Lưu trữ cho từ khóa: ăn uống tốt cho sức khỏe

Ăn – uống những gì để tiêu hóa tốt hơn?

(Webtretho) Dạ dày “không khỏe” hẳn khiến chủ nhân của nó cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, có những cách đơn giản giúp xoa dịu dạ dày mà bạn có thể tự thực hiện.

Ăn thức ăn mềm

Nên ăn: sau khi bị đau dạ dày hoặc bị tiêu chảy.

Công dụng: Chuối, cơm, mứt táo nguyên chất không đường, bánh mì nướng cùng nước trà nóng là những thực phẩm có thể làm dịu cơn đau quặn dạ dày và cung cấp các chất bổ sung để dạ dày hoạt động tốt hơn. Những món ăn nhạt, ít đường hay những món ăn từ tinh bột và ít vị chua cũng làm giảm bớt cảm giác đau và giúp cho việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày trơn tru hơn. Sữa chua cũng là một giải pháp được khuyến cáo là an toàn để giúp dạ dày tránh những cơn đau quặn.

(Ảnh: Inmagine)

Những thức uống bổ sung

Nên uống: sau khi bị nôn.

Công dụng: Khi bị nôn ói, cơ thể bạn bị mất đi chất điện phân và một số dưỡng chất khác, vì thế việc nạp lại nước cho cơ thể là điều nên làm. Lời khuyên cho bạn là nên uống nước dừa, nguồn cung cấp tự nhiên chất điện giải và kali cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể uống trà xanh, trà ô long hoặc trà rễ cây mâm xôi - những thức uống này có nhiều chất chống oxy hóa và hơn hết là có tác dụng làm dịu đi cảm giác khó chịu mà “cơn giận” của dạ dày vừa gây ra.

Thảo dược “bình dân”

Nên dùng: khi dạ dày của bạn bị đau hay cảm thấy bị đầy bụng. Có thể dùng hàng ngày nếu bạn có “thâm niên” với chứng khó tiêu.

Công dụng: Gừng, hạt thì là và bạc hà đều là những phương thuốc tự nhiên vô cùng hiệu quả. Gừng tươi, khô hay kẹo gừng đều có tác dụng giúp cho bộ máy tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn vì nó có tác dụng thúc đẩy sự tiêu hóa. Bạc hà cũng trợ giúp tiêu hóa tốt vì nó có công dụng làm dịu cơn đau, tống đẩy những khí ứ trong dạ dày làm đầy hơi và xoa dịu những cơn quặn ruột.

Với hạt thì là, thường dùng pha chung với trà, nó có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa. Nên uống các loại trà thảo dược này sau một bữa ăn no, nhiều gia vị để tránh những “cơn nóng giận” của dạ dày nếu cơ quan tiêu hóa của bạn thường hay gặp vấn đề.

Probiotics

Nên dùng khi: bạn thường bị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu và nếu các triệu chứng này diễn ra thường xuyên thì bạn nên bổ sung probiotics hàng ngày, thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

Công dụng: Probiotics là những vi khuẩn sống có lợi sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, kefir, kem sữa đã tách bơ... là những nguồn có probiotics khá phong phú, dễ tìm và còn rất ngon miệng nữa. Quả là không thừa khi bạn bổ sung thêm món sữa chua vào những món ăn vặt buổi chiều của mình, bạn không lo bị tăng cân khi dùng thêm một hũ sữa chua đâu!

Ăn gì để hơi thở… bớt mùi?

(Webtretho) Hơi thở không thơm tho thường là hậu quả của hai yếu tố chính: vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc sức khỏe đường ruột có vấn đề, có nghĩa mùi hơi thở của bạn không chỉ được hình thành trong khoang miệng mà còn từ toàn bộ hệ tiêu hóa của bạn. Và thủ phạm trong cả hai trường hợp này chủ yếu đều là vi khuẩn.

Các bác sỹ thường khuyên bạn nên bảo đảm ăn uống lành mạnh (có chế độ ăn cân bằng, ăn nhiều rau và trái cây, uống nhiều nước…), vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách sau khi ăn. Tuy vậy, chắc chắn có những khi bạn không thể bảo đảm được việc này, và thế không có nghĩa rằng bạn bị bắt phải “ngậm miệng” trong suốt cuộc họp chỉ vì bữa trưa trước đó đã ăn một món hơi nhiều gia vị. Bạn có thể:

webtretho_trà thảo mộc

Nhâm nhi tách trà thảo mộc giúp bạn tiêu hóa tốt hơn (Ảnh: Inmagine)

1. Các loại thảo mộc tuyệt vời! Có khá nhiều loại lá, rau có thể giúp chúng ta chống lại hơi thở có mùi, chẳng hạn như: lá bạc hà, lá khuynh diệp, lá hương thảo, lá bạch đậu khấu… Bạn có thể nhai lá rau tươi hoặc hãm cùng trà nóng. Các loại thảo mộc này còn có tác dụng tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa - vậy là sau bữa ăn, bạn được một công đôi việc.

2. Yogurt muôn năm! Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện thấy rằng việc ăn yogurt mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ hydrogen sulfide gây mùi trong miệng, không chỉ vậy còn làm giảm vi khuẩn trong miệng, giảm mảng bám và các bệnh về nướu răng. Thêm vào đó, Hội Thực chế học Hoa Kỳ (ADA) cũng khuyến khích chúng ta tiếp nhận vitamin D từ yogurt, phô mai và sữa nếu lo lắng về tình trạng hôi miệng do loại vitamin này sẽ tạo môi trường kiềm chế vi khuẩn phát triển.

3. Thức ăn giòn giòn. Táo, cà rốt, cần tây… các loại rau và trái cây quen thuộc, giòn giòn và nhiều chất xơ sẽ đồng hành với bạn trong cuộc chiến chống mồm hôi. Thứ gì ở trong miệng sẽ gây nên mùi khó chịu? Đó là các mảng bám, các mảnh, mẩu thức ăn bị giắt vào răng… Và những loại thức ăn giòn giòn như đã kể trên sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt, làm cho khoang miệng của bạn ẩm và làm trôi đi một phần nào những “kẻ” kia. Bạn cũng đừng quên ăn xong thì súc miệng cho sạch nhé.

4. Tăng cường C. Ăn nhiều trái cây nhóm berries, nhóm cam chanh, dưa và các loại thực phẩm, rau trái chứa nhiều vitamin C khác có thể giúp bạn tạo môi trường kiềm chế vi khuẩn sinh sôi. Chế độ ăn đa dạng vitamin C còn quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm nướu và các bệnh khác liên quan đến nướu răng – cũng là nguyên nhân quan trọng gây hơi thở không được thơm tho. Tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm chứ đừng lạm dụng các thức uống bổ sung vì có thể gây tình trạng dạ dày lục bục, làm trầm trọng thêm hơi thở “rau mùi”.

webtretho_trái cây

Các loại trái cây như táo, cam, chanh... sẽ giúp ích nhiều cho sức khỏe của bạn (Ảnh: Inmagine)

5. Kỹ thuật “mặt nạ”. Các loại kẹo gum không đường không thể thay thế cho việc đánh răng nhưng có thể giúp hơi thở của chúng ta thơm mát hơn (làm “mặt nạ” cho hơi thở đó), đồng thời làm tăng tiết nước bọt để “rửa” bớt mảng bám và vi khuẩn. Kẹo mùi vị bạc hà khá được ưa chuộng, nhưng thật sự mùi này chỉ giữ được trong khoảng thời gian ngắn, không chỉ thế, đường sẽ tạo thêm mảng bám. Bạn nên chọn loại kẹo nhai không đường là tốt nhất.

Ăn thức ăn nhanh sao cho khỏe

(Webtretho) Trong số trẻ em trên toàn thế giới, ít có đứa trẻ nào không thích ăn thịt và không ghét ăn rau. Bậc phụ huynh nào cũng phải trải qua giai đoạn vất vả rất nhiều nếu muốn thuyết phục trẻ tiếp nhận một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa thịt và rau. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng sự cân bằng ấy nằm trong các loại thức ăn nhanh vẫn luôn bị các bác sỹ khuyến cáo là kẻ thù của sức khỏe?

Các món ăn nhanh sẽ rất bổ dưỡng nếu bạn biết cách phối hợp các nguyên liệu. Ảnh: Inmagine

Bánh mỳ kẹp phô mai nướng

Bánh mỳ kẹp phô mai nướng là món ăn đúng tiêu chuẩn của một món ăn nhanh, chỉ cần kẹp phô mai, thịt nguội hoặc xúc xích vào giữa miếng bánh mỳ, mang đi nướng giòn là đã hoàn thành một món được bọn trẻ rất yêu thích. Khi chế biến món này, các bà mẹ không cần phải cắt giảm lượng phô mai trong món bánh, chỉ cần thêm cà chua bằm vào giữa miếng bánh mỳ trước khi nướng, bé sẽ rất phấn khởi được thưởng thức biến tấu tài tình của mẹ. Hoặc có thể thay thế món này bằng món bánh ngô cuộn phô mai áp chảo (công thức xin vui lòng xem tại đây) với nguyên liệu chính vẫn là phô mai và xúc xích theo ý thích của bé nhưng có thêm nhiều nguyên liệu tốt cho sức khỏe khác như ô liu và rau diếp.

Bánh mì xúc xích (Hot Dog)

Định kiến cho rằng món hot dog chỉ bao gồm bánh mì, xúc xích và mù tạt và bị liệt vào nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe là không hoàn toàn đúng. Trong món hot dog kiểu Chicago, bên cạnh 3 nguyên liệu cơ bản trên còn có thêm dưa muối, cà chua cắt lát, hành tây và ớt chuông. Nếu như thế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn về một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn có thể ăn kèm thêm món rau trộn borcoli slaw, phiên bản xanh của món coleslaw thường thấy tại các tiệm thức ăn nhanh, bao gồm bông cải xanh cắt nhỏ ngoài bắp cải và cà rốt.

Có rất nhiều lựa chọn cho món pizza ngon và bổ. Ảnh: Inmagine

Pizza

Trẻ sẽ bằng lòng với nhiều điều kiện để được thưởng thức những miếng bánh pizza nóng hổi, ngon lành. Vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội để thêm nhiều rau vào làm nhân bánh. Các nguyên liệu phù hợp nhất là cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, nấm cắt lát, lá rau húng cắt nhuyễn hoặc các loại trái cây như thơm, lê rồi cho vào lò nướng trước khi dọn lên cho bé.

Nếu bạn tự làm bánh pizza tại nhà thì hãy làm lớp vỏ bánh bằng bột mì và pho mát ít béo.

Gà rán

Với món khoái khẩu hàng đầu này của bé, rất khó để buộc bé từ bỏ. Thế cho nên, cách tốt và đơn giản nhất là thay món khoai tay chiên bằng món khoai lang nướng dồi dào vitamin A và giàu chất xơ nếu nướng luôn cả vỏ.

Mac&Cheese, phô mai nuôi đút lò có thể ăn kèm với nhiều loại rau. Ảnh: Inmagine

Mac&Cheese (Phô mai nuôi đút lò)

Các loại rau đông lạnh như súp lơ, bông cải xanh, cà rốt, đậu Hà Lan sẽ giúp cân bằng lượng chất xơ bị thiếu trong món ăn này, giảm độ béo và làm phong phú thêm hương vị của món ăn. Bạn không phải lo rằng các bé sẽ phát hiện và “nhè” rau ra; trẻ sẽ không phát hiện ra vì trong thức ăn có rất nhiều phô mai, có thể khỏa lấp mùi vị của các loại thực phẩm khó chịu nhất đối với trẻ.

Nếu bạn tự làm bánh pizza tại nhà thì hãy làm lớp vỏ bánh (hay đế bánh) bằng bột lúa mì và chọn loại phô mai ít béo.

Mỳ Ý

Món mỳ Ý có nước sốt cà chua rất dồi dào nhưng lại không đủ “tươi” để cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội thêm một ít cà chua tươi bằm, một ít cà rốt cắt hạt lựu, nấm rơm hoặc nấm mỡ, hành tây bằm nhuyễn vào nước sốt trong lúc hâm nóng lại. Món ăn sẽ được bổ sung không chỉ dưỡng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa mà cả hương vị món ăn cũng sẽ được nhân lên.

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích nhưng liệu bạn có biết 1 muỗng súp bơ đậu phộng vào mỗi ngày, ăn liên tục trong vòng 1 năm có thể tạo thành nguy cơ giảm tuổi thọ dự kiến (LLE) cao tương đương với cả một thống điện nguyên tử tầm quốc gia hoạt động liên tục trong 1 ngày rưỡi, theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội những nhà khoa học UCS.

Vì sức khỏe của con em, hãy “làm loãng” bơ đậu phộng bằng cách cho bé ăn kèm với chuối hoặc táo cắt lát, rất ngon lại bổ.