Lưu trữ cho từ khóa: anh vui

Mỹ Uyên hào hứng với sân khấu thể nghiệm

Nữ diễn viên kịch nổi tiếng dành buổi tối cuối tuần làm khán giả vở thể nghiệm ‘Erasable’. Có lúc chị hò reo tương tác với âm thanh sân khấu, lúc lại trầm ngâm, chăm chú xem các bạn trẻ diễn kịch hình thể.

Tối 7-8/7, tại Nhà hát Lệ Thanh, quận 5, TP HCM, hàng trăm khán giả thuộc nhiều độ tuổi góp mặt trong vở diễn Erasable (Tạm dịch: Tình trạng xóa). Mỹ Uyên là một trong những vị khách mời chen chân trong dòng người đến rạp vào buổi diễn thứ hai.

Chị cho biết, tối 7/7 do bận lịch diễn ở sân khấu nhỏ 5B nên không dự được, nhưng vẫn quyết định dành ngày cuối tuần để đến xem các bạn trẻ sáng tạo như thế nào với loại hình sân khấu thể nghiệm.

Mỹ Uyên (giữa) cùng bạn bè đi xem “Erasable”. Mỹ Uyên hiện là phó giám đốc của Nhà hát nhỏ 5B Võ Văn Tần, TP HCM.

Trước khi vở diễn bắt đầu, mỗi khán giả đều được ban tổ chức phát cho một chiếc áo choàng đỏ rực, có mũ trùm đầu để khoác. Mỗi người cũng được nhận kịch bản với những lời dặn dò cẩn thận về cách tương tác với các nghệ sĩ trên sân khấu. Không chỉ vậy, mỗi người còn được phát một món đồ chơi như lục lạc, trống gỗ, đàn guitar bằng nhựa, kèn… Chúng là đạo cụ để mọi người phụ họa vào dàn âm thanh của vở diễn.

Biên đạo múa Tấn Lộc (trái) và nghệ sĩ Ngô Thanh Phương.

18h, phần một của Erasable mở màn. Hơn 100 khán giả ngồi chen nhau vòng quanh sàn diễn và mọi người đều chìm trong màu đỏ. Ánh sáng mờ ảo cùng những tấm phim âm bản được treo lủng lẳng khắp phòng càng tô đậm không khí ảo ảo, thực thực.

Vở diễn Erasable kéo dài gần một giờ, gồm 5 phần. Phần đầu, các nghệ sĩ múa đương đại. Tiếp theo đó, 3 nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu đồng loạt dùng guitar điện, đàn đáy, ống tre… để tạo nên một hỗn hợp âm thanh. Lúc này, khán giả được yêu cầu dùng các đạo cụ được phát trước đó để phụ họa. Tiếng trống, tiếng kèn, lục lạc, búa nhựa đồ chơi trẻ em… được dịp vang lên inh ỏi.

Sau hơn 10 phút, những đợt âm thanh dồn dập lắng xuống nhường chỗ cho các phần trình diễn của nhóm nghệ sĩ đến từ vũ đoàn Arasbeque. Họ sử dụng động tác múa đương đại kết hợp với dụng cụ sinh hoạt đời thường như điện thoại di động, chiếc gối, máy hút bụi, chiếc kéo… Nhiều sắc thái cảm xúc như tâm trạng dằn vặt, đau khổ, cô đơn, vô cảm… được diễn viên thể hiện trên nền nhạc. Màn cuối cùng, các khán giả lên sân khấu với diễn viên để dùng bút màu vẽ lên hai tấm toan lớn. Mọi người viết vẽ tùy thích những gì họ nghĩ ra được.

Khi cuồng nhiệt lắc chiếc lục lạc trên tay, lúc trầm ngâm xem các bạn trẻ diễn, cuối chương trình nghệ sĩ Mỹ Uyên chia sẻ, rất thích không khí sôi động cùng ý tưởng về một sân khấu mở, nơi mà khán giả và diễn viên được hòa quyện, tương tác. Tuy vậy, chị mong muốn Erasable chuyển tải một nội dung, thông điệp sâu sắc hơn là sự phô diễn về kỹ thuật múa, hay hiệu ứng âm thanh, thị giác. Chị còn ngồi nán lại để cùng các khán giả giao lưu với êkíp thực hiện. Nhiều bạn trẻ bày tỏ, họ thật sự không hiểu vở này đề cập đến điều gì, nhưng rất vui vì cảm thấy được “xả stress” sau những mệt mỏi của công việc.

Erasable là một vở sân khấu kết hợp loại hình múa đương đại, âm nhạc, nghệ thuật thị giác. Nhóm nghệ sĩ thực hiện chương trình gồm có: biên đạo Ngô Thanh Phương, Tấn Lộc (giám đốc sân khấu), Nguyễn Thúy Hằng (phụ trách visual art và trang phục), Đào Duy Tùng (phụ trách âm thanh và hiệu ứng).

Sau hai đêm diễn ở TP HCM, ban tổ chức dự định mang vở lưu diễn nhiều vùng nông thôn, các đại học, xí nghiệp khu vực phía Nam cũng như ra nước ngoài trình diễn ở các festival nghệ thuật đương đại.

Chương trình được Quỹ phát triển văn hóa Đan mạch CDEF hỗ trợ 7.000 USD để thực hiện.

 (Theo VNexpress)

Những quảng cáo “độc của độc”

Nhiều nhà quảng cáo đã tận dụng mọi khoảnh khắc và hình ảnh để khiến sản phẩm của mình trở thành ‘độc của độc’.

“Này, dùng lăn khử mùi này xem, “viêm cánh” nặng quá đấy”.
 

 Hãy tìm đến chuyên gia rụng tóc khi bạn… hói.

 

 Chiếc ghế dễ gây hiểu lầm.

 

 Người đàn ông này đang chăm chú đọc dòng chữ nhỏ xíu dưới biển quảng cáo, dòng chữ ghi: “Ngay khi bạn đang đọc dòng chữ này, “vòng ba” của bạn đang phơi bày trước thiên nhiên và thu hút sự chú ý của nhiều người”.

 

 Túi shopping… gợi cảm.

 

 Quảng cáo bao cao su.

 

 Người đàn ông với mái tóc xù bông, đậm chất hip hop.

 

 Bạn cũng có thể bước trên thảm đỏ và trở thành “minh tinh”.

(Theo datviet)

Vui vui: Sự thật ‘đau đớn’ về shopping trực tuyến

Hình ảnh long lanh của những món đồ được rao bán trên Internet đôi khi sẽ không giống với thực tế của nó. Có thể là do người bán đã quảng cáo hay photoshop quá đà chăng? Dưới đây là vài ví dụ thú vị về nỗi thất vọng tràn trề của các tín đồ shopping online.

Dù méo mó, chiếc bánh vẫn được gọi là bánh Hello Kity.

Không nên đổ lỗi cho photoshop trong trường hợp này.

Tuy có hơi “biến dạng” một tẹo nhưng vẫn nhìn ra đó là con gấu mà nhở.

Người mẫu đương nhiên là diện váy phải “xì-tai” hơn rồi.

Girl xinh, váy đẹp, cảnh nên thơ…

Thế mới biết thế giới thực và thế giới ảo khác xa nhau thế nào.

Áo đẹp!

Còn đây là hàng gì thế này? (Về cơ bản, hai chiếc áo có form dáng giống nhau đấy nhỉ???)

Áo khoác dạ sành điệu hàng hiệu…

…và bản sao “tá hỏa” của nó, trông bôi bác quá!

Đôi khi, áo đẹp hay không còn phụ thuộc vào dáng chuẩn của người mặc nữa chứ, he he.

BACSI.com (Theo Ione)

Ảnh vui: Vì phụ nữ là một nửa thế giới…

Nhưng không phải đấng mài râu nào cũng có thể chiều bạn gái đến thế này!

Tỉ mỉ ngồi sơn móng tay cho bạn gái nhé

"Không có chỗ ngồi trên tàu điện ngầm ư? Ngồi lên lưng anh đây này!"

Một người vẫy xe, một người làm "chỗ dựa"

Cầm lap cho nàng đỡ mỏi

Hơi ngượng tí, nhưng cũng cùng nàng đi mua "đồ nhỏ"

Chiều bạn gái hết ý này!

Nhớ lại hồi bé

Meo.vn (Theo Tiin)