Lưu trữ cho từ khóa: axit béo không no

6 loại trái cây làm nở ngực

Vòng một săn chắc và nảy nở là thứ “vũ khí quyến rũ” mà không ít chị em mong muốn.

Thực ra điều này không hề “bất khả thi” như nhiều người vẫn tưởng. Có thể bạn không ngờ tới, nhưng trái cây lại có tên trong danh sách “thần dược” giúp vòng một nở nang đấy!


Quả cam

Vitamin C trong cam có công dụng giữ cho ngực không bị biến dạng. Ăn cam trước hoặc sau bữa ăn khoảng ½ tiếng đồng hồ sẽ giúp cho các chị em có được một vòng một đứng và săn chắc.

Món ngon nên thử: Cam nấu rượu nếp

Rượu nếp cũng là thực phẩm có công dụng làm ngực nở nang. Sự kết hợp giữa cam và rượu nếp sẽ phát huy hiệu quả gấp đôi lên vòng một. Rượu nếp, pha loãng với một chút nước nấu sôi trong nồi; cam lột vỏ, giữ lại phần thịt (múi cam) cho vào nồi nấu cho sôi lại là được.

Nho

Nho là một trong những loại quả có hàm lượng vitamin dồi dào nhất; tương tự như cam, nho có thể ngăn ngừa hiện tượng ngực bị xệ hoặc biến dạng.

Món ngon nên thử: Sinh tố nho, cà chua.

Nho bóc vỏ, bỏ hột; cà chua gọt bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ xay chung với nho thành sinh tố. Cà chua và nho đều là những thực phẩm giúp giảm cân, làm nở ngực rất tốt nhờ vào hàm lượng vitamin dồi dào và tính năng cải thiện sự tiết các hormone nữ.

Đu đủ xanh


Ăn đu đủ giúp “tăng size” đôi gò bồng đảo là bí quyết được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Nhưng hẳn bạn sẽ nghi ngờ tác dụng tuyệt vời của đu đủ nếu chỉ ăn đu đủ chín. Lý do là chất enzyme trong trái đu đủ mới chính là tác nhân giúp “đồi núi” nở nang. Emzyme, chất dịch màu trắng (mủ) từ trong trái tiết ra khi cắt, có nhiều nhất trong trái đu đủ xanh và rất ít trong đu đủ chín.

Nếu muốn cải thiện vòng một bằng đu đủ thì nên ăn đu đủ xanh. Ngoài ra, đu đủ còn có chất làm phân huỷ protein, đẩy nhanh quá trình hấp thụ protein trong cơ thể, nếu ăn kết hợp với các loại thịt, công dụng sẽ được phát huy cao độ.

Món ngon nên thử: Canh đu đủ xanh hầm sườn heo

Đu đủ xanh gọt vỏ, nạo sạch hột, cắt khúc. Sườn heo cũng chặt khúc, dùng nước sôi chần sơ qua để khử mùi tanh. Cho đu đủ và sườn heo vào nồi hầm chung cho đến khi nhừ.

Cà chua

Cà chua ngoài vitamin C còn rất giàu vitamin E, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và làm tăng độ đàn hồi của mô ngực. Vitamin B1 và ​​C trong cà chua còn hỗ trợ cho quá trình hấp thu dưỡng chất, tạo điều kiện nuôi dưỡng vòng một để có số đo lý tưởng.

Món ngon nên thử: Canh cà chua đậu hũ

Đậu hũ cắt miếng vuông, cà chua cắt miếng nhỏ. Làm nóng chảo dầu, cho cà chua vào xào cho mềm và ra nước, thêm một chút đường, tiếp đến là cho đậu hũ, châm nước sôi, nấu đậy nắp chung tất cả nguyên liệu trong vòng 5 phút, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Bưởi


Bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa lại giàu vitamin C và lượng calo thấp, hiệu quả nhất trong việc làm ngực nở, dáng thon.

Món ngon nên thử: Sinh tố bưởi, táo

Nửa quả táo, nửa trái bưởi, cắt thành miếng nhỏ và cho vào máy xay sinh tố xay chung với 2 muỗng đường, 130ml nước đun sôi, vài viên nước đá.

Trái bơ

Trong trái bơ có rất nhiều axit béo không no có tính năng làm tăng độ đàn hồi các mô vùng ngực. Bên cạnh đó, vitamin A thúc đẩy việc tiết các kích thích tố nữ, vitamin C giúp ngăn chặn sự biến dạng của ngực, vitamin E giúp ngực nở là những thành tố giúp trái bơ trở thành vũ khí bí mật giúp chị em phụ nữ đạt được một bộ ngực đẹp và nở nang nhất.

Món ngon nên thử: Sinh tố bơ sữa

1/2 trái bơ, nạo lấy phần ruột, cho vào 250ml sữa tươi và một lượng vừa phải quả óc chó (hạt dẻ), xay chung thành sinh tố, thêm vào một chút mật ong cho ngon.

Meo.vn (Webtretho)

Cây Gấc – Công dụng đa năng

Hay còn gọi là (Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng); mộc miết, má khẩu (Thái), mác khẩu (Tày), đìa tả piếu (Dao). Họ Bí (Cucurbitaceae).Dầu Gấc có tác dụng như vitamin A. dùng làm thuốc bổ cho trẻ em chậm lớn, kém ăn, sút cân, bệnh khô mắt, quáng gà.


Cây leo nhờ tua cuốn ở kẽ lá. Lá mọc so le. Gốc phiến lá gần nơi tiếp giáp với cuống có 2 tuyến to, phiến lá xẻ 3-5 thùy sâu hình chân vịt, kích thước 12-20cm. Hoa to, đơn tính cùng gốc ở kẽ lá. Nụ hoa nằm trong lá bắc to, khi nở, tràng hoa hình phễu, màu vàng nhạt. Mùa hoa bắt đầu tháng 4-5. Quả trưởng thành to gần như quả bưởi, dài 15 – 20cm, hình bầu dục hai đầu nhọn, mặt ngoài có nhiều gai ngắn, màu xanh lục, khi chín màu đỏ thẫm. Vỏ quả dày, trong chứa 30-40 hạt dẹt, to. Vỏ hạt cứng, màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn lõm, mép hạt có răng cưa tù. Bao quanh hạt là một lớp màng dày mọng nước màu đỏ thắm. Mùa hoa và quả: tháng 7-12.

 

Hạt gấc. - Ảnh minh họa

Cây Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Trồng bằng hạt hay dâm cành vào đầu mùa xuân. Trồng bằng cành sau một năm đã cho quả. Khi hái hết quả, chặt thân cũ cách gốc độ 50cm, mùa xuân năm sau từ gốc cũ lại nảy chồi thành các thân mới. Cứ như vậy, có những cây gấc sống tới 20 năm.

Dùng màng đỏ bao quanh hạt để đồ xôi và làm thuốc. Màng này có chứa 30 – 35% dầu béo màu đỏ cam, trong đó có khoảng 1% lycopen và β – caroten, đó là tiền sinh tố A. khi ăn vào cơ thể, dưới tác dụng của men carotenaza, β – caroten sẽ tách thành 2 phân tử vitamin A. Ngoài ra, trong dầu G còn có các axit béo không no (axit oleic 44%, axit palmitic 33% và axit linoleic 14%), vitamin F và các chất vi lượng như sắt, đồng, coban, kali, kẽm. Nhân hạt Gấc chứa 55% dầu béo, 16,6% protit và một số chất khác. Rễ Gấc chứa saponin triterpen.

Dầu Gấc có tác dụng như vitamin A. dùng làm thuốc bổ cho trẻ em chậm lớn, kém ăn, sút cân, bệnh khô mắt, quáng gà. Ngày dùng 10 – 20 giọt cho người lớn, 5 – 10 giọt cho trẻ em, chia 2 lần. Dùng ngoài để bôi lên các vế thương, vết loét cho chóng lên da non, chữa bỏng và nứt kẽ vú. Gần đây các nhà khoa học Việt Nam đã chế từ dầu Gấc ra thuốc Gacavit có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu dùng để phòng và chữa bệnh ung thư gan guyên phát ở người đạt kết quả tốt.

 

Quả gấc. - Ảnh minh họa

Vỏ quả Gấc cũng chứa nhiều β – caroten. Rễ Gấc đã làm khô, sao vàng sắc uống với liều 6 – 12g/ngày, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa tê thấp, nhức mỏi.

Nhân hạt Gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, vào kinh can. Mài với nước hoặc với giấm để bôi chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết.

Ngoài cách ăn gấc tươi (nấu xôi Gấc), người ta có thể chế dầu Gấc để dùng dần. Lấy lớp màng đỏ bao quanh hạt Gấc, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô, sau đó chiết bằng dung môi thích hợp, hoặc ép như ép dầu thực vật. Trong phạm vi gia đình có thể tự chế lấy bằng cách đun với mỡ lợn hoặc dầu lạc. Bỏ bã. Dầu lạc hoặc mỡ có chứa dầu Gấc được đựng trong các chai nhỏ, nút kín để dùng dần. Muốn có 1lít dầu Gấc nguyên chất phải dùng ít nhất 30 – 50 quả Gấc chín.

Meo.vn (Theo Khoemoingay.vn)

Dầu thực vật có thực sự tốt?

Trước đây, mỡ lợn được sử dụng nhiều nhưng hiện nay, phần lớn các bà nội trợ đều cho rằng ăn dầu, bơ thực vật tốt cho sức khỏe.

... Nhưng sự thật không hẳn là như vậy.

Không phải chỉ dầu thực vật mới tốt

Nhiều người cho rằng dầu thực vật giàu các axit béo thiết yếu như omega 3, omega 6, omega 9 và chỉ ăn dầu thực vật mới phòng được các chứng bệnh của thời hiện đại như cholesterol cao hay xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, thực tế không phải ăn dầu thực vật tốt hơn hay ăn mỡ động vật tốt hơn mà cái quyết định là các thành phần của chúng. Sự thật thì dầu thực vật nào có tỉ lệ omega 6/omega 3 là 4/1 mới tối ưu và tốt cho sức khỏe. Nếu tỉ lệ omega 6 quá cao có thể tăng nguy cơ tim mạch, dị ứng, xơ vữa động mạch, thậm chí ung thư.

Nguyên nhân là do omega 3 và 6 chỉ có tác dụng khi vào cơ thể, được chuyển hóa theo chu trình tự nhiên, nếu không đảm bảo tỉ lệ 4/1, omega 6 vượt trội có thể ức chế các men khác, ức chế cả omega 3 và gây tình trạng khó chuyển hóa.

Lựa chọn tùy theo từng đối tượng

Các nhà khoa học Mỹ đã công bố nghiên cứu nên ăn 25ml dầu/người/ngày, tương đương năm thìa cà phê. Những năm gần đây dầu thực vật được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hơn mỡ động vật, tuy nhiên lựa chọn dầu thực vật hay mỡ động vật phải có sự tư vấn cho từng đối tượng.

Người béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường nên hạn chế ăn mỡ động vật. Nhưng người bình thường, trẻ em không cần kiêng mỡ động vật hoặc có thể sử dụng tỉ lệ dầu/mỡ là 2/1 hoặc 3/1 vì chất béo trong mỡ động vật giúp điều hoà nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng…


Càng chiên rán nhiều càng độc hại!

Người tiêu dùng mua dầu thực vật nên chọn mua loại dầu lỏng, chứa nhiều axit béo không no theo thứ tự: dầu ôliu, dầu vừng, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cọ. Có trường hợp nhà sản xuất trộn lẫn các loại dầu với nhau, khi mua về người tiêu dùng có thể thử bằng cách để dầu vào ngăn mát tủ lạnh, nếu chai dầu bị đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì chứng tỏ dầu đó chứa nhiều axit béo no, không tốt cho sức khỏe.

Khi mua các sản phẩm có dầu (bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, dầu ăn, bơ thực vật), người tiêu dùng cũng cần chú ý nhãn sản phẩm, nếu trên nhãn ghi “Trans Fatty acids 0 gram” hoặc “Trans Fat 2 gram” thì được xem là sản phẩm an toàn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện quy cách ghi nhãn các sản phẩm có chứa dầu là chưa đầy đủ, trong khi ở nước ngoài đã có quy chế rõ ràng về việc này. Vì vậy, cơ quan chức năng cần công bố rõ yêu cầu về nhãn mác sản phẩm.

Dầu thực vật dùng để chiên rán thức ăn ở nhiệt độ cao (trên 180OC) sẽ bị ôxy hóa và biến chất, vì vậy dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe.

Theo BS. Huy An

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Cách ăn uống tốt cho người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, ăn uống rất quan trọng vì hầu hết các bộ phận cơ thể đã lão hóa, suy giảm chức năng nên cần phải cung cấp năng lượng đầy đủ để các cơ quan hoạt động, giảm tốc độ lão hóa.

 

Ảnh: minh họa - Internet

 

Lựa chọn các loại thức ăn phù hợp với người cao tuổi

Chất đạm: Người cao tuổi tiêu hóa và hấp thu chất đạm kém, khả nǎng tổng hợp của cơ thể cũng giảm do đó dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm, vì vậy cần chú ý đảm bảo ăn đủ chất đạm cho người cao tuổi. Nhưng do sự tiêu hóa của người cao tuổi đã suy giảm, nên chúng ta cần chọn cho người cao tuổi ăn các chất đạm dễ tiêu. Thịt khi tiêu hóa thường tạo ra các chất có sunfua ở đại tràng, đây là những chất độc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, người cao tuổi nên hạn chế ǎn thịt, nên ǎn cá vì cá có nhiều đạm quý, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi. Các chất đạm nguồn gốc thực vật cũng ít tạo sunfua, lại có nhiều chất xơ giúp thải chất cholesterol ra theo phân.

Chất đường: Là chất cung cấp nǎng lượng chủ yếu cho cơ thể. Nên dùng chất đường có nguồn gốc là chất bột như cơm, bánh mì, bún, phở... vì các chất đường này được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở gan và cơ, chỉ giải phóng ra từ từ tạo năng lượng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, nên không làm tǎng đường huyết đột ngột. Đối với người cao tuổi phải hạn chế ǎn đường, hạn chế uống nước ngọt và ǎn bánh kẹo.

Chất béo: Nếu cơ thể thừa chất đường, chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Nhưng ở người cao tuổi, men lipaza để phân giải chất mỡ giảm dần theo tuổi, nên cơ thể sẽ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tǎng, dễ dẫn đến vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… Người cao tuổi cần hạn chế mỡ trong khẩu phần ǎn, giảm mỡ động vật, ǎn dầu thực vật, bớt ăn chất đường, ǎn nhiều rau quả.

Muối, nước và vitamin: Người cao tuổi thường không có cảm giác khát nước, nên cần cho người cao tuổi uống nước thường xuyên để phòng thiếu nước. Gốc tự do là nguyên nhân gây quá trình lão hóa, người càng nhiều gốc tự do càng nhanh già yếu. Nếu đời sống quá cǎng thẳng, gặp nhiều stress thì số lượng các gốc tự do tǎng cao. Các gốc tự do và sản phẩm hoạt động của chúng gây tổn thương màng tế bào, biến đổi cấu trúc các protein, ức chế hoạt động các men… gây các bệnh vữa xơ động mạch, đái tháo đường, ung thư... Người cao tuổi cần ăn nhiều thức ăn có chất chống ôxy hóa, đó là các loại vitamin E, vitamin C, beta-caroten, vitamin P, vitamin nhóm B, các chất khoáng K, Mg, Zn, Cu, Se, Fe… để chống lại các gốc tự do.

Cách ăn uống hợp lý của người cao tuổi

Ăn ít về số lượng: Lúc trẻ tuổi ǎn mỗi bữa 3 bát cơm, nay tùy theo tuổi mà ăn giảm xuống 2 bát rồi 1 bát, sao cho giữ được cân nặng theo cách tính trọng lượng phù hợp nói trên. Chất đường: gạo lức chỉ dành cho những người cao tuổi có nhiều thì giờ, còn những người cao tuổi bình thường chỉ cần chọn gạo dẻo, không xát quá kỹ là dùng được. Khoai củ các loại ăn thay thế cho một phần cơm vì ăn khoai cho ít nǎng lượng, không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, giúp thải cholesterol xấu.

Thức ăn cung cấp các chất nên ăn như sau:

Chất đạm: đậu nành chế biến được nhiều món ăn như: sữa đậu nành, tương, đậu phụ. Thịt, cá: mỗi tuần ăn ít nhất là 3 bữa cá, 2-3 bữa thịt hoặc trung bình 1kg/tháng. Trứng: mỗi tuần không nên ǎn quá 6 quả là đủ chất mà không gây thừa cholesterol. Những người có bệnh tim, rối loạn tuần hoàn não thì không nên ǎn trứng. Sữa: đối với người cao tuổi ăn sữa rất bổ và dễ tiêu. Nhất là sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nên ǎn một hũ sữa chua sau mỗi bữa ăn chính.

Chất béo: lạc, vừng đều giàu chất đạm, nhiều axit béo không no không gây vữa xơ mạch máu. Cá và thủy hải sản đều cung cấp các chất béo tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Vitamin và khoáng chất: Bữa ăn nào cũng cần ăn rau. Trái cây chín: cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều chất chống ôxy hóa, sau các bữa ăn, người cao tuổi nên ăn trái cây, mùa nào thức nấy. Muối: chỉ nên ăn dưới 250mg muối/người/ngày để phòng tránh tăng huyết áp. Không uống rượu, bia, nước chè đặc và cà phê đặc vì gây lợi tiểu nên làm mất muối, nước của cơ thể và gây mất ngủ.

ThS. Bùi Quỳnh Nga

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Kho năng lượng từ bánh trung thu

Ngày nay, bánh Trung thu được bán từ rằm tháng Bảy âm lịch. Vì vậy, thời gian thưởng thức bánh kéo dài cả tháng, từ đây cũng sinh ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Bánh Trung thu bây giờ có nhiều loại nhân, từ nhân đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ đến thập cẩm, gà quay, vi cá, yến… để làm mới hương vị và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, một số nhà sản xuất còn cho thêm các nguyên liệu như: trà xanh, lycopen, đường ăn kiêng…

Song, để ra lò một chiếc bánh Trung thu, “nhân tố chính” vẫn là bột, dầu, mỡ… Các vị thập cẩm tốt cho sức khỏe làm từ vi cá, yến, cua, gà… không nhiều, hay nói cách khác là chỉ “góp mặt chứ không góp sức”. Các loại hạt dưa, hạt điều, mè… cũng chỉ góp chút ít axit béo không no có lợi.

Kết quả “nội soi” bánh Trung thu của các chuyên gia dinh dưỡng như sau: bánh nướng thập cẩm hai trứng nặng 250g cung cấp 1.095 Kcalo. Bánh dẻo đậu xanh một trứng nặng 250g cung cấp 807 Kcalo. Nếu so sánh với phần cơm thịt, thì nửa cái bánh thập cẩm loại 250g có năng lượng bằng một đĩa cơm tấm. Những bé biếng ăn, thích thú trước món bánh hấp dẫn ăn một miếng là no ngang, đến giờ cơm là lắc đầu nguầy nguậy vì đã mất cảm giác đói. Nhưng ở tuổi đang phát triển, các chất đường, béo không giúp bé phát triển cơ bắp, chiều cao. Vì thế, không nên cho bé ăn trước bữa, mà chỉ cho ăn sau bữa ăn.

Trong trường hợp bé lỡ ăn bánh trước bữa cơm, cha mẹ nên cho bé uống sữa, ăn trái cây bổ sung. Nếu bé ăn bánh dẻo, nhân chỉ có lòng đỏ trứng và một loại ngũ cốc hoặc khoai thì nên cho bé ăn thêm chén xúp cua, sữa chua, nước ép thơm… Bánh kẹo ngọt luôn chứa “ma lực” khiến những đứa trẻ dễ tính trong ăn uống thích thú.  Với những bé này, chỉ cho bé ăn khoảng 1/8 bánh và cho bé ăn thêm rau, sữa không béo… Để tránh dư thừa năng lượng, khi đã ăn bánh, nên cho bé giảm lượng cơm.

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường ăn bánh Trung thu có nguy cơ cao bị tăng đường huyết, vì đường trong bánh chủ yếu là đường hấp thu nhanh. Vì vậy, nên ăn một miếng bánh nhỏ bằng khoảng 1/8 chiếc, không ăn các loại mứt trộn xắt hạt lựu trộn trong nhân bánh. Người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch cũng dễ mắc bệnh nặng hơn khi ăn bánh Trung thu vì chúng chứa nhiều cholesterol: mỡ xắt nhỏ, mỡ trong lạp xưởng, thịt gà, mỡ khi trộn bột, lót khuôn, lòng đỏ trứng muối… Ở những trường hợp này, chỉ nên ăn một miếng nhỏ, không ăn lòng đỏ trứng muối và mỡ để cơ thể không phải mệt nhọc vì nhận quá nhiều “kẻ hủy diệt”. Hiện một số nhà sản xuất đã có bánh làm từ đường hóa học, ngọt không kém đường cát nhưng không chứa năng lượng.

Thưởng thức bánh Trung thu một cách có... kiểm soát cũng là giúp bảo vệ sức khỏe, vì hiện nay nhân bánh kém chất lượng từ  Trung Quốc được nhập về nhiều nên chất lượng “vàng thau” lẫn lộn.

Cẩn trọng với đường nhân tạo

Nhiều người muốn giảm cân, giữ gìn vóc dáng thon thả đã dùng đường nhân tạo để pha chế món ăn, nước uống… Đường nhân tạo không cung cấp năng lượng cho cơ thể, vì thế cách ăn uống này chỉ đúng khi cơ thể đã được cung cấp đủ và cân bằng bốn nhóm dưỡng chất trong ngày (đạm, béo, tinh bột, sinh tố, khoáng chất). Lưu ý, không nên dùng đường nhân tạo cyclamate. Với trường hợp ăn uống quá kiêng khem, cơ thể đã thiếu năng lượng mà chỉ được nạp đường nhân tạo thì sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiều hệ lụy khác.

TS Nguyễn Hữu Đức

Meo.vn (Theo PNO)

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú

Khi nhắc tới bệnh ung thư vú, bản thân người bệnh và bác sĩ thường chỉ chú trọng tới phương pháp điều trị. Tuy nhiên, theo BS Ang Peng Tiam,Giám đốc TT Điều trị ung thư Viện ĐH QG Singapore, chế độ ăn cũng góp phần quan trọng vào việc điều trị cũng như giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh ung thư vú.

Dưới đây là khuyến cáo do Tập đoàn Y tế Parkway, Singapore cung cấp:

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm

- Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, các vi chất dinh dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự do ngăn ngừa căn bệnh ung thư…

- Sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạch và bảo quản trong điều kiện lạnh, tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.

- Chế độ ăn giảm đạm độ năng lượng: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid, nên ăn nhiều rau và hoa quả.

- Tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia… Có nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư gan với các loại đồ uống này.

Các nhóm thực phẩm cần đảm bảo đủ trong khẩu phần ăn

- Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại axit amin (nguyên liệu cấu tạo các loại protein trong cơ thể). Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.

Các loại thịt màu trắng như thịt các loại gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò…  Các loại tôm, cua cá, nhuyễn thể và hải sản. Hơn nữa đây còn là nguồn cung cấp các axit amin và vi chất dinh dưỡng rất quý cho cơ thể.

- Tinh bột: Nên chọn cung cấp từ các loại ngũ cốc còn nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, củ sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

- Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định. Trong lipid có chứa các loại axit béo không no và axit béo no,hàm lượng axit béo không no không quá 50%, trong đó axit béo không no có nhiều nối đôi nên dưới 10% tổng năng lượng.

- Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khỏe do cung cấp các loại vitamin.

Chú ý: Nên luôn giữ cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng cho phép theo khuyến cáo mức tính dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chế độ dinh dưỡng trong các đợt truyền hóa chất, phẫu thuật, xạ trị

- Một nguyên tắc trong điều trị bệnh ung thư là luôn tránh giảm cân và giữ cân nặng lý tưởng cho phép. Khi bệnh nhân chấp nhận phối hợp với phương pháp lựa chọn điều trị ung thư, nên cho bệnh nhân ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.

- Tăng cung cấp các chất dinh dưỡng cao trong khẩu phần, tăng các vitamin và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Các chất xơ và các chất chống ôxy hóa nên cung cấp nhiều trước và sau các đợt điều trị nhằm giảm thiểu việc làm giảm tác dụng của các đợt truyền hóa chất, xạ trị… Các bữa ăn cũng nên được ăn trước hoặc sau 4 giờ điều trị.

- Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị làm cho bệnh nhân mệt mỏi, nôn nhiều… không thể cung cấp thức ăn bằng đường tiêu hóa, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cho bệnh nhân nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch như truyền đường, đạm, điện giải… đảm bảo đủ mức dinh dưỡng cho cơ thể.

Khuyến khích bệnh nhân ăn tự nguyện và chọn các món ăn, các thực phẩm theo sở thích của bệnh nhân, chế độ ăn lúc đầu cần cung cấp nhiều năng lượng được cung cấp từ tinh bột sau đó tăng dần lượng đạm, chất xơ nhằm đảm bảo tiêu hóa tốt cho bệnh nhân…

Thực đơn mẫu

1. 6h30: Một bát phở thịt gà ăn cùng với rau xanh

Nguyên liệu chế biến: 200g bánh phở; 70g thịt gà, hành, chanh; 100g giá đỗ + 1 quả dưa chuột

9h: Một cốc sữa ensure 200ml

11h30: 2 bát cơm tẻ; 1 điữa thịt lợn nạc kho; 1 đĩa rau muống luộc; canh tôm nấu bí.

Nguyên liệu chế biến: 120g gạo tẻ, 50g thịt lợn nạc; 40g tôm; 100g rau muống; 200g bí xanh; hành, gia vị vừa đủ

14h30: một cốc nước cam 200ml

Nguyên liệu: 1 quả cam 200gr; 1 thìa cà phê đường glucose 5g

17h: 2 bát cơm tẻ; 1 khoanh cá thu sốt cà chua; 1 đĩa nhỏ đậu luộc; một đĩa nhỏ su su xào; canh rau ngót tép nhỏ.

Nguyên liệu: 120g gạo tẻ; 80g cá thu; 1 bìa đậu; 1,5 quả su su; 100g rau ngót; 30g tép nhỏ; 1 thìa dầu, gia vị vừa đủ.

21h: Một cốc nước ép cà rốt 200ml

Nguyên liệu: 2 của cà rốt khoảng 200g; 2 thìa cà phê đường glucose.

2. 6h30: 2 bát nhỏ súp thịt chim

Nguyên liệu: 70g gạo tẻ; 50g thịt chim (gia cầm); 150g khoai tây; 50g súp hoa lơ; hành, rau mùi, gia vị vừa đủ

9h: Một cốc sinh tố đu đủ 200ml.

Nguyên liệu: 1 miếng đu đủ 150g; 1 thìa cà phê sữa, 1 thìa đường glucose

11h30: 2 bát cơm tẻ; cá nước ngọt hấp một khoanh (cá trắm, cá chép, cá trôi…); 1 đĩa hoa lơ xào; 1 bát canh chua (hến, ngao, trai…)

Nguyên liệu: 120g bạo tẻ, 80g cá; 150g súp lơ; ngao; 100g cà chua; dầu thực vật 2 thìa, các loại rau thơm, gia vị vừa đủ.

14h30: Một cốc nước sinh tố ổi 200ml.

Nguyên liệu: 2 trái ổi 150g; 1 thìa đường glucose

17h30: 2 bát cơm tẻ; 1 quả trứng gà luộc; 1 đĩa rau hoa thiên lý xào thịt; 1 bát canh khoai tây, su hào sườn.

Nguyên liệu: 120g gạo tẻ, trứng gà ta 1 quả; 150g hoa thiên lý; 100g khoai tây su hào; 100g sườn thăn; 1 thìa cà phê dầu thực vật; hành gia vị vừa đủ.

21h: Một cốc sữa chua

3. 6h30: Một bát xôi gấc; một đĩa thịt chim (gà, bồ câu, chim cút…); 2 quả dưa chuột

Nguyên liệu: 80g gạo nếp; 80g thịt chim; 150g dưa chuột

9h: 1 cốc sinh tố bơ 200ml

Nguyên liệu: 200g quả bơ; 2 thìa cà phê sữa đặc

11h: 2 bát cơm tẻ; 1 đĩa tôm hấp; 1 đĩa nấm xào thịt bò; 1 bát canh cải

Nguyên liệu: 120g gạo tẻ; 50g tôm biển; 50g thịt bò; 150g nấm ăn; 100g rau cải; 2 thìa cà phê dầu ăn.

14h30: 2 bát súp lươn nhỏ

Nguyên liệu: 60g gạo tẻ, 100g lươn; rau mùi, hành, gia vị vừa đủ

17h30: 2 bát cơ tẻ; 1 đĩa quả đậu xào thịt lợn nạc; 1 đĩa rau lang luộc; 1 bát canh hoa lơ, su hòa, sườn

Nguyên liệu: 120g gạo tẻ, 50g thịt lợn nạc, 80g sườn non; 100g quả đậu; 150g súp lơ, su hào

21h: 1 cốc sữa tách bơ 200ml.

Nhân Hà/Theo Dân trí

4 nhóm thực phẩm giúp trẻ khỏe mạnh ngày xuân

Mùa xuân thời tiết ấm dần, cũng là mùa sinh sôi nảy nở của nhiều loại vi khuẩn lây bệnh nhưng cũng là thời điểm cơ thể trẻ phát triển nhanh. Vì thế, lưu ý thực phẩm trong giai đoạn này sẽ giúp bé khỏe mạnh, lớn nhanh.

1. Bổ sung các thực phẩm chứa can-xi

Mùa xuân là mùa trẻ phát triển nhanh nhất cả về thể chất và chiều cao. Do tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu can-xi của cơ thể bé cũng tăng theo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu can-xi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi, bổ sung can-xi hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt.

Thông thường, các bé dưới 1 tuổi mỗi ngày cần nạp 300 - 400mg can-xi vào cơ thể. Bé 1-4 tuổi mỗi ngày cần 600mg. Trẻ 4-7 tuổi mỗi ngày cần 800mg. Từ 7 tuổi trở lên, mỗi ngày trẻ cần 1.000mg can-xi.

Các mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu can-xi như:

- Sữa và các chế phẩm từ sữa

- Các chế phẩm từ đậu: đậu tương, đậu phụ…

- Các loại hải sản: tôm, cua, rong biển, ốc…

- Các loại thịt và trứng: thịt gà, thịt vịt, trứng…

- Các loại rau: rau cần, cà rốt, vừng, mộc nhĩ đen, nấm…

- Các loại trái cây tươi và quả khô: chanh, táo, nho khô, lạc, sen…

Lưu ý: Các mẹ nên chú ý cân bằng các nguồn can-xi cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ không nên cho bé dùng nhiều các thực phẩm nhiều muối, có hàm lượng protein và chất béo cao, hay các đồ ngọt, nước ngọt, nước có ga… để tránh gây trở ngại cho việc hấp thụ can-xi của cơ thể.

2. Các thực phẩm chứa axit béo không no

Do sự phát triển của bé tăng nhanh vào mùa xuân nên não bộ của trẻ cũng ở trạng thái “cao trào”, bởi vậy cần bổ sung kịp thời các axit béo không no. Theo các chuyên gia, axit béo không no là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho hệ thần kinh và trí não, hàm lượng này không đủ sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ và năng lực tư duy, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do cơ thể con người không thể tự tổng hợp thành chất này nên cần nạp từ các nguồn thực phẩm thích hợp. Thông thường, chất béo động vật chủ yếu chứa axit béo no, chất béo thực vật chủ yếu chứa axit béo không no.Để cung cấp đủ axit béo không no cho bé, khi làm thức ăn cho trẻ, các mẹ nên dùng dầu thực vật, đồng thời cho bé ăn các thực phẩm chứa dầu thực vật như lạc, vừng đen, hồ đào…

Lưu ý: Cần cân bằng chất béo động vật và thực vật nhưng không có nghĩa là cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán.

3. Ăn các thực phẩm giàu vitamin

Mùa xuân bé dễ bị chốc mép, chảy máu lợi, da khô ráp… các triệu chứng trên đều bắt nguồn từ việc thiếu vitamin. Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin còn dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, hay mắc các bệnh hô hấp, dạ dày và đại tràng. Theo các chuyên gia, vitamin là các hợp chất hữu cơ không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu trong bữa ăn hàng ngày của bé thiếu vitamin A sẽ gây bệnh khô mắt, da khô nứt, và các bệnh về hô hấp; thiếu vitamin B gây viêm lưỡi, tróc mép, nứt môi…; thiếu vitamin D khiến cơ thể thiếu can-xi…

Các mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé qua các nguồn thực phẩm phong phú:

- Vitamin A: rau quả màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, dầu gan cá, gan động vật…

- Vitamin B: thịt nạc, trứng , sữa, các chế phẩm từ đậu, ngũ cốc, cà rốt, cá…

- Vitamin C: các loại rau xanh, các loại quả họ cam quýt…

- Vitamin D: dầu gan cá, gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng…

- Vitamin E: trứng, gan động vật, các loại thịt…

Lưu ý: Các mẹ tốt nhất nên thông qua sự tư vấn của bác sỹ để tìm hiểu xem bé cần bổ sung loại vitamin nào. Bữa ăn hàng ngày cũng cần kết hợp cân bằng các nguồn thực phẩm.

4. Các nguồn thực phẩm “thuốc”

Mùa xuân thời tiết ấm dần, cũng là mùa sinh sôi nảy nở của nhiều loại vi khuẩn lây bệnh, khiến cơ thể các trẻ vốn yếu dễ bị mắc bệnh. Các mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm “thuốc” để tăng cường hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia, một số loại thực phẩm mang đặc tính của thuốc rất có lợi cho sức khoẻ của bé.

Các thực phẩm như: nấm hương, mộc nhĩ đen, kỳ tử, hạnh nhân, quýt, bí đỏ, mật ong, long nhãn, sơn trà, sơn dược…có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, vị cam, tính bình, hầu như không có tác dụng phụ, phù hợp với trẻ nhỏ.

Lưu ý: Do thể chất mỗi trẻ mỗi khác, các mẹ nên hỏi qua ý kiến thầy thuốc Đông y để biết rõ thể chất của bé trước khi cho bé ăn các thực phẩm trên.

Khi nào đậu phộng, hạt điều… hại người?

Với những loại hạt giàu chất béo nếu chế biến và bảo quản không kỹ, có thể hạt sẽ bị nhiễm nấm Aspergilus, là nguy cơ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Vì vậy phải hết sức thận trọng khi sử dụng hạt thường xuyên.

Ngày nay mọi người đã quá quen với những thức ăn có chứa những loại hạt giàu chất béo như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, hạt hướng dương... Khi đi ăn ở quán, trong lúc chờ dọn món, nhiều người thường được mời nhâm nhi trước một ít đậu phộng, hạt điều. Nhiều món ăn cũng chế biến từ nguyên liệu là hạt giàu chất béo. Những dịp lễ tết thì các loại hạt giàu chất béo gần như trở thành món ưa thích của mọi gia đình.

Hạt điều, đậu phộng… để lâu trong không khí dễ bị oxy hoá các axit béo, tạo

ra những hợp chất độc, làm cho hạt có vị gắt dầu - Ảnh: SGTT

'Nội soi' dưỡng chất trong hạt

Ngoài nguồn dầu thực vật chiết xuất từ những loại quả như olive, dừa, cọ… nguồn dầu thực vật chiết xuất từ các loại hạt như đậu nành, hạt cải, hạt hướng dương, đậu phộng, hạt mè… đang ngày càng được sử dụng rộng rãi do chứa nhiều chất béo không no một nối đôi có tác dụng hạ cholesterol máu, chống bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các axit béo không no đa nối đôi anpha linolenic axit và linoleic axit. Đây là hai axit béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được, phải nhận từ chế độ ăn để giúp xây dựng các cơ quan như hoàn thiện cấu trúc thần kinh, màng tế bào, hormon… Các loại hạt khác nhau sẽ có thành phần axit béo khác nhau. Có loại giàu chất béo không no một nối đôi như đậu phộng; có loại giàu chất béo không no đa nối đôi như dầu hướng dương, hạt cải, dầu nành…

Sử dụng hạt và dầu hạt hợp lý trong khẩu phần ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Cụ thể, tăng sử dụng hạt và dầu hạt, thay thế nguồn chất béo động vật sẽ giúp giảm cholesterol máu, hạn chế bệnh tim mạch. Hạt giàu chất béo chứa khá nhiều dầu, khá giàu đạm, nhưng lại ít chất bột. Người ta có thể dùng làm bữa ăn phụ cho người tiểu đường. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hạt mà không cân đối khẩu phần ăn thì cũng dễ gây ra béo phì. Ngoài ra, các hạt cũng cung cấp khá nhiều chất xơ, phospho, sắt và magne. Nhiều loại hạt cung cấp vitamin E (hướng dương, hạt điều…), niacin và folate, là những chất chống oxy hoá. Hạt còn chứa phytoestrogen, có nhiều trong đậu nành, ôliu và hướng dương, giúp cạnh tranh hấp thu với cholesterol, do đó làm giảm cholesterol tỷ trọng thấp LDL trong máu, chống xơ vữa động mạch.

Dùng thế nào có lợi cho sức khoẻ?

Năm 2003, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo: 'Các bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng khoảng 1,5 ounces (42,5g) hạt dạng đậu hay giàu béo mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn hạn chế chất béo bão hoà và cholesterol sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch'.

Khi ăn những loại hạt giàu chất béo, do lượng chất béo trong hạt đã kích thích niêm mạc họng (nhất là những hạt bảo quản không tốt, chất béo bị biến đổi thành những chất oxy hoá có hại) thì nên hạn chế uống nước lạnh, bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều… cùng lúc, bởi đây là những yếu tố gây kích ứng họng nhiều hơn, làm cho người ăn dễ bị mất tiếng, khàn giọng. Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới ba tuổi, khi dùng những hạt giàu chất béo như đậu phộng, hạt điều… phải chú ý tránh để vương vãi hoặc để trong tầm tay trẻ nhỏ, vì dễ xảy ra nguy cơ nuốt sặc vào đường hô hấp. Khi cho trẻ ăn cũng nên thận trọng, không để vừa ăn vừa giỡn, rất nguy hiểm. Nếu trẻ không nhai nát được hạt, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu mà thải hết ra ngoài đường tiêu hoá. Cũng nên chú ý không cho trẻ cắn quá nhiều những hạt có vỏ cứng vì có thể làm hư, mẻ răng.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, trong thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt, phải tránh hạt bị nhiễm nấm Aspergilus, vì đây là nguy cơ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Loại nấm này hay phát triển trên ngũ cốc, nhất là khi để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không đảm bảo. Các hạt chứa dầu để lâu trong không khí cũng dễ bị oxy hoá các axit béo, tạo ra những hợp chất độc và làm cho hạt có vị gắt dầu. Cũng cần tránh tẩm những hoá chất độc hại trong bảo quản, chế biến hạt ăn trực tiếp như hạt dưa, hạt điều, hạt hướng dương… để đảm bảo sức khoẻ người dùng.

(BS.chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, SGTT)

(Trưởng khoa dinh dưỡng,

bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM)