Lưu trữ cho từ khóa: axít hữu cơ

Cách bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh

Cách bảo quản tốt nhất là đậy kín thức ăn của trẻ và phân biệt riêng loại sống, chín để tránh nhiễm khuẩn.


Những thức ăn trẻ đã ăn dở thì nên bỏ đi vì thường đã nhiễm khuẩn. Cha mẹ có thể mua thức ăn tươi sống cho 2 đến 3 ngày, sơ chế và chia từng suất để trong tủ lạnh và nấu cho trẻ ăn mỗi bữa.

Nếu phải pha sữa sẵn cho trẻ và để trong tủ lạnh, nên dùng hết trong vòng 24 giờ và bỏ phần sữa đã uống dở. Bình sữa pha sẵn phải có nắp đậy kín và chỉ đủ dùng cho một cữ bú, đừng pha thừa.

Sữa tươi, sữa đậu nành được tiệt trùng sau khi mở chỉ nên dùng trong vòng 48 tiếng và phải đậy kín nắp hộp. Yaourt, phômai dùng theo hạn sử dụng ghi trên nhãn.

Trứng gà, trứng vịt nên bảo quản ở ngăn để trứng hoặc trong hộp có nắp. Nên rửa hoặc lau sạch vỏ trứng trước khi bỏ vào tủ lạnh.

Mật ong phải dùng chai thuỷ tinh hay nhựa mờ để tránh bị hỏng bởi ánh sáng, không dùng lọ kim loại vì trong mật ong có các axít hữu cơ có thể tạo phản ứng hoá học. Phải đậy nắp kín vì mật ong dễ hút nước, tạo cơ hội cho nấm men phát triển.

Nếu cha mẹ không quá bận rộn thì việc chế biến thức ăn tươi mỗi bữa cho trẻ vẫn là tốt nhất.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Lưu ý với đồ ăn tủ lạnh cho bé

Nhiều phụ huynh do bận rộn công việc, đã phải chọn cách chế biến thức ăn một lần rồi cất trong tủ lạnh cho bé ăn dần.

Có người quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào đó là vi khuẩn sẽ không sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn. Sự thực không phải như vậy, nhiệt độ trong ngăn đông (khoảng -10˚C) có thể kìm hãm được đa số các loại vi khuẩn nhưng không diệt được chúng. Còn với nhiệt độ trong ngăn mát khoảng 0,5 – 5˚C, vi khuẩn chỉ giảm tốc độ sinh sôi.

Sau một thời gian nhất định, thức ăn vẫn có thể bị hỏng, và sau khi đưa ra bên ngoài thì vi khuẩn lại phát triển rất nhanh (nếu thấy thức ăn có mùi vị khác thì nên bỏ đi để tránh ngộ độc). Cách bảo quản tốt nhất là đậy kín thức ăn và phân biệt riêng loại sống – chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.


Thức ăn nào dễ ôi thiu thì phải được bảo quản ở chỗ gần ngăn đá hơn. Thức ăn nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ cho một cữ ăn của bé. Những thức bé đã ăn dở dang thì nên bỏ đi vì thường đã nhiễm khuẩn. Với bé, ăn thức ăn tươi mỗi bữa vẫn là tốt nhất. Cha mẹ có thể mua thức ăn tươi sống cho 2–3 ngày, sơ chế và chia từng suất, để sẵn trong tủ lạnh và nấu cho bé ăn mỗi bữa, thời gian chế biến cũng không lâu hơn hâm lại bao nhiêu.

Nếu buộc phải pha sữa sẵn cho bé và để trong tủ lạnh, nên dùng hết trong vòng 24 tiếng và bỏ phần sữa đã uống dở. Mỗi bình sữa pha sẵn phải có nắp đậy kín và chỉ đủ dùng cho một cữ bú, đừng pha thừa, không nên dùng lại sữa đã uống dở vì đã nhiễm khuẩn từ miệng bé… Sữa mẹ vắt ra trong ly hoặc bình kín có thể để trong tủ lạnh 24–48 tiếng, trước khi cho bé uống thì nhúng vào ly nước ấm để tăng dần nhiệt độ, không nên đun nóng hoặc dùng lò vi ba sẽ làm hỏng các chất kháng khuẩn có trong sữa. Nếu cần bảo quản sữa mẹ thì để trên ngăn đá, có thể dùng trong 2–6 tháng, tuy nhiên mùi vị không ngon như sữa mới.

Các dạng sữa tươi đóng gói thủ công, nếu bảo quản trong tủ lạnh cũng chỉ an toàn trong vòng 24 tiếng. Sữa tươi, sữa đậu nành được tiệt trùng bằng công nghệ cao sau khi khui hộp chỉ nên dùng trong vòng 48 tiếng và phải đậy kín nắp hộp. Yaourt, phômai dùng theo hạn sử dụng ghi trên nhãn. Yaourt tự làm thì dùng trong vòng 5–7 ngày.

Mật ong phải dùng hũ thủy tinh hay nhựa mờ để tránh bị hỏng bởi ánh sáng, không dùng hũ kim loại vì trong mật ong có các axít hữu cơ có thể tạo phản ứng hoá học. Phải đậy nắp kín vì mật ong dễ hút nước, tạo cơ hội cho nấm men phát triển. Chỉ nên dùng trong vòng hai năm, nếu có bọt khí thì mật ong đã biến chất. Mật ong có tính kháng khuẩn, có thể làm dịu ho và cung cấp nhiều năng lượng cũng như một số vitamin và vi chất. Không sử dụng mật ong cho bé dưới một tuổi do có nguy cơ nhiễm độc tố vi khuẩn Botulinum gây liệt thần kinh.

Trứng gà, trứng vịt nên bảo quản ở ngăn để trứng hoặc trong hộp có nắp, sử dụng trong vòng một tuần. Nên rửa hoặc lau sạch vỏ trứng trước khi bỏ vào tủ lạnh, bởi trên vỏ trứng thường có rất nhiều vi khuẩn như Salmonella hay E. Coli có trong đường sinh dục gia cầm, có thể nhiễm sang các thức ăn khác, nhất là thức ăn đã chế biến sẵn. Trước khi chế biến trứng, nhất là món ốp-la, nhớ rửa sạch cả vỏ trứng và tay để tránh rơi vi khuẩn vào trứng đã rán.

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu

Meo.vn (Theo Mevabe)

Nuôi con bằng đồ ăn tủ lạnh, lợi hay hại?

Nhiều phụ huynh do bận rộn công việc, đã chế biến thức ăn cất trong tủ lạnh cho trẻ ăn dần. Cách này liệu có tốt cho sức khỏe của trẻ?

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/27/408do-an-tu-lanh.jpg
Nhiệt độ thấp chỉ kìm hãm chứ không diệt được vi khuẩn. Ảnh: Hồng Thái

Ngày nay, tủ lạnh đã giúp người nội trợ rất nhiều trong việc dự trữ thực phẩm, tiết kiệm khá nhiều thời gian và tiền bạc. Nhưng có người quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào đó là vi khuẩn sẽ không sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn.

Sự thực không phải như vậy, nhiệt độ trong ngăn đông (khoảng -10˚C) có thể kìm hãm được đa số các loại vi khuẩn nhưng không diệt được chúng. Còn với nhiệt độ trong ngăn mát khoảng 0,5 - 5˚C, vi khuẩn chỉ giảm tốc độ sinh sôi.

Sau một thời gian nhất định, thức ăn vẫn có thể bị hỏng, và sau khi đưa ra bên ngoài thì vi khuẩn lại phát triển rất nhanh (nếu thấy thức ăn có mùi vị khác thì nên bỏ đi để tránh ngộ độc). Cách bảo quản tốt nhất là đậy kín thức ăn và phân biệt riêng loại sống - chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Thức ăn nào dễ ôi thiu thì phải được bảo quản ở chỗ gần ngăn đá hơn. Thức ăn nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ cho một cữ ăn của trẻ. Những thức trẻ đã ăn dở dang thì nên bỏ đi vì thường đã nhiễm khuẩn. Với trẻ em, ăn thức ăn tươi mỗi bữa vẫn là tốt nhất.

Cha mẹ có thể mua thức ăn tươi sống cho 2 - 3 ngày, sơ chế và chia từng suất, để sẵn trong tủ lạnh và nấu cho trẻ ăn mỗi bữa, thời gian chế biến cũng không lâu hơn hâm lại bao nhiêu.

Nếu buộc phải pha sữa sẵn cho trẻ và để trong tủ lạnh, nên dùng hết trong vòng 24 giờ và bỏ phần sữa đã uống dở. Mỗi bình sữa pha sẵn phải có nắp đậy kín và chỉ đủ dùng cho một cữ bú, đừng pha thừa, không nên dùng lại sữa đã uống dở vì đã nhiễm khuẩn từ miệng bé…

Sữa mẹ vắt ra trong ly hoặc bình kín có thể để trong tủ lạnh 24 - 48 giờ, trước khi cho trẻ uống thì nhúng vào ly nước ấm để tăng dần nhiệt độ, không nên đun nóng hoặc dùng lò vi ba sẽ làm hỏng các chất kháng khuẩn có trong sữa. Nếu cần bảo quản sữa mẹ thì để trên ngăn đá, có thể dùng trong 2 – 6 tháng, tuy nhiên mùi vị không ngon như sữa mới.

Các dạng sữa tươi đóng gói thủ công, nếu bảo quản trong tủ lạnh cũng chỉ an toàn trong vòng 24 giờ. Sữa tươi, sữa đậu nành được tiệt trùng bằng công nghệ cao sau khi khui hộp chỉ nên dùng trong vòng 48 tiếng và phải đậy kín nắp hộp. Yaourt, phômai dùng theo hạn sử dụng ghi trên nhãn. Yaourt tự làm thì dùng trong vòng 5 – 7 ngày.

Mật ong phải dùng hũ thuỷ tinh hay nhựa mờ để tránh bị hỏng bởi ánh sáng, không dùng hũ kim loại vì trong mật ong có các axít hữu cơ có thể tạo phản ứng hoá học. Phải đậy nắp kín vì mật ong dễ hút nước, tạo cơ hội cho nấm men phát triển.

Chỉ nên dùng trong vòng hai năm, nếu có bọt khí thì mật ong đã biến chất. Mật ong có tính kháng khuẩn, có thể làm dịu ho và cung cấp nhiều năng lượng cũng như một số vitamin và vi chất. Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới một tuổi do có nguy cơ nhiễm độc tố vi khuẩn Botulinum gây liệt thần kinh.

Trứng gà, trứng vịt nên bảo quản ở ngăn để trứng hoặc trong hộp có nắp, sử dụng trong vòng một tuần. Nên rửa hoặc lau sạch vỏ trứng trước khi bỏ vào tủ lạnh, bởi trên vỏ trứng thường có rất nhiều vi khuẩn như Salmonella hay E. Coli có trong đường sinh dục gia cầm, có thể nhiễm sang các thức ăn khác, nhất là thức ăn đã chế biến sẵn.

Trước khi chế biến trứng, nhất là món ốp la, nhớ rửa sạch cả vỏ trứng và tay để tránh rơi vi khuẩn vào trứng đã chiên.

Để hạn chế nhiễm khuẩn thức ăn trong tủ lạnh

Thức ăn bảo quản trong ngăn mát thường chỉ sử dụng trong vòng 5 - 7 ngày. Nếu ăn còn dư để lại thì chỉ nên dùng thêm một ngày.

Để hạn chế nhiễm khuẩn thức ăn, chúng ta cho thức ăn đã chế biến vào tủ lạnh trong vòng 2 - 4 giờ sau khi chế biến, khi thức ăn nguội hẳn. Tốt nhất là tất cả đều có bao kín hoặc hộp kín để tránh bị hút nước làm thức ăn khô và không ảnh hưởng mùi vị các món khác.

Với ngăn đông, thức ăn có thể dự trữ khoảng hai tháng, tuy nhiên cần lưu ý sau khi rã đông thì nên chế biến hết chứ không cấp đông trở lại vì các tinh thể nước tan ra đã làm vỡ màng tế bào và thực phẩm rất dễ hỏng. Trước khi cấp đông nên sơ chế sạch và chia ra từng phần đủ dùng cho một bữa.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn trong đó. Nhiệt độ của tủ lạnh cũng phải được duy trì ổn định, tránh mở cửa liên tục dễ làm hỏng thức ăn.

Nên tính toán kỹ việc sắp đặt thức ăn cho thật hợp lý, chia từng phần để khi lấy ra có thể sử dụng hết trong một lần ăn, thức ăn nào dùng trước để ở nơi dễ lấy.

Meo.vn (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Thận trọng khi uống viên sủi

Thuốc dạng viên sủi có nhiều tiện dụng nhưng cũng có một số lưu ý phải thận trọng. Đã từng có cụ già bị cảm dùng thuốc trị cảm paracetamol dạng viên sủi và thuốc bổ sung vitamin C cũng dạng viên sủi, sau đó huyết áp tăng vọt, phải nhập viện cấp cứu.

Dạng thuốc sủi bọt có thể gây một số bất lợi, thậm chí tác hại đối với người bệnh nếu dùng không đúng cách.

Viên nén sủi bọt (gọi tắt viên sủi) là thuốc viên đặc biệt, bởi khác với viên nén thông thường, ta không thể bỏ viên sủi vào miệng và chiêu nước uống, mà phải hoà tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi sủi hết bọt mới sử dụng. Thuốc thường dùng dạng viên sủi hiện nay là thuốc trị cảm cúm và thuốc bổ (bổ sung vitamin và chất khoáng).

Vài lợi thế của viên sủi

Thích hợp cho người bệnh khó nuốt: nhất là trẻ em và người cao tuổi. Trẻ em khoảng từ 2 – 3 tuổi rất khó uống thuốc loại viên nhưng nếu có viên sủi tạo dung dịch có mùi vị thơm ngon sẽ hấp dẫn trẻ hơn. Còn người cao tuổi, do khó khăn trong việc nuốt, sẽ dễ uống với dung dịch tạo từ viên sủi.

Nhanh hấp thu vào máu: do viên sủi đã hoà tan sẵn, uống với lượng nước nhiều, nên đến dạ dày nhanh. Đặc biệt hấp thu nhanh vào máu, cho tác dụng. Cũng vì vậy mà viên sủi được xem là tăng “sinh khả dụng” (tức làm tăng nhanh độ hấp thu, kể cả tác dụng) của thuốc. Người ta đã làm thí nghiệm và thấy viên sủi cimetidin trị đau dạ dày khi uống có tác dụng trung hoà axít dịch vị gấp mười lần so với viên cimetidin thông thường.

Giảm kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày từ một số dược chất, như aspirin, do dược chất pha loãng với nhiều nước trước khi uống (viên nén aspirin thông thường uống sẽ rã và tập trung tại một chỗ, gây hại dạ dày).

Không tốt với người cao huyết áp, suy thận…

Bên cạnh một số lợi thế như nói trên, dạng thuốc sủi bọt cũng có thể gây một số bất lợi, thậm chí tác hại cho người bệnh nếu dùng không đúng cách. Dễ thấy nhất là viên sủi có thể gây hại cho người bệnh tăng huyết áp và đang dùng thuốc kiểm soát tăng huyết áp.

Không để viên sủi bị ẩm

Viên sủi cần được tồn trữ, bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Đây là một khó khăn không nhỏ trong điều kiện khí hậu có độ ẩm cao ở nước ta. Nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và phản ứng hoá học giữa các tá dược rã sinh khí sẽ âm thầm xảy ra (giữa chất kiềm và axít hữu cơ), làm chất lượng thuốc thay đổi. Có nhiều dược chất bị biến chất, không còn tác dụng, thậm chí gây hại. Vì vậy, cần giữ viên sủi ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên thuốc. Cũng cần giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ.

Để bào chế viên sủi, trong thành phần của thuốc luôn có tá dược rã sinh khí, gồm lượng khá lớn muối kiềm (natri carbonat hoặc natri bicarbonat) và axít hữu cơ (như axít citric). Khi bỏ viên sủi vào trong nước, phản ứng hoá học sẽ xảy ra: muối kiềm tác dụng với axít hữu cơ, phóng thích khí CO2, gây sủi bọt. Như vậy, trong viên sủi luôn chứa muối kiềm, tức chứa natri, sẽ gây tăng huyết áp ở người có sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối (kiêng muối thực chất là kiêng natri). Người ta quy định thuốc viên sủi phải ghi rõ trên bao bì lượng natri chứa trong mỗi viên là bao nhiêu (thông thường mỗi viên chứa từ 274 đến 460mg natri). Người cao tuổi do khó nuốt thường chọn dùng thuốc viên sủi, nhưng nếu bị tăng huyết áp, xin tuyệt đối không dùng thuốc dạng này. Ngoài ra, người bị suy thận cũng không nên dùng dạng thuốc viên sủi.

Không sử dụng viên sủi để giải khát

Một tác hại nữa dễ gặp của dạng thuốc viên sủi là do khi hoà tan trong nước, thuốc tạo thành dung dịch có mùi vị thơm ngon nên hấp dẫn nhiều người dùng như nước giải khát và dùng nhiều một cách quá đáng.

Dược phẩm thường dùng dạng viên sủi là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, gọi chung là thuốc bổ. Đặc biệt, viên sủi bán trên thị trường thường chứa vitamin C liều cao (mỗi viên chứa 1.000mg vitamin C). Loại này rất được ưa chuộng và nhiều người đã dùng hàng ngày như nước giải khát, bất kể liều lượng. Điều này rất không nên bởi uống nhiều vitamin C có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hoá và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat). Mỗi ngày chỉ cần bổ sung vitamin C từ 60 – 100mg là đủ. Với viên sủi vitamin C 1000mg, liều dùng an toàn chỉ nên một viên/ngày.

SGTT

Ngứa khi trời lạnh, vì sao?

Rất nhiều người bị ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nguyên nhân là khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.

[b]Da bị khô gây ngứa[/b]

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, ngoài các nguyên nhân gây ngứa do viêm da như mày đay, vẩy nến, á sừng, mụn nhọt,... thì hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ như axít organic cùng với mồ hôi. Các axít hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô, và nứt nẻ sinh ngứa.

Biểu hiện của tình trạng ngứa do thời tiết lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nhiều người do ngứa không chịu được gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Vệ sinh da để hạn chế ngứa
Bôi kem dưỡng ẩm phù hợp sau khi tắm.

Các bác sĩ da liễu cho biết, ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Nhưng thường khi thời tiết ấm lên thì hiện tượng ngứa cũng giảm hoặc chấm dứt.

Để hạn chế bị ngứa điều quan trọng là cần vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,... để da sạch, thông thoáng. Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm. Đặc biệt những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Khi tắm xong cần lau khô nước bằng khăn bông mềm, sau đó bôi kem dưỡng ẩm phù hợp lên da.

Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.          

Hà Anh

(suckhoe-doisong)

Bà bầu e ngại sữa đậu nành?

Minh Anh chuẩn bị cắm ống hút vào hộp sữa đậu nành thì bà chị dâu gạt đi: ‘Em uống sữa tươi đi, đừng uống đậu nành, nhỡ có bầu bé trai thì ảnh hưởng đấy’.

 

Bán tín bán nghi, Minh Anh không dám uống đậu nành nữa, dù trước khi có bầu đây là đồ uống ưa thích của cô. “Cô bạn thân của mình được khuyên không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa có chất gì đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé trai. Thế nhưng ăn đậu phụ lại không sao nhưng cũng không được ăn nhiều. Mình lo lo nên thôi cứ tạm kiêng đã” – Minh Anh chia sẻ.

Còn Thư (30 tuổi, Hà Nội) cũng lăn tăn về việc uống sữa đậu nành. Thư mới có bầu, nghén khủng khiếp. “Suốt ngày ôm lấy toilet vì cho được thứ gì vào miệng là phun ngay ra thứ ấy. Sữa bầu không uống được nhưng mình lại chẳng dám uống sữa đậu nành vì sợ ảnh hưởng đến con, nếu mang bầu bé trai” – Thư bộc bạch.

Vì không uống được cả sữa tươi nên Thư vẫn băn khoăn chọn mua sữa. Cô sợ không uống sữa thì bào thai không đủ chất dinh dưỡng.

Nhìn nhận về chuyện bà bầu nên hay không nên uống sữa đậu nành, các chuyên gia Mỹ nhận định: Sữa đậu nành là đồ uống có lợi cho phụ nữ mang thai vì chứa hàm lượng cao protein, cũng như axit folic rất cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giàu vitamin B2, niacin, piridoksin và vitamin nhóm B khác....

Điều nhiều người mẹ băn khoăn là trong sữa đậu nành có chứa estrogen (giống estrogen nội tiết tố ở phụ nữ) nên có ảnh hưởng không tốt đến nam giới. Vấn đề này chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Hơn nữa, estrogen trong sữa đậu nành khá thấp nên không thể ảnh hưởng đến sinh sản ở bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh cho bé trai như nhiều người nghĩ.

Các chuyên gia cho biết, sữa đậu nành không nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi có bầu. Tuy nhiên khi uống sữa đầu nành cần chú ý:

- Không trộn sữa đậu nành với trứng gà vì chất anbumin (trong lòng trắng trứng) kết hợp với chất tripxin (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể và làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

- Không pha sữa đậu nành với đường đỏ bởi axít hữu cơ (trong đường đỏ) kết hợp với protein (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể, còn đường trắng thì không có hiện tượng này.

- Nếu tự làm sữa đậu nành, phải nấu kỹ vì trong sữa đậu có chất tripxin, nếu không chế biến kỹ khi ăn sẽ rất dễ gây ra đau bụng, buồn nôn.

- Không được đựng sữa đậu trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài sẽ làm sữa đậu biến chất.

- Không nên uống sữa đậu nành quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy…