phát triển bình thường
Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.
Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.

Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình

Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả 2 lựa chọn trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với sức khỏe của trẻ và của bạn.

Tìm hiểu những thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trao đổi với bác sĩ sản hoặc bác sĩ nhi khoa về đề tài này. Sau đó lựa chọn quyết định đúng cho bản thân mình.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc với ông ta/bà ta khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:

Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.
Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.
Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.

Theo Yhoc-net

Bệnh da do thai kỳ

Trong thai kỳ, hệ da-lông-tóc-móng của thai phụ có rất nhiều thay đổi có thể gây ra những tác động về mặt thẩm mỹ, sức khỏe. Sau đây là những bệnh da do thai kỳ.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các bà mẹ mang thai dễ tổn thương da - lông - tóc - móng, do đó nhớ gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và nghe tư vấn -  

Pemphigoid thai kỳ: tỉ lệ bệnh khoảng 1/50.000. Đây là bệnh tự miễn thường xuất hiện vào các tháng cuối của thai kỳ, ở những người sinh con rạ. Da nổi các mẩn đỏ hoặc mụn nước trên nền da sưng đỏ. Gặp ở bụng, lan ra ngực, lưng, mặt. Rất ngứa. Bệnh tự giới hạn và có thể tái phát vào những thai kỳ sau; nếu có thì khuynh hướng khởi bệnh sớm hơn và nhẹ hơn ở những lần sau. Bệnh có thể gây thai chết, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân; nổi mề đay, mụn nước - bóng nước ở con gặp trong 10% trường hợp mẹ bị bệnh và các tổn thương này tự biến mất trong vài tuần sau sinh.

Sẩn - mảng mề đay ngứa của thai kỳ: gặp ở người mang thai con so, xảy ra vào ba tháng cuối, chiếm 0,25 - 1%. Khởi phát là các mẩn đỏ kích thước nhỏ 1-2 mm, ở các đường nứt da. Ngay sau đó các tổn thương tập hợp lại để hình thành các mảng đỏ da lớn hơn ở rốn và lan tỏa dần đến mông, đùi. Rất ngứa. Bệnh tự khỏi vài ngày sau sinh. Trẻ có thể bị bệnh da giống mẹ.

Ứ mật thai kỳ tái phát: chiếm 0,02-2,4% thai kỳ. Là nguyên nhân gây vàng da thai kỳ thường gặp thứ hai sau viêm gan siêu vi. Bệnh xảy ra trong ba tháng cuối. Đầu tiên ngứa khu trú sau đó lan ra toàn thân. Ngứa có thể xuất hiện trước vàng da kèm mệt mỏi, chán ăn; có thể buồn nôn, ói mửa, cảm giác tức bụng hoặc nhạy đau ở 1/4 trên phía phải của bụng. Có 50% trường hợp nước tiểu sậm màu và phân nhạt màu. Ngứa da thuyên giảm trong vài ngày sau sinh, vàng da biến mất sau 1-2 tuần. Bệnh làm tăng tỉ lệ sinh non, trẻ nhẹ ký, xuất huyết sau sinh.

Chốc dạng herpes: đây là một dạng vảy nến mủ xảy ra trong thai kỳ và có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Bệnh rất hiếm gặp. Xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ. Khởi phát là những mảng đỏ da xuất hiện ở bẹn, nách, cổ, với các mụn mủ nhỏ, nông ở rìa. Tổn thương lan dần ra ngoại vi, đóng mày hoặc mủ ở trung tâm. Ít ngứa. Niêm mạc có thể bị tổn thương và móng tay chân bị sút ra. Sốt ớn lạnh đôi khi kèm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Bệnh giảm ngay sau sinh, tái phát ở các thai kỳ sau. Bệnh làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong ở thai nhi.

Sẩn ngứa thai kỳ: rất ngứa, xảy ra từ tháng thứ tư đến tháng thứ chín của thai kỳ. Hiện diện các mẩn đỏ nhỏ đóng mày, ở chân, tay, thân. Tỉ lệ bệnh khoảng 1/ 300 thai kỳ. Phát ban da có khuynh hướng tự lành nhanh sau sinh.

Bệnh da nặng lên trong thai kỳ: các bà mẹ mang thai có một số bệnh lý về da-lông-tóc-móng như ở những người không mang thai nhưng lại có diễn tiến nặng hơn do sự thay đổi về miễn dịch trong thai kỳ.

- Bệnh nhiễm siêu vi (mụn cóc da, mụn cóc sinh dục, thủy đậu, mụn rộp), hoặc nhiễm vi nấm (nhiễm nấm candida âm đạo).

- Bệnh ác tính da.

- Lupus đỏ hệ thống: 50% trường hợp bệnh nặng lên, tỉ lệ tự sẩy thai và tử vong tăng cao (30-50%). Nếu chưa có tổn thương thận hoặc tim và bệnh được kiểm soát tốt thì phần lớn bệnh nhân mang thai an toàn và sinh con bình thường. Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban da giống mẹ, tắc nghẽn dẫn truyền tim bẩm sinh...

- Bệnh bóng nước Pemphigus: có diễn tiến xấu nhanh hơn và có thể gây tử vong.

- Bệnh phong: tình trạng bệnh của mẹ sẽ diễn tiến xấu đi trong thai kỳ. Tuy nhiên thai  nhi rất hiếm khi bị lây nhiễm vi trùng phong.

Theo TT

Chẩn đoán trước sinh để con khỏe mạnh

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, dị tật bẩm sinh chiếm 3% số trẻ ra đời. TS-BS Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng Khám Thai, BV Từ Dũ cho biết, chẩn đoán trước sinh hay chẩn đoán tiền sản nhằm phát hiện sớm những thai nhi bị dị tật bẩm sinh nặng, bệnh lý gien hoặc giảm thiểu trí tuệ: hội chứng down, bệnh thalassemia (thiếu máu, tán huyết)…

Từ đó, bác sĩ (BS) sẽ tư vấn cho thai phụ hướng xử lý. Việc chẩn đoán sớm khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như sứt môi chẻ vòm, chân tay khoèo… cũng giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

Sàng lọc thai dị tật

Khi có tim thai, người mẹ được làm một số xét nghiệm, siêu âm để đánh giá sức khỏe bản thân và nguy cơ cho thai nhi: huyết đồ, đường huyết, nhóm máu, yếu tố Rhesus trong máu, các xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục, rubella. Ngoài ra, các BS sản khoa còn tiến hành tầm soát bệnh thalassemia thai nhi bằng xét nghiệm huyết đồ của bố mẹ.

Ở ba tháng đầu, khi thai ở tuần thứ 11 – 12, qua siêu âm có thể phát hiện thai vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi, cụt chi. Khi có những dị tật bẩm sinh nặng nề này, các BS sẽ tư vấn và khuyên thai phụ cùng gia đình chấm dứt thai kỳ.

Thai nhi ở tuần thứ 11 cho đến 13 tuần sáu ngày, các BS sẽ siêu âm, đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi của mẹ và một số xét nghiệm khác để đánh giá nguy cơ hội chứng down, trisomy 18 (ba nhiễm sắc thể thứ 18) và trisomy 13 (ba nhiễm sắc thể thứ 13).

Với tỷ lệ nguy cơ là 1/6.000 ca, trisomy 18 gây ra những dị tật bẩm sinh nặng về đường tiêu hóa, mặt, não, tim, thận… Với đột biến gien này, 95% thai nhi chết trong bào thai. Trong 5% trẻ sinh ra còn sống, sẽ có 50% tử vong trong vòng hai tháng đầu đời sau sinh, và 5% sống đến một năm. Đây là trường hợp có nhiều dị tật nặng, nên có thể chẩn đoán trước sinh qua siêu âm. Còn trisomy 13 dẫn đến hội chứng Patau. Trẻ sinh ra thường có đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hoặc không có nhãn cầu, điếc, chân vẹo… và 80% trẻ có thể tử vong trong năm đầu tiên sau khi chào đời.

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao thường được tư vấn sinh thiết gai nhau để làm nhiễm sắc thể đồ.

Ở ba tháng giữa thai kỳ, làm Triple test (xét nghiệm huyết thanh từ máu mẹ) để tầm soát những bất thường thai nhi như hội chứng down, trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh. Từ tuần thứ 21 – 24, siêu âm để khảo sát hình thái học. Những dị tật bẩm sinh nặng như não úng thủy, bất sản thận hai bên (thận không phát triển), tim bẩm sinh nặng… đều là những trường hợp mà các thai phụ và gia đình thường được tư vấn chấm dứt thai kỳ.

Ở ba tháng cuối thai kỳ, siêu âm giúp BS chẩn đoán thai chậm tăng trưởng, dây rốn quấn cổ, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược.

Chỉ định chấm dứt thai kỳ

Tại BV Từ Dũ, năm 2009, 5.314 thai phụ đã đến khám tiền sản, trong đó 2.313 thai có dị tật bẩm sinh, 599 thai bệnh lý. Qua chọc ối khảo sát nhiễm sắc thể đồ cho 2.417 trường hợp, 98 ca có kết quả bất thường. Sau những chẩn đoán tiền sản, 1.301 ca đã chấm dứt thai kỳ vì những dị tật bẩm sinh nặng.

Theo BS Bùi Thanh Vân – Đơn vị Chẩn đoán trước sinh (BV Từ Dũ), những dị tật bẩm sinh, rối loạn nhiễm sắc thể, hay đột biến gien có thể gây tử vong thai nhi. Còn nếu trẻ sống được thì sẽ có những bất thường về hình thể và tâm thần. Đó là một gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ở Việt Nam, chấm dứt thai kỳ được chỉ định khi có bất thường về hình thái học nặng, không có khả năng sống hoặc không có khả năng điều trị triệt để sau sinh.

Tuy nhiên, với nhiều dị tật bẩm sinh xảy ra ở thai từ 26 tuần tuổi trở lên, các bệnh tim bẩm sinh, trước khi đưa ra quyết định chấm dứt thai kỳ, BV Từ Dũ phải thành lập một hội đồng tư vấn bao gồm ban giám đốc, BS sản, nhi, di truyền, siêu âm, BS chuyên khoa tim, phẫu nhi…


PNO

Mức tăng cân chuẩn cho phụ nữ có thai

Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Nếu tăng dưới 3 kg trong quý giữa của thai kỳ thì nghĩa là bạn cần bồi dưỡng thêm.

Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 4-5 kg và ba tháng cuối tăng 5-6 kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

Trẻ sinh non và nhẹ cân cần một giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt

Theo thống kê, cứ mỗi năm trên thế giới lại có tới 22 triệu trẻ sinh ra đời ở tình trạng nhẹ cân (có trọng lượng dưới 2.500 gram). Trong đó, 2/3 số trẻ này là trẻ sinh non (ít hơn 37 tuần tuổi). Riêng tại Việt Nam, cứ 1,2 triệu trẻ ra đời thì có tới hơn 100 ngàn trẻ bị sinh non.

Tại sao trẻ sinh non?

Tỉ lệ trẻ sinh non ngày càng tăng trong hai thập niên qua, bà Jacqueline Jone Wessel (chuyên gia dinh dưỡng sơ sinh) đến từ Bệnh viện Nhi Khoa Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ cho biết tại hội thảo “Dinh dưỡng chuyên biệt cải thiện sức khỏe trẻ sinh non và nhẹ cân” vừa diễn ra tại TP.HCM do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức.

Tình trạng sinh non có thể do người mẹ bị tiền căn sinh non, tiền căn nạo thai, sảy thai, tử cung dị dạng hoặc tử cung kém phát triển hoặc do thai bị vỡ ối non, đa ối, viêm màng ối do nhiễm trùng… Ngoài ra, các yếu tố khác như: bà mẹ làm việc quá sức, sống trong môi trường độc hại, dinh dưỡng kém: mẹ có cân nặng trước sinh 40kg; mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi), hoặc lớn tuổi (trên 40 tuổi); mẹ hút thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng… cũng là những nguyên nhân quan trọng gây sinh non.

Trẻ sinh non không được hưởng những chất dinh dưỡng trong ba tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng cân nặng nhanh nhất) nên sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Chế độ dinh dưỡng sơ sinh kém sẽ dẫn tới sự tăng cân và phát triển chậm. Đây là những yếu tố cũng như nguyên nhân dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể phát triển chậm so với trẻ khác đến ba năm và cũng thường có vấn đề trong việc học và ứng xử khi trẻ đến trường.

Cần một giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt

Dựa vào tuổi thai, cân nặng lúc mới sinh, điều kiện chăm sóc y tế, trẻ sơ sinh cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tại những thời điểm khác nhau (từ lúc sinh cho tới khi xuất viện). Chẳng hạn, trẻ sinh non có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, phát triển chậm hơn trẻ sinh thường ở cùng độ tuổi, thiếu hụt chất đạm và năng lượng, chức năng chống oxy hóa giảm, thiếu chất sắt, thiếu hụt kẽm. Thế nhưng, khi xuất viện, trẻ sinh non thường được chăm sóc bằng sữa bột dành cho trẻ sinh thường. Tuy nhiên, những loại sữa này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ sinh non để phát triển nhanh và bắt kịp trẻ sinh thường. Sữa bột cũng không thích hợp với hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ sinh non.

Vì vậy, sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sinh đủ tháng và rất thích hợp cho một số trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như: đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển “bắt kịp” của trẻ sinh non.

Các tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến cáo sữa mẹ và đặc biệt sữa mẹ được làm giàu dưỡng chất (Forti- fied Human Milk) là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sinh non. Nếu không có sữa mẹ, các bà mẹ nên dùng sữa dành cho trẻ non tháng. Công thức dinh dưỡng mới cho trẻ sinh non và nhẹ cân của Abbott đã được sử dụng rộng rãi trên 30 năm và được hỗ trợ bởi các chứng cứ lâm sàng từ hơn 50 thành tựu nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu này không chỉ tập trung vào sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn vào khả năng hấp thụ những chất dinh dưỡng trong công thức sữa của trẻ - TS. Pamela Price thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học Dinh dưỡng Nhi khoa, Viện Dinh dưỡng Abbott, Hoa Kỳ, cho biết thêm.

Khi trẻ sinh non hay nhẹ cân xuất viện, nếu được chăm sóc đúng cách, tức là trẻ nhận được chế độ chăm sóc với những dưỡng chất đặc biệt, công thức dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ trong năm đầu đời, trẻ sẽ giảm thiểu được nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và sẽ bắt kịp với đà tăng trưởng của các trẻ sinh thường khác.

Dinh dưỡng cho trẻ sinh non và nhẹ cân

“Theo thống kê, cứ mỗi năm trên thế giới lại có tới 22 triệu trẻ sơ sinh ra đời ở tình trạng nhẹ cân (có trọng lượng dưới 2.500 gram). Trong đó, 2/3 số trẻ này là trẻ sinh non (ít hơn 37 tuần tuổi).

Tỉ lệ này ngày càng tăng trong hai thập niên qua” - bà Jacqueline Jone Wessel (chuyên gia dinh dưỡng sơ sinh) đến từ BV Nhi Khoa Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ cho biết tại hội thảo “Dinh dưỡng chuyên biệt cải thiện sức khỏe trẻ sinh non và nhẹ cân” vừa diễn ra tại TP.HCM do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức.

Stress, hút thuốc lá… dễ gây sinh non

Tình trạng sinh non có thể do người mẹ bị tiền căn sinh non, tiền căn nạo thai, sẩy thai, tử cung dị dạng hoặc tử cung kém phát triển hoặc do thai bị vỡ ối non, đa ối, viên màng ối do nhiễm trùng… Ngoài ra, các yếu tố khác như bà mẹ làm việc quá sức, sống trong môi trường độc hại, dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh 40 kg, mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi), hoặc lớn tuổi (trên 40 tuổi), mẹ hút thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng… cũng là những nguyên nhân quan trọng gây sinh non ở trẻ.

Trẻ sinh non không được hưởng những chất dinh dưỡng trong ba tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng cân nặng nhanh nhất) nên sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Chế độ dinh dưỡng sơ sinh kém sẽ dẫn tới sự tăng cân và phát triển chậm. Đây là những yếu tố cũng như nguyên nhân dẫn đến tăng tỉ lệ chết ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể phát triển chậm so với trẻ khác đến ba năm và cũng thường có vấn đề trong việc học và ứng xử khi trẻ đến trường.

Dinh dưỡng tốt cho sản phụ sẽ góp phần giảm
thiểu nguy cơ trẻ bị sinh non và suy dinh dưỡng.
Ảnh minh họa: Pháp Luật TP

Nhu cầu sữa mẹ được làm giàu dưỡng chất

Dựa vào tuổi thai, cân nặng lúc mới sinh, điều kiện chăm sóc y tế, trẻ sơ sinh cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tại những thời điểm khác nhau (từ lúc sinh cho tới khi xuất viện). Chẳng hạn, trẻ sinh non có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, phát triển chậm hơn trẻ sinh thường ở cùng độ tuổi, thiếu hụt chất đạm và năng lượng, chức năng chống oxy hóa giảm, thiếu chất sắt, thiếu hụt kẽm. Thế nhưng, khi xuất viện, trẻ sinh non thường được chăm sóc bằng sữa bột dành cho trẻ sinh thường. Tuy nhiên, những loại sữa này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ sinh non để phát triển nhanh và bắt kịp trẻ sinh thường. Sữa bột cũng không thích hợp với hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ sinh non.

Vì vậy, sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sinh đủ tháng và rất thích hợp cho một số trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển “bắt kịp” của trẻ sinh non.

Các tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến cáo sữa mẹ và đặc biệt sữa mẹ được làm giàu dưỡng chất (Fortified Human Milk) là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sinh non. Nếu không có sữa mẹ, các bà mẹ nên dùng sữa dành cho trẻ non tháng. Do trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm ruột cao, thành ruột dễ tổn thương nếu thành phần dưỡng chất có áp lực thẩm thấu cao nên việc giảm hàm lượng đường lactose là cần thiết và thay vào đó là thành phần đường maltodextrin giúp giảm áp lực thẩm thấu lên thành ruột. Do cơ thể trẻ sinh non nghèo dự trữ chất béo DHA và ARA trong khi nhu cầu về hai chất này lại cao cho phát triển thị giác và trí não, việc bổ sung DHA và ARA trong sữa công thức cho trẻ sinh non là rất quan trọng. Ngoài ra, sự có mặt của các vitamin và khoáng chất, ví dụ như sắt là rất cần thiết cho trẻ.

Ngày càng nhiều trẻ sinh non nhẹ cân

Hàng năm thế giới chào đón khoảng 22 triệu trẻ sơ sinh nhẹ cân (cân nặng dưới 2.500g), 2/3 trong số đó là trẻ sinh non.


Ở Việt Nam, cứ 1,2 triệu trẻ sinh ra đời thì có tới hơn 100.000 trẻ sinh non. Số lượng trẻ sinh non nhẹ cân ngày càng tăng cao trong khoảng hai thập kỷ qua. Thông tin trên đã được nêu ra tại hội thảo “Dinh dưỡng chuyên biệt cải thiện sức khỏe trẻ sinh non và nhẹ cân” do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức ngày 20 và 21/2/2011 ở Hà Nội và TP.HCM. Những yếu tố nguy cơ gây sinh non bao gồm: đa thai, nhau tiền đạo, dị tật tử cung, mẹ bị tiền sản giật, viêm nhiễm đường sinh dục, tiểu đường… Ngoài ra, công việc, sự đi lại, các điều kiện sống, tuổi mẹ quá nhỏ (dưới 18 tuổi) hoặc trên 35, mẹ sinh nở nhiều lần cũng có thể dẫn đến sinh non.

GS Hoàng Trọng Kim – Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, trẻ sinh non (ít hơn 37 tuần tuổi) và nhẹ cân không hấp thu đủ dinh dưỡng ở ba tháng cuối của thai kỳ, vốn là giai đoạn phát triển quan trọng nhất. Trẻ sinh non có ít hoặc không đủ dưỡng chất tích trữ (chẳng hạn như kẽm, sắt, canxi, photpho, đạm và năng lượng, những acid béo cần thiết, chức năng chống oxy hóa giảm). Trẻ sinh non có hệ miễn dịch yếu và nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn trẻ sinh đủ tháng...

Nuôi trẻ sinh non

Một ngày sinh non, trẻ thiệt thòi ngang bằng cả tuần trong bụng mẹ. Nói cách khác, cứ mỗi ngày trẻ được ở trong bụng mẹ đợi đến ngày ra đời, trẻ phát triển bằng cả tuần nếu phải 'tự lập' sớm hơn dự định, mà không có được sự trợ giúp về chuyên khoa thích hợp.

Khi nào gọi là trẻ 'sinh non'?

Trẻ sinh non khi lọt lòng mẹ ở thời điểm tuổi thai chưa đến 37 tuần (tính từ ngày người mẹ có kinh lần cuối), thường cân nặng của trẻ sinh non nặng dưới 2,5kg.  Khi trẻ có trọng lượng lúc sinh nhỏ hơn 1, 5kg,  chúng được gọi là 'trẻ rất nhẹ cân'. Các trẻ này có thể là trẻ non tháng hoặc là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai,  hoặc có thể là cả hai. Nghĩa là trẻ vừa non tháng, vừa suy dinh dưỡng mà hậu quả để lại trên sự phát triển trí tuệ là rất lớn.

Trẻ sinh non có gì khác biệt  ?

Mối nguy hiểm chung của trẻ sinh non nhẹ cân là sự non nớt chưa hoàn thiện của các chức năng trong cơ thể. Phổi non khiến trẻ thở khó khăn, mạch máu mỏng manh nên dễ bị chảy máu trong não; tim có khi chưa phát triển đầy đủ nên có thể bị bệnh tim bẩm sinh; dạ dày, ruột, các dịch tiêu hóa không đủ nên khó bú; khó bài tiết phân , nước tiểu; hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng. Trẻ càng non tháng càng không có các chất dự trữ quan trọng như đường, chất béo  (DHA, ARA), canxi, sắt vì những chất này chỉ được dự trữ trong ba tháng cuối của thai kỳ.  

Nuôi dưỡng các trẻ này rất khó vì trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng, nhu cầu về chất đạm, vitamin và khoáng chất cao mà khả năng ăn vào lại hạn chế,  do kích thước dạ dày không đủ lớn, khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng cũng thấp hơn do các men tiêu hoá rất ít. Trẻ khó tăng cân, dễ bị trào ngược dạ dày thực quản, dễ ọc sữa và tím tái. Trẻ hay bị chướng bụng, khó đi tiêu, phải xoa bụng giúp,  bé mới có thể đi tiêu được mỗi ngày. Do thiếu men tiêu hóa và niêm mạc ruột dễ bị tổn thương nên trẻ dễ bị viêm ruột. Vào khoảng trên 15 ngày tuổi trở đi,  trẻ dễ bị thiếu máu.

Dinh dưỡng giúp trẻ sinh non vượt qua thử thách

Sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sinh đủ tháng và có thể rất thích hợp cho một số trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hoá, dễ hấp thu và chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển 'bắt kịp' của trẻ sinh non như điều kiện trẻ còn nằm trong bào thai. Tương tự, sự nuôi ăn bằng các sữa công thức dành cho trẻ nhỏ thông thường cũng không đáp ứng được sự phát triển và tăng trưởng của các trẻ sinh non.

Vì vậy, các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sữa mẹ và đặc biệt sữa mẹ được làm giàu dưỡng chất (Fortified Human Milk) là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sinh non. Nếu không có sữa mẹ, các bà mẹ nên dùng sữa dành cho trẻ non tháng. Các sữa này phải đảm bảo giàu năng lượng, giàu đạm nhưng dễ tiêu hoá để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ non tháng. Do trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm ruột cao, thành ruột dễ tổn thương nếu thành phần dưỡng chất có áp lực thẩm thấu cao nên việc giảm hàm lượng đường lactose là cần thiết và thay vào đó là thành phần đường maltodextrin giúp giảm áp lực thẩm thấu lên thành ruột.

Ngoài ra, do cơ thể trẻ sinh non nghèo dự trữ chất béo DHA và ARA trong khi nhu cầu về hai chất  này lại cao cho phát triển thị giác và trí não, nên việc bổ sung DHA và ARA trong sữa công thức cho trẻ sinh non là rất quan trọng. Bên cạnh đó, sự có mặt của các vitamin và khoáng chất, ví dụ như sắt là rất cần thiết cho trẻ.

Một trẻ non tháng hồng hào, bú mạnh, đi tiêu, tiểu tốt, ngủ yên là dấu hiệu được nuôi dưỡng đầy đủ, đúng cách và phát triển theo chiều hướng an toàn, có cơ hội rất tốt để phát triển bình thường như các trẻ sinh đủ tháng khoẻ mạnh. Ngược lại, nếu không được chăm sóc, điều trị và dinh dưỡng phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này.

BS. Nguyễn Thị Thanh Bình

(cố vấn Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ)

PNO