Lưu trữ cho từ khóa: axit uric

Nấm lim xanh – Cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nan y

Nấm lim xanh hiện nay là loại nấm quý, được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y.

Nấm lim xanh có tên khoa học là Garnodema Lucidum, là dòng linh chi đặc hữu, mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh (trong đó có rừng của Việt nam và Lào). Thương lái hiện nay đang thu mua nấm lim xanh với giá khá cao, từ 3.000.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ/ 1kg khiến cho loài nấm quý hiếm này đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt.

Công dụng của nấm lim xanh trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:

Đối với ung thư giai đoạn đầu, nấm lim xanh được dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y trong việc chữa trị các bệnh ung thư đa thể như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung..v…v… Đối với ung thư giai đoạn cuối, nấm lim xanh giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân để kéo dài sự sống.

- Chữa các chứng bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan do rượu bia (ngộ độc ancol etylic trường diễn do uống rượu bia nhiều): Khả năng thanh lọc gan, giải độc và phục hồi gan của nấm lim xanh được đánh giá là rất mạnh. Người bị bệnh gan có thể xảy ra các hiện tượng vàng da, ăn uống không ngon miệng, nóng trong người, đêm khó ngủ…v…v… sau khi sử dụng nấm lim xanh (hai tháng trở lên) các triệu chứng của bệnh có chiều hướng được giảm dần.

- Điều trị bệnh thống phong (bệnh gout): Thống phong hay còn gọi là bệnh gout, bệnh gút là chứng viêm đa khớp xảy ra ở hai thể cấp tính và mạn tính, nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa khiến lượng axit uric tăng cao. Do cơ thể không kịp đào thải nên axit uric lắng đọng trong các khớp dưới dạng tinh thể muối urat, gây ra tổn thương khớp biểu hiện ra bên ngoài bằng các cơn đau, khớp viêm sưng tấy. Bệnh gout nếu để lâu không chữa lành có thể gây nên hư hoại khớp dẫn đến tàn phế. Nấm lim xanh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, đào thải axit uric trong máu và phục hồi cơ thể, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh gout.

- Giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu: Nấm lim xanh có khả năng phục hồi, tái tạo cơ thể rất tốt. Thông thường sau hai đến năm tháng, sau khi điều trị bệnh, kết hợp sử dụng nấm lim xanh, khi xét nghiệm lại thì các chỉ số huyết áp và mỡ máu của người bệnh đều được cải thiện rõ rệt.

- Hiện nay có xuất hiện nhiều lại nấm có hình dạng tương tự nấm lim xanh khiến người mua khó phân biệt. Được biết hiện nay, công ty Nông lâm sản Tiên Phước là đơn vị cung ứng nấm lim xanh đảm bảo về mặt chất lượng (thông tin tại www.namlimxanh.com). Đây cũng là đơn vị hàng đầu nắm giữ bí quyết chế biến nấm lim xanh để tăng cường hoạt tính của nấm lim xanh.

- Nấm lim xanh mặc dù có những công dụng quý giá như vậy, nhưng cơ chế hỗ trợ cơ thể phòng và chống bệnh tật lại dựa trên nguyên lý phục hồi các tổn thương bệnh lý, chứ không phải là trực tiếp công phạt bệnh, một mặt là rất an toàn cho người bệnh nhưng mặt khác cũng đòi hỏi người sử dụng nấm lim cần phải kiên trì sử dụng liên tục từ hai đến năm tháng mới thấy được công dụng của nấm lim xanh.

Meo.vn (Theo Giadinh)

Đi làm được trở lại nhờ uống Ích Thận Vương

Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn. Bệnh gây tổn hại sức khỏe, kiệt quệ về kinh tế của người bệnh, gia đình và xã hội, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, gần đây những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy thận đã được các bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng, tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là Ích Thận Vương. Nhiều bệnh nhân đã có được kết quả khả quan sau khi dùng Ích Thận Vương, điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Thế B. (sinh năm 1954 xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Ông B. cho biết, sau một lần trượt chân ngã, ông bị gẫy 2 xương sườn, phải điều trị ở Bệnh viện Việt Đức. Lúc đó, chân ông sưng phù, người luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, gầy đi trông thấy… Thấy xuất hiện triệu chứng của suy thận, bác sĩ khuyên ông nên đến bệnh viện chuyên khoa thận để kiểm tra sức khỏe.


Ảnh minh họa

Đó là vào năm 2009, ông B. tới bệnh viện khám, cầm kết quả xét nghiệm trên tay, ông bàng hoàng khi biết mình bị suy thận độ II. Dù đã tuân thủ theo đơn thuốc, nhưng sau một tháng, ông đi khám lại thì bác sĩ chẩn đoán ông bị suy thận độ IIIa – viêm cầu thận mạn. Bác sĩ cũng cho biết, nếu suy thận đến độ IV, có thể ông sẽ phải lọc máu để thải chất độc ra ngoài.

Ông Bồng không nhớ nổi mình đã đi khám bao nhiêu lần, tốn biết bao nhiêu tiền thuốc, rồi ông lôi từ trong tủ ra một xấp phiếu xét nghiệm cho chúng tôi xem. Kết quả xét nghiệm tháng 11/2009, ông bị suy thận độ IIIa, nồng độ creatinin huyết là 313,5 µmol/lít (bình thường là 62-106 µmol/lít), hàm lượng urê 14,1 mmol/lít (bình thường là 1,7-8,3 mmol/lít), axit uric trong máu là 576 µmol/lít (bình thường là 180-420 µmol/lít)… Kết quả xét nghiệm vào tháng 8/2010 cho thấy những chỉ số trên đã tăng lên đáng kể: creatinin là 480 µmol/lít, urê là 19,2 mmol/lít, axit uric tăng lên 686 µmol/lít… Thấy người luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ông B. buộc phải nghỉ làm để điều trị. Tuy dùng nhiều loại thuốc bác sĩ kê (thuốc hạ áp, thuốc giảm urê huyết, thuốc bổ máu,…) nhưng bệnh không thuyên giảm, huyết áp tăng cao - dao động từ 140-170mmHg. Ông cho biết: “Lúc bố tôi qua đời, người tôi mệt rũ, chẳng ra tiếp khách được, phải ngậm sâm liên tục. Có người còn bảo không khéo tôi “đi” luôn cùng với ông cụ”.

Đang chán nản, bế tắc thì tình cờ ông Bồng xem tivi và biết tới sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy thận. Tháng 9/2010, ông bắt đầu mua 2 hộp về dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Sau một tháng sử dụng Ích Thận Vương, sức khỏe của ông bắt đầu hồi phục, huyết áp ổn định. Đặc biệt tháng 12/2010, ông B. đã đi làm được trở lại. Ông tâm sự: “Từ khi uống Ích Thận Vương, mỗi bữa tôi đã ăn được 3 bát cơm, tăng 2 cân, hết bị phù, sức khỏe tốt, mỗi ngày đi xe máy vài chục cây số tới chỗ làm cũng chẳng hề hấn gì, huyết áp ổn định trong khoảng từ 130-135mmHg”.

Thấy sức khỏe tốt, từ tháng 12/2010 đến nay, ông B. chưa đi khám lại lần nào. Nhưng với tình hình khả quan hiện tại, cùng với việc uống Ích Thận Vương hàng ngày, ông tin rằng sẽ làm chậm được tiến trình suy thận. Ông B. là một trong rất nhiều trường hợp đã có được hiệu quả tốt sau khi dùng Ích Thận Vương.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Bệnh gút cần điều trị phối hợp

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong xảy ra ở những người có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi.

Nam giới mắc bệnh chiếm 90%. Nguyên nhân là do trong máu có quá nhiều chất axit uric. Có 2 con đường gây tăng axit uric trong cơ thể là do chế độ ăn uống có quá nhiều đạm động vật hoặc thận thải trừ kém, hoặc do cả hai tình trạng trên.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images771636_304cantay.jpg
Người bệnh cần ăn nhiều trái cây tươi như dâu, dưa hấu, đào, lê, táo... nhiều rau xanh như cần tây, ngò gai... Ảnh: IE.

Để điều trị bệnh, trong giai đoạn cấp người ta sử dụng thuốc Tây y. Giai đoạn mạn tính, tuỳ từng thể bệnh mà người ta đưa ra nhiều biện pháp chữa bệnh bằng đông y. Trước tiên cho người bệnh uống đủ từ 8 - 10 ly nước hằng ngày (2 - 2,5 lít) để tăng bài tiết axit uric. Người bệnh cần hạn chế rượu, bia, ăn nhiều trái cây tươi như dâu, dưa hấu, đào, lê, táo... nhiều rau xanh như cần tây, ngò gai... Tránh ăn nhiều thịt đỏ, đồ lòng, hải sản... Hạn chế ăn măng tây (asparagus), cải bó xôi (spinach), nấm, các loại đậu, đậu lăng, đậu phộng... vì chứa nhiều purine. Giảm thức ăn uống có cafein như cà phê, trà đậm. Tránh dầu đã qua sử dụng vì mất vitamin E và tăng axit uric. Điều chỉnh cân nặng hợp lý, tránh giảm cân quá nhanh vì cũng có thể gây bùng phát cơn gút.

Các thức ăn vị thuốc có tính kháng viêm nên sử dụng thường xuyên như quả dứa, nghệ, gừng, đu đủ. Cần thận trọng khi sử dụng những vị thuốc, bài thuốc từ kinh nghiệm hoặc do sự mách bảo của người quen.

Theo nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y là: Thuốc sử dụng tùy thuộc vào người bệnh cụ thể, không dựa vào chứng hay một bệnh danh ghi trong sách vở. Đối với một bệnh khó trị như bệnh gút không thể có duy nhất một cây thuốc, một bài thuốc mà cần một liệu pháp tổng hợp gồm điều chỉnh lối sống, ăn uống hợp lý, sử dụng thuốc đúng chỉ định là biện pháp điều trị tốt nhất.

Meo.vn (Theo Bee)

Ngày càng nhiều người Việt trẻ mắc bệnh gút

Xưa gút được coi là “bệnh của vua”, của những quý ông nhà giàu tuổi trên 40. Nhưng naay có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi bị căn bệnh này hơn.

Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM, khẳng định, tình trạng tăng axit uric máu trong cộng đồng hiện khá phổ biến. Bằng chứng là mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận điều trị vài chục ca bệnh gút (biểu hiện thường gặp của tăng axit uric), trong khi trước đây chỉ có vài chục ca/năm.

Đặc biệt là tỉ lệ người trẻ tuổi bị mắc gút đang tăng nhanh. Nếu như cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng axit uric trong người dân Việt Nam ước tính chỉ 1% - 2%, chủ yếu là người lớn tuổi, thì hiện nay con số đó đã cao hơn nhiều.

Ước tính khoảng trên 8 triệu người Việt Nam lâm vào tình trạng này. Trong đó khoảng 0,3% người trưởng thành đã mắc bệnh gút, chủ yếu  ở nam giới. Mức tuổi phổ biến đã nới rộng từ trên 40 xuống 20-60. Cá biệt đã xuất hiện những trường hợp dưới 20 tuổi đã bị gút.


Bác sỹ Bùi Thị Thuyết, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E, cho biết một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ hóa bệnh gút là do lối sinh hoạt thoải mái thái quá của các bạn trẻ trong ăn uống và thiếu ý thức giữ gìn sức khỏe.

Thanh niên hiện nay coi ăn nhậu là hình thức giao tiếp chính để giải quyết mọi công việc lớn nhỏ. Bên cạnh đó khi công nghệ thông tin phát triển, thời gian ngồi trước máy tính nhiều khiến cho hoạt động thể chất không đủ, nhịp sinh học bị xáo trộn. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài, kết hợp với stress thì một số chức năng sẽ bị suy giảm tạm thời.

Trong số các bệnh nhân trẻ mắc phải gút, khoảng 20% có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình. Tuy nhiên do hoàn cảnh sinh sống thiếu khoa học mà bệnh gút khởi phát sớm hơn so với trước đây.

Theo bác sĩ Thuyết, chỉ khoảng 25/100 người axit uric cao mới bị gút, còn lại là không triệu chứng. Nhưng nhiều trường hợp cứ thấy bệnh nhân có axit uric cao, bác sĩ thường nghĩ tới gút và cho uống các thuốc điều trị gút. Về lâu dài có hại cho gan, thận. Vì vậy cần có phương thức điều trị riêng cho từng trường hợp.

Bệnh gút (thống phong)  là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric trong máu. Bệnh gồm các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, hay tái phát. Để xác định bị bệnh gút phải hội đủ hai yếu tố: acid uric cao và đau các khớp, điển hình nhất là khớp ở các ngón chân cái, cổ chân (mắt cá)...

Meo.vn (Theo Dân trí)

Top 10 nguyên nhân gây bệnh Gout

Bệnh Gout ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đâu là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này?

1. Gia đình có tiền sử người bị Gout thì bạn rất có nguy cơ bị bệnh.

2. Nam giới có nguy cơ bị bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.

3. Uống quá nhiều những đồ uống có cồn cũng dễ mắc Gout.

4. Những người có vấn đề về cân nặng dễ bị Gout. Càng những người béo phì thì khả năng mắc bệnh càng cao.

5. Dùng thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

6. Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị Gout nhiều hơn những người bình thường.

7. Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì  tăng nguy cơ nhiễm Gout.

8. Cơ thể tự sản sinh ra lượng axit uric vượt mức.

9. Một vài loại thuốc làm tăng nguy cơ bị Gout như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh Packinson,thuốc aspirin.

10. Uống vitamin có chứa niacin làm tăng nguy cơ mắc Gout.

Theo enzinearticles

Khắc phục chứng phù chân khi mang bầu

Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải rắc rối này.

Nguyên nhân gây phù chân:

- Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường

- Do việc tăng hàm lượng muối và caffein

- Do đứng lâu

- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống

- Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao

- 'Thủ phạm' gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai

Mẹo nhỏ mách bạn:

- Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

- Đun sôi 1 thìa hạt rau mùi với 2 cốc nước. Bắc ra khỏi bếp khi lượng nước cạn đi chỉ còn 1 cốc. Dùng nước này để uống.

- Không nên đứng quá lâu, mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

- Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

- Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.

- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.

- Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp các bà bầu nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, hay Pranayama cũng rất tốt cho cơ thể và trí não.

Ngoài ra các bài tập thở cũng có tác dụng trong trường hợp này. Thêm vào đó, các hình thức luyện tập như đi bộ hay bơi lội cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.

- Biện pháp thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Cách thực hiện rất dễ dàng, bạn có thể làm ở nhiều nơi như trên ghế, trên sàn nhà hay trên giường. Bằng cách  xoay tròn  cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái dễ chịu. Hoặc chỉ cần bạn nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.

- Việc uống nước chanh mỗi ngày cũng là một cách đơn giản để ứng phó trong trường hợp này.

- Tránh tiếp xúc với không khí nóng.

- Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù nề. Nhưng lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường.

- Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

- Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.

- Buổi sáng dậy đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 - 6 tháng khi mang thai.

Hoặc có thể ngâm từ 15 - 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.

- Đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày.

Theo Tuổi Trẻ

Thực phẩm cho người bị bệnh gut

Một đặc trưng của bệnh gut là việc xuất hiện các cơn viêm khớp cấp tính do gut. Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn hoặc uống rượu quá mức. Bạn có thể làm giảm bớt và ngăn chặn những cơn đau đớn bằng chính chế độ ăn uống khoa học, hợp lý của mình.Những ai thường mắc bệnh gut?

Gut là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, có thể nói nôm na là rối loạn chuyển hóa đạm, được đặc trưng bởi sự tăng cao quá mức axit uric trong máu và mô. Các tinh thể urat lắng đọng vào màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp vi tinh thể với những triệu chứng rất đặc trưng.

Bệnh thường xảy ra ở những người có địa vị cao trong xã hội hay người có kinh tế khá giả. Tuy nhiên, những năm gần đây, xã hội phát triển, đời sống dần được nâng cao, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng bị rút ngắn nên bệnh gut không phải chỉ là bệnh của nhà giàu mà đã trở thành một trong những bệnh của cuộc sống văn minh hiện đại.

Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành. Yếu tố gia đình thường hay gặp. Khoảng 10-30% bệnh nhân gut có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Bệnh gut đặc biệt hay gặp ở chủng tộc Polynesia, có thể là do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống giống nhau trong gia đình.

Nhiều bệnh nhân mô tả các đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhiều hải sản, thịt thú rừng, thịt chó, hay đơn giản chỉ là ăn lòng lợn, tiết canh. Đặc biệt, uống nhiều rượu cũng góp phần gây tái phát bệnh.

Các tổn thương do gut gây ra

Khớp hay bị tổn thương là các khớp ở chi dưới như gối, cổ chân và đặc biệt là ở ngón chân cái. Cơn viêm khớp cấp tính thường khởi phát đột ngột và dữ dội vào nửa đêm. Khớp bị tổn thương đau ghê gớm, bỏng rát, đau làm mất ngủ, da trên vùng khớp hay cạnh khớp sưng nề, có màu hồng hoặc màu đỏ. Bệnh nhân đi lại rất khó khăn hay phải nằm bất động do đau.

Viêm khớp cấp tính thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,5 độ C, có thể kèm rét run. Đợt viêm khớp cấp tính do gut kéo dài khoảng 1-2 tuần rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát với việc xuất hiện các đợt viêm khớp mới.

Một đặc điểm nữa là khi uống thuốc colchicin thì bệnh nhân thấy giảm đau khớp nhanh trong vòng 48-72h. Nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị đến nơi đến chốn, hay tự điều trị bằng các thuốc khớp, đặc biệt là dùng bừa bãi các thuốc prednisolon, dexamethason. Hậu quả là bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, gãy xương, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Cần có một chế độ ăn uống hợp lý

Khi có các đợt viêm khớp cấp tính, bệnh nhân nên uống nhiều nước (nước chè, nước hoa quả) và ăn cháo, súp. Một chế độ ăn hợp lý cần nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là rau actisô, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phomat trắng không lên men, cá nạc, ốc sò. Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm (sô đa, nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảo…) để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu.

Để đề phòng đợt tái phát của bệnh, ngoài chế độ dùng thuốc hợp lý, bệnh nhân còn phải phải tuân thủ một số quy tắc ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.

Cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh, do vậy bệnh nhân cần tự nguyện áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế bia rượu.

Cụ thể lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 150g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê), các loại hải sản tôm, cua, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khô, sôcôla.

Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế sôcôla, cacao, nấm, nhộng, rau giền… Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo.

Tóm lại, bệnh nhân bị gut cần phải cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa học hợp lý như chọn cho mình các thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng, tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm cũng như tránh thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cả nước chanh.

Bệnh nhân gut cũng cần được sự hợp tác, thông cảm từ người thân, bè bạn trong những dịp liên hoan ăn uống. Khi đó, người bệnh sẽ có thể chủ động áp dụng chế độ ăn thích hợp với tình trạng bệnh của mình để có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.

Theo dantri

Bị bệnh gout có cần phải ăn chay?

Hỏi:Tôi làm xét nghiệm, lượng axit uric trong máu là 9H, thỉnh thoảng khi uống rượu nhiều và ăn nhiều thức ăn giàu đạm, ngón chân cái bị ửng đỏ, mắt cá chân bị đau, nhưng sau đó vài ngày thì tự nhiên hết. Thuốc đang dùng khi lên cơn đau là Cochichine và thuốc giảm axit uric. Cách đây vài tháng tôi thực hiện ăn chay trên 1 tháng, ít sử dụng rượu bia, nên khi xét nghiệm lượng a xit uric hạ ngang tầm mức cho phép. Xin hỏi tôi đã bị bệng gout chưa? Cách điều trị và ăn uống ra sao?  (Nguyễn Tuấn Dũng  – Long Xuyên, An Giang)

Đáp:Tình trạng lắng đọng vi tinh thể ở các khớp và tổ chức quanh khớp dẫn đến kết quả là bệnh gout, giả gout. Chẩn đoán xác định bệnh gout hoặc giả gout bằng cách xác nhận trong dịch khớp có bạch cầu đa nhân hình thái có chứa tinh thể đã bị đại thực bào, được soi dưới kinh hiển vi có ánh sáng phân cực.

Bệnh viêm khớp do gout nguyên phát là một rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng axit ở máu, biểu hiện bằng viêm khớp, nổi u cục dưới da và quanh bao khớp, tổn thương ở thận. Bệnh thường gặp ở nam giới ở tuổi trung niên, đàn ông bị nhiều hơn đàn bà, phần lớn những phụ nữ tiền mãn kinh bị gout có tiền sử gia đình về bệnh này. Cũng có những trường hợp bệnh gout mà không có tăng axit uric trong máu.

Các giai đoạn của gout có thể chia như sau:

+ Giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng lâm sàng.

+ Viêm khớp cấp.

+ Giai đoạn cách quãng chuyển tiếp thành mạn.

+ Giai đoạn viêm khớp mạn tính.

Bệnh gout được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm định lượng axit trong máu và trong nước tiểu, chụp X-quang khớp và soi dịch khớp mới có chẩn đoán xác định. Tuy nhiên với triệu chứng lâm sàng và xét nghiêm định lượng axit uric có thể định hướng cho bệnh gout. Trường hợp của bạn, đã được xét nghiệm đồng thời được chỉ định điều trị bằng thuốc Colchicin có tác dụng thì có khả năng măc bệnh gout.

Cách điều trị và chế độ ăn uống tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:

- Ở giai đoạn chỉ có tăng axit uric máu, không có triệu chứng thì việc điều trị không được đặt ra vì độc tính của thuốc điều trị mạnh, chủ yếu dự phòng bằng chế độ ăn uống.

- Giai đoạn gout cấp: chủ yếu dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau như colchicin, diclofenac, an thần, kiềm hóa nước tiểu. Thời gian điều trị thường từ 7-10 ngày sau đó chuyển sang điều trị dự phòng bằng chế độ ăn uống, uống dung dịch kiềm, thuốc tăng thải axit uric.

- Giai đoạn gout mạn tính: phải áp dụng chế độ ăn kiêng đồng thời dùng dung dịch kiềm, thuốc giảm tổng hợp axit uric, thuốc chống viêm với liều nhỏ để dự phòng đợt sưng đau. Thời gian điều trị thường phải kéo dài tới 6 tháng.

Chế độ ăn kiêng: Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạm như tôm, cua, cá biển, thịt chó, tạng động vật… Ngoài ra, không nên uống rượu bia. Thường xuyên luyện tập và lao động liệu pháp cũng giúp phòng chống bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên cũng không nên ăn kiêng tới mức phải ăn chay. Nên nhớ bệnh gout là bệnh cần phải điều trị và phòng bệnh suốt đời.

Theo thanhnien

Nang thận

Tôi 28 tuổi, nữ, đã lập gia đình, chưa có con. Gần đây tôi đi siêu âm bác sĩ cho biết thận trái và phải có nhiều nang và sỏi. Xin hỏi nang thận là gì và cách giải quyết trường hợp của tôi như thế nào? Tôi rất lo lắng vì dự kiến có thai vào hai tháng nữa. Xin cảm ơn.

Cẩm Hà

- Trả lòi của Phòng mạch Online:

Thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận được gọi  là néphrone. Mỗi néphrone đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.

Từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi bạn buồn đi tiểu, nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Nếu một đơn vị thận bị viêm, bị sỏi, bị xơ làm bít lại thì nước tiểu bị ứ hình thành một cái bọc chứa nước. Nước không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại nhưng phần cặn lưu trữ tạo ra những thứ gọi là 'nang thận'.

Có ba loại nang thận: nang đơn độc, chỉ có một ống bị bít tắc, bạn cứ chung sống vui vẻ với nó. Thận đa nang thường do di truyền, cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì các nhà niệu khoa phải chọc hút. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ đè ép các đơn vị thận bên cạnh khiến chúng không làm việc được.

Riêng trường hợp của bạn có thể do sỏi thận hình thành trước làm tắc rồi gây ra nang thận. Thường sỏi thận khi làm việc nặng sẽ gây đau lưng, có người viên sỏi lay lắc sẽ gây cơn đau quặn thận. Có thể trong gia đình (cha mẹ) bạn có người bị tiểu đường hoặc mỡ trong máu cao gây rối loạn chuyển hóa chung. Cũng có thể chế độ ăn của bạn giàu canxi (uống sữa, ăn cá kho nhừ xương, uống nhiều nước suối)... tạo cơ hội lắng đọng thành sỏi. Có khi chỉ vì bạn không chịu uống đủ nước nên không đủ nước hòa tan chất cặn. Nếu thiếu nước, các chất như canxi, oxalat, axit uric không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến sự hình thành các tinh thể.

Nước tiểu chứa các chất hóa học như xitrat, manhê, pyrôphôtphat có tác dụng chống lại quá trình tạo tinh thể. Nếu hàm lượng những chất này trong nước tiểu thấp sẽ tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Trong những chất này, xitrat đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chống tạo tinh thể.

Thận có các loại sỏi:

Bốn dạng sỏi hay gặp là: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite và sỏi cystine.

(1) Sỏi canxi: khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là canxi. Canxi kết hợp với các chất thải khác hình thành sỏi. Canxi có thể phối hợp với oxalat để trở thành sỏi canxioxalat hay kết hợp với photphat trở thành sỏi canxiphotphat. Chúng ta ăn uống nhiều canxi hoặc rối loạn hormon cận giáp sẽ làm rối loạn chuyển hóa canxi, photpho, chúng bị thải ra nước tiểu tạo thành sỏi.

Sỏi acid uric: thường gặp ở những đàn ông hay nhậu, uống rượu, ăn thịt màu đỏ, hải sản nhiều.

Sỏi struvite: do đường tiết niệu bị viêm nhiễm, vi khuẩn làm rối loạn cân bằng trong nước tiểu tạo cơ hội cho các chất cặn lắng đọng. Phụ nữ hay bị loại sỏi này do sau khi lập gia đình bị viêm bàng quang nhiều lần, vi khuẩn chạy ngược dòng lên thận gây rối loạn ở bể thận và tạo thành sỏi. Sỏi loại này thường lởm chởm, sắc cạnh, có khi phát triển nhanh, choán bể thận

Sỏi cystin: cystin là một axit amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số người có hàm lượng cystin trong nước tiểu cao dẫn đến hiện hình thành sỏi. Loại sỏi này khó điều trị và cần thời gian điều trị dài.

Bạn 28 tuổi và đang muốn sinh con thì cứ theo kế hoạch. Có điều không nên uống sữa mà nên bù canxi bằng cách ăn nhiều rau xanh. Nên uống nhiều nước. Vì bạn không cho biết viên sỏi to bao nhiêu, có gây đau lưng hay đi tiểu ra máu chưa nên rất khó đưa ra lời khuyên cụ thể hơn.

Mong nhận được nhiều thông tin nữa từ bạn. Chúc may mắn.

Theo Tuổi Trẻ

Uống cà phê để phòng bệnh gout

'Nếu cánh mày râu cần một lý do hợp pháp để uống thêm 1 tách cà phê nữa thì đây là một gợi ý: từ 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ bị gout', các nhà nghiên cứu Canada thông báo.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Gout là một dạng viêm khớp và thủ phạm gây sưng đau khớp chính là mức axit uric tăng lên trong máu. Căn bệnh này đang gia tăng trên toàn cầu và được xem là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của nam và nữ giới.

Trước đây, các bệnh nhân có nguy cơ bị gout được khuyên là không nên uống cà phê nhưng TS Hyon Choi, công tác tại ĐH British Columbia (Vancouver, Canada) và các đồng nghiệp ở ĐH Y Harvard (Boston, Mỹ) lại đưa ra nhận định ngược lại sau khi tiến hành 1 cuộc khảo sát và theo dõi trong vòng 12 năm.

Cuộc khảo sát với khoảng 50.000 nam giới trong độ tuổi 40 - 75 không có tiền sử bị bệnh gout tham gia đã trả lời các câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống. 'Trong vòng 12 năm sau đó, đã có 757 nam giới mắc gout và nguy cơ giảm dần ở những người uống nhiều cà phê. Cụ thể là những người uống từ 4 – 5 tách cà phê/ngày sẽ giảm được 40% nguy cơ; uống từ 6 cốc trở lên sẽ giảm 50 – 60% nguy cơ', TS Choi cho biết.

Những mày râu uống cà phê lọc hết cafein cũng có mức axit uric thấp hơn trong máu nhưng những người uống trà thì không. Có thể chất chống ôxy hóa mạnh trong cà phê chính là yếu tố tác động tới mức axit uric.

Phương Uyên-Theo BBC/Dantri