Lưu trữ cho từ khóa: ăn vặt

Những món ăn vặt bổ dưỡng

Theo một nghiên cứu, ngoài ba bữa ăn chính, nếu chọn biết chọn thực phẩm, việc ăn vặt sẽ giúp bạn bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và nâng cao sức khỏe.

Socola

Socola chứa polyphenol và flavonoid, hai hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lượng mỡ thừa trong động mạch.

cocola

Ảnh minh họa: internet

Hạnh nhân

hanhnhan

Một nghiên cứu đã chỉ rằng, ăn một lượng nhỏ các loại hạt như hạnh nhân có thể giảm nguy cơ bị bệnh tim, đồng thời chống oxy hóa cho da và giảm các cholesterol xấu.

Trái cây

Trái cây được xem là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể.

Bắp rang

Bắp rang là thức ăn vặt chứa nhiều năng lượng, bạn có thể ăn kèm với ngũ cốc nguyên hạt.

Trái ô-liu

oloi

Ô-liu chứa tương đối ít calo, bạn nên trộn nhiều loại quả ô-liu khác nhau để tăng thêm dưỡng chất. Loại trái này có thể giải tỏa cơn thèm ăn mặn và cung cấp chất béo có lợi cho tim mạch.

Đậu Hà Lan

Thiếu hụt chất xơ có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý, bạn nên bổ sung chất xơ trong quá trình ăn kiêng, những loại rau xanh như đậu Hà Lan chứa nhiều nguồn chất xơ và giúp bạn cân bằng tâm lý.

Bơ đậu phộng

bodauphong

Thực phẩm ít chất béo không có nghĩa là ít calo, bạn nên chọn lựa nguồn thực phẩm cung cấp vừa đủ calo thay vì chú ý vào lượng chất béo. Chất carbon có trong bơ đậu phộng là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tương đương với các loại hạt ngũ cốc nguyên chất.

Sữa chua

Trong số các thức ăn vặt cung cấp lượng protein tốt cho cơ thể, không thể thiếu sữa chua. Nếu ngán ăn ngũ cốc bạn có thể dùng sữa chua thay thế. Vitamin B12 có trong sữa chua còn giúp tâm trạng phấn khởi hơn, sữa chua cũng chứa các vi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa.

Theo Phunuonline.com.vn

Những thói quen khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Theo Health, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy nhanh chóng loại bỏ những điều sau khỏi thói quen sinh hoạt của mình.

nhung-thoi-quen-khien-co-the-cam-thay-met-moi

Góc làm việc bừa bộn sẽ khiến bạn không tập trung, dễ căng thẳng.

1. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi

Thiếu ngủ gây ra những tác hại về cả thể chất lẫn tinh thần. Một giấc ngủ đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả suốt một ngày dài.

2. Bỏ qua luyện tập khi cảm thấy mệt mỏi

Đây là sai lầm của hầu hết chúng ta khi cho phép cơ thể thư giãn khi mệt mỏi và tránh tất cả các bài luyện tập thể dục.

Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ), một bài luyện tập nhẹ từ 15-20 phút ngay cả khi cơ thể uể oải sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn. Nếu duy trì đều đặn trong 6 tuần, cơ thể của bạn sẽ dẻo dai và hệ thống miễn dịch được tăng cường.

3. Uống quá ít nước

Chỉ cần để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước ở mức 2%, năng lượng trong cơ thể của chúng ta đã bị tụt giảm khiến cơ thể mệt mỏi. Việc mất nước gây ra tình trạng máu đông đặc, khiến tim phải hoạt động vất vả hơn để bơm máu, làm giảm tốc độ chuyền oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

4. Thiếu hụt chất sắt

Thiếu sắt khiến cơ thể uể oải, khó chịu và kém tập trung. Ngay bây giờ, bạn cần bổ sung lượng sắt vào cơ thể bằng các loại thực phẩm như thịt bò, đậu hũ, trứng, các loại hạt, đậu,…

5. Bỏ bữa sáng

Việc ăn sáng cũng giống như “đổ xăng” cho chiếc xe máy của bạn. Bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể trì trệ, hoạt động chậm chạp.

Một bữa sáng lý tưởng nên bao gồm ngũ cốc, đạm và chất béo có lợi, chẳng hạn như cháo yến mạch, sinh tố trái cây, sữa ít béo, bánh mì nướng và trứng ốp la hoặc một ít sữa chua.

6. Có thói quen ăn vặt

Thói quen ăn vặt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường và chứng mệt mỏi, chán ăn.

7. Không có thói quen từ chối

Khi phải ôm đồm quá nhiều thứ, tinh thần của bạn sẽ cảm thấy bị “quá tải”, dẫn đến cơ thể cảm thấy cạn kiệt, mệt mỏi.

Hãy tập cho mình khả năng nói “không” với các yêu cầu không thực sự chính đáng từ người khác như sếp, đồng nghiệp, thậm chí là người bạn đời hoặc con cái.

8. Môi trường làm việc quá bừa bộn

Theo nghiên cứu của Đại học Princeton (Mỹ), bàn làm việc quá bừa bộn sẽ khiến bạn mất tập trung và làm việc kém hiệu quả, dẫn đến căng thẳng.

Nếu không thể dọn dẹp mọi thứ cùng một lúc, bạn hãy tranh thủ dọn dẹp từng ít một.

9. Sử dụng điện thoại kiểm tra công việc trước khi ngủ

Đây là một trong những thói quen mang tính “gây hấn” nhất cho sức khỏe của bạn. Việc kiểm tra hộp thư, tin nhắn công việc trước khi ngủ khiến bạn mang những suy nghĩ không tốt vào giấc ngủ, gây là tình trạng ngủ không sâu giấc, mất ngủ, gây nên những tổn thất đáng kể cho cơ thể.

10. Phụ thuộc vào cà phê

Việc uống quá nhiều cà phê trong ngày sẽ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Cà phê ngăn sự sản xuất adenosine, chất tạo ra cảm giác buồn ngủ.

Tốt nhất, nên dừng uống cà phê ngay từ đầu giờ chiều vì một cốc cà phê trước giấc ngủ khoảng 6 tiếng vẫn có thể tác động không tốt lên giấc ngủ của bạn.

Theo Thanh Minh/Suckhoegiadinh.com.vn

Rủ nhau làm các món ăn vặt từ phô mai

(Webtretho) Phô mai là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng và được rất nhiều bé yêu thích. Vậy cuối tuần này các bạn hãy cùng Mua Gì? Ở Đâu? vào bếp làm vài món ăn vặt từ phô mai cho các bé cưng nhà mình theo công thức của các mẹ Webtretho nhé!

Ảnh Internet

1. Phô mai que

Món ăn vặt cho bé theo công thức của mẹ Minh minh yêu:

Nguyên liệu

- Phô mai Mozzarella
- Bột mì
- Trứng gà
- Bột chiên xù

Cách chế biến

Bước 1: Xắt pho mai thành que hoặc miếng hơi dày. Bạn có thể xắt theo hình hoa, lá hay bất cứ hình thù nào mà các bé thích;

Bước 2: 
- Trứng đập ra bát, chỉ lấy lòng đỏ, đánh đều. Nhúng phô mai vào trứng lần 1 sau đó lăn qua bột mì;
- Tiếp tục cho phô mai đã lăn qua bột mì vào bát trứng nhúng lần 2 sau đó đem lăn qua bột chiên xù để bột phủ kín;
- Lặp lại 2 lần cho bột chiên xù áo đều một lớp hơi dày quanh thanh phô mai;

Bước 3: Cho phô mai vào ngăn đá khoảng 30 phút;

Bước 4: Bắc chảo dầu nóng cho phô mai vào chiên cho tới khi lớp bột ngoài vàng, giòn.

Lưu ý: khi chiên bạn nên để cho các mặt vàng rồi hãy trở để tránh làm vỡ lớp vỏ khiến phô mai chảy ra ngoài.

Bạn có thể đến Gian hàng bán Mozzarella Cheese hay Gian hàng phô mai Mozzarella Anchor tìm mua phô mai Mozzarella để làm phô mai que nhé! Còn nếu không có nhiều thời gian để tự làm, bạn vẫn có thể đặt hàng rất dễ dàng từ các gian hàng của Mua Gì? Ở Đâu?:

Gian hàng phô mai que Rain_logy
Gian hàng phô mai que Pecopdethuong
Gian hàng phô mai que AmsVN
Gian hàng phô mai que Pipicheese

2. Rau câu phô mai 

Công thức của mẹ tuyennhabe với món rau câu mát lạnh cho thời tiết oi bức;

Nguyên liệu

- 10g bột rau câu;
- 1 lít sữa tươi;
- 3 miếng phô mai Con Bò Cười;
- 150g đường;
- 100g kem tươi;

Cách chế biến

- Trộn bột rau câu với đường;
- Cho kem tươi và phô mai vào tô đánh nhuyễn đều;
- Nấu sôi sữa tươi cho bột rau câu và đường vào từ từ, khuấy nhẹ cho hỗn hợp tan hết;
- Tắt bếp, cho hỗn hợp kem tươi và phô mai vào trộn đều;
- Đổ ra khuôn đợi tới khi rau câu nguội để vào tủ lạnh là được.

3. Bánh phô mai trứng cút 

Một món ăn vặt lạ miệng của Enrichfood:

Nguyên liệu

- 2 quả trứng cút;
- 1 miếng phô mai;
- 2 thìa con tép (con ruốc);
- 1 thìa canh bột chiên giòn;
- 1 ít hành lá, gia vị.

Cách chế biến

- Tán đều phô mai với 3 thìa nước lọc, bạn nên cho nước ấm vào phô mai sẽ dễ tan hơn;
- Cho bột chiên giòn vào bát nhỏ, sau đó cho phô mai đã tán nhuyễn cùng 4 thìa nước vào khuấy đều;
- Đập 1 quả trứng cút vào bát nhỏ khác, cho ít hành lá, 1 thìa tép, 1 ít gia vị. Đánh đều hỗn hợp lên;
- Để chảo lên bếp, vặn lửa nhỏ, cho một ít dầu ăn vào. Khi chảo nóng, cho khoảng 1 thìa đến 2 thìa bột vào chiên. Bạn nên tạo cho bánh có hình tròn, bánh sẽ rất đẹp;
- Tiếp đến, cho hỗn hợp trứng cút lên mặt bột, phết cho đều mặt bánh. Sau khi trở mặt bánh cho trứng chín đều ta cho bánh ra đĩa và trang trí;

Chọn kem an toàn cho mùa hè

Không ít trường hợp học sinh bị ngộ độc hay đau bụng khi ăn phải kem kém chất lượng được bày bán trước cổng trường. Trong khi chưa thể khắc phục cũng như kiểm soát chặt chẽ tình trạng này thì cách tốt nhất là nhà trường cần phối hợp với các bậc phụ huynh hướng dẫn cho con em mình cách tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị ngộ độc.

Cảnh giác với kem kém chất lượng

Đã từ lâu, cộng đồng vẫn quen với khẩu hiệu “Cổng trường em sạch đẹp – an toàn” được treo trước các cổng trường mẫu giáo hay tiểu học. Tuy vậy, tình trạng bày bán la liệt các gánh hàng rong hay kem dạo trước các cổng trường vẫn diễn ra hàng ngày, nhất là thời điểm mới vào đầu năm học như hiện nay. Người bán vẫn ngang nhiên bán, người mua vẫn mua mặc cho chất lượng trôi nổi ra sao. Cô Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà – hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết, mặc dù nhà trường đã phối hợp với các ban ngành liên quan xử lý và nghiêm cấm hoạt động buôn bán hàng rong trước cổng trường nhưng không mấy hiệu quả. Nguyên nhân vẫn xuất phát từ thói quen ăn quà vặt của học sinh và nhu cầu mưu sinh của người buôn bán. Rất nhiều phụ huynh vì chiều con nên cũng “tát nước theo mưa”. Ít ai biết được bên trong những cây kem xanh, đỏ “hấp dẫn” ấy là mầm mống gây bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con em mình. Chưa tính đến những chất phụ gia, phẩm màu bị cấm có trong các loại thực phẩm này.

Trong khi đó, theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, các bệnh đường tiêu hóa ở lứa tuổi học trò (như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…) có liên quan chủ yếu đến các món ăn vặt ngoài đường, mà kem là một trong những món phổ biến nhất. Đó là chưa kể đến các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải kem kém chất lượng.

Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân

Trong khi chưa thể khắc phục triệt để được tình trạng này thì các trường học cần phối hợp với phụ huynh rèn luyện cho con em mình ý thức tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cô Thanh Trà – hiệu trường trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp cho biết, trong thời gian tới nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các em học sinh về tác hại của việc ăn quà vặt không rõ nguồn gốc, lồng ghép nhắc nhở các em qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm… Đồng thời, nhà trường cũng sẽ khuyến khích các em mua hàng tại căn-tin trường. Vì nhà trường đã kí cam kết chỉ cho bán các loại hàng hóa có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với túi tiền của phụ huynh, học sinh. Cụ thể, với những món ăn mà trẻ ưa là kem thì nhà trường khuyến khích mua những thương hiệu có uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhà trường còn treo biển cấm buôn bán hàng rong trước cổng trường và sẽ cho đội bảo vệ chốt, chặn vào những giờ cao điểm để xử lý triệt để tình trạng này.

Anh Đỗ Hữu Sơn – hội phụ huynh học sinh trường Tiểu học Lê Văn Sỹ (q. Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học lần này chúng tôi sẽ đề xuất với nhà trường kiểm tra chất lượng hàng hóa được bán trong căn-tin trường và đưa ra biện pháp xử lý triệt để với những người buôn bán quanh cổng trường. Bên cạnh đó, với tư cách là phụ huynh, chúng tôi cũng giáo dục các cháu ở nhà nên tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gôc, sử dụng các sản phẩm có thương hiệu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.”

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết thêm: “Để bảo vệ mình trước tiên người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Với trẻ em, kem là món khoái khẩu nên phụ huynh càng phải quan tâm nhiều hơn. Có thể ngăn ngừa bằng cách mua sẵn các sản phẩm kem có uy tín như ở nhà hoặc giáo dục các em cách chọn loại kem nào an toàn cho mình. Có như vậy mới tránh được các vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho các em.”

Sản phẩm Merino Cutie Bear (Ảnh do nhãn hàng Merino cung cấp)

Đại diện đơn vị sản xuất kem Merino cho biết để có được những kem đúng chất lượng, công ty KIDO đã phải đầu tư trang thiết bị sản xuất từ châu Âu đến con số triệu đô, thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất kem sạch đạt chuẩn ISO 22000:2005

Chuối – Thực phẩm ăn vặt bổ dưỡng

Chuối là món ăn vặt lý tưởng do cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nhưng lại không làm tăng cân.

Vì vậy, hãy thay đổi thói quen ăn vặt các loại thực phẩm ngọt nhiều đường bằng vài quả chuối sẽ giúp cho sức khỏe tốt hơn.

Do chuối chứa nhiều chất khoáng như sắt, kali và nhóm vitamin B cũng như chất xơ, nên giúp giảm cân, cải thiện rối loạn đường ruột, giảm nguy cơ đột quỵ, giúp tăng cường trí nhớ, giảm stress và khiến tinh thần được sảng khoái.

Chuối có nhiều loại, phổ biến và thường được dùng để chế biến nhiều món ăn nhất là chuối sứ (còn gọi là chuối xiêm). Khi chuối chín có thể ăn tươi, hoặc sấy khô để ăn dần, nấu chè, làm bánh, sinh tố, kem… Món nào cũng có hương vị riêng.

Món đơn giản nhất là chuối sấy giòn. Lựa chuối vừa chín tới, bóc vỏ, cắt khoanh tròn vừa ăn rồi cho vào thau nhỏ. Vắt ít nước cốt chanh, đổ thêm nước vào và khuấy đều, sau đó đổ nước chanh này vào thau chuối, trộn nhẹ tay cho chuối ngấm nước chanh. Xếp các khoanh chuối lên khay nướng đến khi vàng đều. Để nguội rồi cất vào lọ để dành ăn dần.

Chuối chiên là món ăn chơi có thể làm bất cứ khi nào bạn muốn. Cho bột mì vào thau, trộn thêm ít bột gạo để khi chiên chuối được giòn. Đánh nổi trứng gà. Pha đường với nước cho tan. Sau đó đổ nước đường và trứng gà vào thau bột, thêm ít muối và vani rồi trộn đều, sao cho bột mịn, sánh, không bị vón cục. Chuối chín vừa bóc vỏ, cắt làm đôi theo chiều dọc, sau đó cho vào bao ni lông ép dẹp miếng chuối. Thả miếng chuối đã ép vào bột rồi cho vào chảo dầu sôi và chiên đến khi vàng đều hai mặt, vớt ra để ráo dầu, vừa ăn vừa thổi mới ngon.

Chuối xào dừa là món ăn vặt dễ làm. Chuối chọn trái vừa chín tới, để nguyên vỏ, bắc nồi nước sôi lên thả chuối vào luộc chín, tắt bếp, mở nắp đến khi bay hết hơi thì vớt chuối ra, bóc vỏ, cắt chuối thành những lát vừa theo chiều dọc. Bột khoai và bột báng ngâm nước cho nở. Đậu phộng rang vàng, đãi vỏ rồi giã giập.

Dừa vắt lấy nước cốt và nước dảo. Bắc nước dảo dừa lên bếp (chừa lại một ít nước dảo để khuấy bột năng). Nước dảo dừa sôi cho đường, muối, bột khoai vào nấu đến khi gần mềm thì cho thêm bột báng vào. Bột báng nở trong thì đổ nước bột năng vào từ từ, khuấy đều tay đến khi vừa sánh, đừng để đặc quá sẽ mất ngon. Cho tiếp nước cốt vào, sôi lại thì tắt bếp. Khi ăn cho chuối lát vào đĩa nhỏ, rưới nước dừa và rắc đậu phộng rang lên.

Bạn cũng có thể làm món bánh chuối nướng để ăn từ từ. Chuối lựa trái chín muồi, bóc vỏ, cắt xéo, trộn đường vào cho ngấm. Xé nhỏ ruột một ổ bánh mì, ngâm vào sữa tươi hoặc nước cốt dừa cho mềm. Trứng gà đánh nổi. Sau đó trộn đều chuối, bánh mì và trứng vào, có thể thêm ít bột mì nếu thấy loãng. Cho ít bơ vào khuôn nướng, tráng đều, rồi cho hỗn hợp trên vào. Nướng khoảng 45 phút đến khi bánh vàng đều là được. Bỏ bánh vào tủ lạnh cho săn lại rồi thưởng thức sẽ ngon hơn.

Pudding chuối: Trộn kem và sữa tươi rồi đun trên bếp với lửa nhỏ, đến khi thấy bay hơi thì nhấc xuống. Đánh tan trứng với đường. Chọn chuối chín, bóc bỏ vỏ, cho vào máy xay nhuyễn. Trộn đều chuối, sữa, kem, trứng và ít vani cho thơm. Đổ hỗn hợp ra ly nhỏ rồi đem hấp cách thủy đến khi chín, dùng lạnh. Không nên đổ đầy ly vì hỗn hợp sẽ nở trào ra.

Bạn cũng có thể làm mới món yaourt ăn thường ngày bằng cách cho yaourt, chuối cắt lát, mật ong và ít đá vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ ra ly để có ly yaourt chuối vừa thơm ngon vừabổ dưỡng.

(Theo Phụ nữ online)

5 món ăn vặt Việt Nam”hot” trên báo nước ngoài

Khi nói đến “thiên đường” quà vặt ở Việt Nam, “thượng đế” hẳn không thể không nhắc đến các món bánh xèo, bánh khọt, bánh chuối, bánh gối và gỏi cuốn.

Dưới đây là một số món ăn vặt ở Việt Nam được “show” trên CNNGo:

Bánh xèo

Nhắc tới bánh xèo, nhiều người nghĩ ngay đến hương vị giòn rụm của bánh xèo miền Nam. Bánh có hình dạng giống với bánh crepe, được rán với thịt lợn, tôm, giá và được tô điểm bằng rau sống tươi. Đây được coi là một món bánh truyền thống của người Việt Nam. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh có cách chế biến và hương vị riêng. Thường thì có hai phong cách chính là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Bánh xèo ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.

Để thưởng thức loại bánh này như người dân bản địa, bạn hãy cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, cuốn trong bánh đa nem hay lá rau diếp, nhúng bánh vào nước chấm đặc biệt mà đầu bếp chuẩn bị. Bạn hãy tìm đến quán bánh xèo nổi tiếng ở địa chỉ 46A Đinh Công Tráng, quận 1, TP HCM, để thưởng thức hương vị khó quên của món bánh này.

Bánh khọt

Loại bánh có hương vị đặc biệt và xinh xắn này được tìm thấy ở ba miền với thành phần giống hệt nhau nhưng có khác về kích cỡ. Thông thường một chiếc bánh khọt được đựng trong một chiếc đĩa nhỏ, vừa miệng ăn. Phần vỏ giòn bên ngoài được là từ sữa dừa, với nhân tôm, đậu, hành. Quán bánh khọt nổi tiếng ở TP HCM là quán Cô Ba Vũng Tàu, 59B Cao Thắng, quận 3.

Bánh chuối

Bánh chuối là món ăn vặt thường xuất hiện khi trời trở gió và lúc đó, khi ta nhìn thấy đâu đó ở góc ngã ba, ngã tư đường phố Hà Nội xuất hiện những hàng bánh chuối.

Muốn có chiếc bánh ngon, dẻo, thơm mùi chuối, lại có màu sắc hấp dẫn cũng khá công phu. Đầu tiên, người ta phải chọn được những quả chuối tây to, dài, tròn mập, màu vàng phủ đều ôm lấy quả rồi bóc vỏ, cắt đôi theo chiều dọc. Sau đó, người làm cho từng miếng chuối vào túi ni lông ép dẹt để đảm bảo độ dai của bánh.

Bột là khâu quan trọng khi làm bánh chuối. Nếu chỉ làm toàn bột mỳ, bánh không thơm; chỉ bột gạo tẻ bánh không ngon; chút bột nếp bánh không xốp… nên người ta trộn ba thứ ấy mỗi thứ một ít, thêm một ít bột nở, một ít đường và một lượng nhỏ phẩm màu thực phẩm. Tiếp đó, họ đổ nước vào pha theo tỷ lệ thích hợp sao cho chúng có độ sền sệt, ủ độ hai tiếng, tạo lớp men nhẹ, tăng độ dính kết của bột.

Cho mỡ vào chảo đun sôi, quệt miếng chuối vào lớp bột sao cho bột phủ đều bao lấy miếng chuối. Thả miếng chuối vào chảo mỡ đang sôi. Đợi khi bánh chín, mặt bánh có màu nâu đỏ.

Ngoài loại bánh chuối đơn thuần này, nhiều hàng còn dùng khoai lang sống thái chỉ rán cùng cùng lát chuối để rán. Bên cạnh bánh chuối, người ta còn làm ra bánh chuối lạc và bánh chuối hấp. Bánh chuối dân giã kể trên được bán nhiều ở đường cơm nguội gần khách sạn Thắng Lợi, đoạn đường vào  phủ Tây Hồ.

Bánh gối

Giống với bánh bao, bánh gối không có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng món ăn vặt này đã trở nên phổ biến từ rất lâu và cũng là một trong những món ăn vặt “đầu bảng” của mùa đông. Ở Hà Nội, bánh gối ở phố Lý Quốc Sư là một địa chỉ rất nổi tiếng. Vỏ bánh vàng ruộm, giòn và dai; nhân bánh được trộn từ những nguyên liệu gần giống với chả nem, gồm có thịt băm, miến, nấm tai mèo và trứng, làp xường.

Món ăn vặt này kết hợp với bát nước chấm được pha rất “chuẩn” là sự hấp dẫn khó cưỡng với thực khách.

Gỏi cuốn

Là một phiên bản của nem rán, gỏi cuốn ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tươi ngon lại tốt cho sức khỏe khi bạn đã thưởng thức quá nhiều món rán ở Việt Nam. Một chiếc gỏi cuốn đúng cách bắt đầu từ những lá xà lách tươi rói, tiếp đến là thịt thái lát mỏng, dùng kèm các loại rau sống như rau mùi, khế chua, dứa, chuối xanh… cuộn chặt tay và gọn gàng, chấm ngập nước mắm chanh ớt. Bạn có thể tìm thấy đủ loại gỏi cuốn tại Quán ăn Ngon, 18 Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

BACSI.com (Theo Giadinh)

Ô mai chanh vừa ngon vừa chữa đau họng

Những ngày chuyển mùa hay vào đông giá lạnh, bạn rất dễ bị viêm họng. Ngoài các loại thuốc do bác sĩ kê, bạn nên trữ thêm chút ô mai mặn để ngậm cho đỡ rát họng nhé.

Ô mai chanh có thể để nguyên quả hay cắt miếng nhỏ.

Hà Nội nổi tiếng có nhiều loại ô mai ngon, có nguyên cả con phố bán món đồ ăn vặt này như Hàng Đường. Trên dãy phố sầm uất của thủ đô có tới cả chục hàng bán đủ kiểu khác nhau như xào, gừng, mặn, ngọt, mứt… chế biến từ sấu, đào, chanh, quýt, quất, cóc, mơ… Vì chanh có quanh năm nên lúc nào muốn, bạn cũng có thể ghé vào một vài hàng có tiếng trên Hàng Đường như Hồng Lam, Toàn Thịnh để mua. Nếu bạn không ăn được mặn quá thì có thể mua chanh mặn ngọt, cũng có tác dụng lắm đấy.

Nằm trên phố Hàng Da, hàng Vạn Lợi nhỏ tí xíu đông nghịt khách mỗi khi Tết đến với các loại sấu dẻo, quất dẻo khá lạ. Dù sau này, nhiều nhà cũng làm thêm loại này nhưng không đâu sánh bằng Vạn Lợi. Chính bởi thế, dù giá cả có đắt hơn nên khách vẫn kéo tới đây mua về nhà ăn hay gửi vào Sài Gòn cho bạn bè. Nổi trội về nhiều loại ô mai dẻo, xào nhưng ô mai chanh ở Vạn Lợi cũng không quá đặc sắc nên giá cả cũng ngang các hàng khác.

Có cách chế biến hơi khác các hàng, ô mai bà Thu ở 145 Bà Triệu lại để nguyên cả hột muối biển trong ô mai. Nếu như ở Hàng Đường hay Vạn Lợi để nguyên cả quả thì ở đây cắt miếng nhỏ xíu. Không chỉ có chanh mặn, hàng bà Thu có thêm cả loại xào ăn cũng là lạ. Đau họng thỉnh thoảng nhấm nháp chút muối trong ô mai cũng thấy hay hay.

Một số loại ô mai ở Bà Triệu để nguyên cả muối biển.

Meo.vn (Theo Ngoisao)

Nhấm nháp cà phê tăng nguy cơ sâu răng

Thói quen ăn vặt, nhấm nháp cà phê sữa hoặc cà phê đường trong giờ làm việc có thể dẫn tới bệnh sâu răng.

Bác sĩ nha khoa Heidi Hackett, thành phố Seattle, tiểu bang Washington (Mỹ) cho biết: “Chúng tôi phát hiện rằng, đa số bệnh nhân sâu răng có thói quen dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để nhấm nháp cà phê sữa hoặc cà phê có đường trong khi làm việc trước máy vi tính. Việc liên tục cho răng miệng tiếp xúc với đường, sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng có “thức ăn” để sinh sôi”.

Nha sĩ Hackett nhận thấy, số người lớn bị sâu răng tăng rõ trong suốt năm-bảy năm qua do có chung thói quen là uống cà phê sữa hoặc nước uống có sữa, đường, hoặc hay ăn vặt khi làm việc. Vì vậy dành ra 15 phút uống cà phê thì không sao, nhưng nhấm nháp cà phê cả ngày rất hại cho răng miệng.

Meo.vn (Theo PNO)

Chiến lược đơn giản giúp con nhanh tăng cân

Hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Hãy tham khảo chiến lược đơn giải dưới đây để có thể giúp con tăng cân phù hợp độ tuổi.

Tình trạng thiếu cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của một đứa trẻ. Có một số trẻ vốn dĩ là gầy (do di truyền) nên sức khỏe của chúng không bị ảnh hưởng là bao. Tuy nhiên, những đứa trẻ có thể trạng gầy do cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và khiến cơ thể thiếu năng lượng. Những đứa trẻ gầy yếu có thể là đối tượng trêu chọc của những đứa trẻ khác.

Vấn đề cân nặng của con luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Vậy nên, không ít bậc cha mẹ luôn ra sức ép cho con ăn để mong con lớn hơn những đứa trẻ khác cùng lứa, nhưng càng ép càng không thấy hiệu quả. Là tại sao?

Cha mẹ hãy tham khảo chiến lược đơn giải dưới đây có tác dụng vừa giúp con cái ăn uống lành mạnh lại có thể tăng cân phù hợp độ tuổi:

Bước 1

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn nếu bạn đang quan tâm đến trọng lượng của con. Làm các kiểm tra cần thiết để biết con có bị một số bệnh ảnh hưởng đến cân nặng của con hay không, ví dụ như bệnh celac (một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa glutin) hoặc bệnh dị ứng thực phẩm...

Bước 2

Khuyến khích các bữa ăn nhỏ thường xuyên. Cho phép con ăn vặt và ăn thành các bữa nhỏ ngoài những bữa chính trong ngày. Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy hỏi xem con có đói không và cho con ăn một số loại thực phẩm lành mạnh đối với trẻ em như trái cây sấy khô, sinh tố, pho mát, sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt...

Bước 3

Tránh cho trẻ em ăn các loại thực phẩm ăn vặt có hàm lượng calo cao ăn. Không cho con liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng những có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt... vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen ăn chúng suốt đời, như vậy thì không tốt chút nào. Đó là ý kiến cảnh báo của Tiến sĩ Stephen Daniels, một giáo sư của khoa nhi tại Bệnh viện Nhi ở Mỹ và là thành viên của Ủy ban về dinh dưỡng, trẻ em của Mỹ.

Bước 4

Cho con uống ít nước trái cây. Nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích, vì nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác. Tăng cường sữa cho con, thậm chí cho thêm sữa vào sinh tố trái cây hoặc các đồ uống có hàm lượng calo cao khác. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ uống nước trái cây quá nhiều có thể gây tiêu chảy, cản trở sự tăng cân.

Bước 5

Tăng hàm lượng calo của các loại thực phẩm mà con ăn. Không cần tăng quá nhiều, chỉ cần tăng một chút một. Bạn có thể khaausy đều dầu ô liu vào mì, bơ vào bánh mì nướng và bột yến mạch, pho mát lên bánh sandwich hoặc trong trứng và cho sữa vào súp thay vì cho nước hoặc nước dùng.

Bước 6

Cho phép trẻ ăn các món tráng miệng lành mạnh, ví dụ như bánh pudding có lượng chất béo thấp, sữa chua hoặc bánh nướng xốp đông lạnh, và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đường tối thiểu. Trái cây kem cũng tốt cho trẻ.

 

Meo.vn (Theo Afamily)

10 ‘chiêu’ giúp bé ngon miệng mỗi ngày

Cứ đến mỗi bữa ăn, nhiều gia đình vô cùng vất vả bởi trẻ làm biếng, lười nhai hoặc không thích một vài món ăn nào đó.

Lúc này, đủ mọi “chiêu” phải đem ra để dụ dỗ trẻ sao cho bé “hoàn thành nhiệm vụ” là cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cách làm này không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng, hãy tham khảo những cách sau đây của chúng tôi và cố gắng áp dụng hiệu quả những phương cách tạo thói quen tốt cho trẻ nhé.

1. Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn

Hầu hết các chuyên gia cho rằng những bữa ăn thường xuyên với lịch trình những bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ em nhận biết rằng sẽ phải ăn trong vài giờ tới và trẻ sẽ không bị đói. Do đó, hãy hạn chế uống nước ngọt và bánh ngọt cho trẻ ngay giữa hoặc trước bữa ăn của trẻ. Điều này sẽ tăng sự ngon miệng và giúp trẻ thêm đói để có động lực ăn cơm đúng giờ.

Thói quen ăn uống giúp trẻ ngon miệng hơn. (Ảnh minh họa).

2. Tích cực giới thiệu những thực phẩm mới

Với một đứa trẻ, bạn có thể mất ít nhất từ 8-15 cuộc thử nghiệm để giúp trẻ nhận biết rõ về một thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn bạn sẽ thành công.

Để giúp trẻ nhận biết thực phẩm nhanh hơn, bạn đừng chế biến quá nhiều thực phẩm trong 1 bữa ăn. Tốt nhất bạn chỉ nên cung cấp một phần cơm nhỏ cùng với 1,2 món ăn ưa thích cho trẻ. Bạn đừng quá tham lam đưa nhiều thực phẩm vào bát cơm của trẻ, nếu không trẻ sẽ sợ mà bỏ bữa luôn.

3. Nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng

Để giúp trẻ dần không “kén cá chọn canh” trong việc lựa chọn, chính bạn phải nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng nhé. Do đó, bạn hãy kiểm soát các đồ ăn vặt ở trong nhà như những thực phẩm giàu chất béo, cookies, bánh và nước ngọt. Theo đó, cùng với thời gian, trẻ sẽ học được cách làm và cách ăn uống khoa học theo bạn.

4. Không cho trẻ ăn thêm phần ăn của người lớn

Một đứa trẻ thường chỉ ăn khoảng ¼ phần ăn của người lớn cho nên bạn tuyệt đối đừng cố nhồi nhét trẻ ăn thêm phần ăn nhé. Hãy chú trọng lượng thực phẩm bạn cho trẻ ăn trong một ngày. Không nên quá nhiều nhưng cũng không nên quá ít.

5. Không đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn

Mặc dù khi trẻ từ chối không chịu ăn những thực phẩm bạn đưa ra và điều này khiến bạn buồn bã nhưng cũng không nên đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn. Bên cạnh đó hãy tìm cách để trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách thoải mái hơn.

Bạn có thể tìm cách dụ dỗ trẻ bằng những món ăn nhẹ để bé hứng thú hơn với ăn uống. (Ảnh minh họa).

6. Tìm cách dụ dỗ trẻ ăn bằng những món ăn nhẹ

Cung cấp nhiều loại thức ăn tại bữa ăn và có thể thỏa thuận cho phép trẻ ăn snack nếu như trẻ chịu măm một thực phẩm nào đấy. Trái cây, súp, táo, bánh quy giòn, bơ đậu phộng và sữa chua …là tất cả các ví dụ tốt về món ăn nhẹ bạn có thể chọn lựa cho trẻ trong sự thỏa thuận này.

Nếu trẻ đồng ý với những lựa chọn này, bạn đừng quá băn khoăn nhé. Miễn là trẻ khỏe mạnh và chịu ăn nhiều thực phẩm khác nhau, bởi trong thời gian ấy, bạn sẽ tận dụng để chuyển sang nhiều loại thực phẩm khác.

7. Nấu ăn trước để dự trữ lúc trẻ đang đói

Bạn nên tránh những đồ ăn nhanh bằng cách chăm chỉ nấu ăn hàng ngày với những món ăn khác nhau. Nếu con bạn không thích những gì bạn đã chuẩn bị cho bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, bạn cũng không nên quá buồn hoặc lo lắng. Hãy cứ chuẩn bị và mang ra cho trẻ ăn khi trẻ đang đói. Vì khi đang đói trẻ sẽ không có nhiều sự lựa chọn và sẽ ăn tất cả những gì bạn bày ra trước mắt trẻ đấy.

8. Tạo thích thú ăn cho trẻ từ thực phẩm

Bạn có thể tạo sự thích thú cho trẻ để trẻ có hứng khởi khi ăn hơn bằng cách cắt bánh mì thành nhiều hình dạng ngộ nghĩnh khác nhau. Hoặc khi ăn bữa sáng, tối, bạn có thể tỉa cắt thực phẩm bằng nhiều hình thù đáng yêu. Điều này giúp trẻ có cảm giác thích thú xung quanh giờ ăn cơm và giảm thiểu căng thẳng khi ăn.

9. Cầu cứu thêm sự giúp đỡ cho trẻ măm ngon miệng

Ngoài thức ăn bạn đã chuẩn bị, bạn có thể nhờ thêm một sự trợ giúp nữa khiến trẻ ăn ngon hơn và không kén chọn thức ăn. Ví như, thêm một đứa trẻ nữa khi ăn cùng trẻ sẽ giúp trẻ ăn nhanh hơn, hứng khởi ăn nhiều thực phẩm hơn nữa.

10. Bổ sung thực phẩm lén lút cho trẻ

Nếu không thể đường hoàng bổ sung thực phẩm cho trẻ thì bạn hãy lén lút thêm rau, nước sốt cà chua hoặc súp, trái cây tươi, smoothies, khoai lang, bí ngô, cá …. vào những món ăn bạn đang chế biến khi trẻ không để ý nhé.

Mặc dù bạn đang lừa gạt trẻ nhưng đây là cách khá dễ dàng để trẻ có thể nhận được nhiều thực phẩm lành mạnh. Nó hơn việc bạn phải chấp nhận cho trẻ ăn sneak chỉ đổi lại trẻ sẽ tiêu thụ 1 thực phẩm/ 1 lần.

Lưu ý:

Nếu trẻ có thói quen quá “kén cá chọn canh” kén chọn thực phẩm trong việc ăn uống mà mọi nỗ lực của bạn vẫn không làm thay đổi được thói quen này ở trẻ trong thời gian dài thì rất đáng lo ngại. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ hiện tại và sau này.

Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được giới thiệu đến một chuyên viên dinh dưỡng cho con bạn. Lúc này bạn hãy đăng ký thăm khám và trị liệu cho con bạn nếu cần thiết.

Meo.vn (Theo Eva)