Lưu trữ cho từ khóa: ăn uống lành mạnh

Sức khỏe và những biểu hiện ở mặt

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để nói cho bạn biết những gì đang xảy ra có liên quan trực tiếp đến sức khỏe.

Trán nổi mụn

Theo y học Trung Quốc, trán liên quan đến hệ tiêu hóa và khu vực giữa hai hàng lông mày liên quan đến gan. Vì vậy, khi bạn nạp quá nhiều chất cồn thì sẽ gây ra mụn ở khu vực này, vốn thường sẽ mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên mọc ở đây, điều này có thể chỉ ra rằng chế độ ăn uống của bạn thiếu chất dinh dưỡng.

Phải làm gì? Bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước.

mat
Nên kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể nếu thường xuyên nổi mụn ở cằm -
Ảnh: Shutterstock

Mụn trên má

Có một vài lý do cho điều này. Lý do đơn giản là dị ứng với mỹ phẩm hoặc khăn trải giường bẩn. Còn phức tạp hơn là phổi bạn có vấn đề. Khu vực này được cho là có liên quan đến phổi và má nổi mụn có thể là kết quả của suy hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá, bệnh nhân hen và những người bị dị ứng dễ nổi mụn trên má.

Phải làm gì? Nổi mụn tạm thời có thể được cải thiện bằng cách thay khăn trải giường thường xuyên và loại bỏ mỹ phẩm cũ. Còn nếu mụn tái diễn thì bạn cần được bác sĩ kiểm tra.

Mụn ở cằm

Bạn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố nếu nổi mụn ở cằm và quai hàm. Mụn cũng xuất hiện ở phụ nữ trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mụn nổi dai dẳng thì có thể đó là tình trạng rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang.

Phải làm gì? Kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể bạn.

Thâm quầng và túi mọng dưới mắt

Những vấn đề này chủ yếu là do di truyền, song nếu bạn cảm thấy chúng ngày càng tệ hơn hoặc đột nhiên xuất hiện, đó có thể liên quan đến thận. Những thay đổi kể trên có thể cảnh báo bạn bị mất nước hoặc các độc tố đang hình thành.

Phải làm gì? Uống nhiều nước và giảm bớt chất cồn, muối, caffeine. Có thể bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc chất sắt.

Thay đổi màu sắc của lưỡi

Lưỡi bạn có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe – thiếu máu do thiếu chất sắt, folate, vitamin B12 – gây đau, ngứa lưỡi hoặc đỏ nhạt. Mặt khác, nếu lưỡi nhuốm màu hơi xanh, nó có thể cho biết tình trạng thiếu ô xy trong máu, trong khi các tổn thương màu trắng có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng.

Phải làm gì? Tới bệnh viện và thăm khám kỹ lưỡng.

Lông quá nhiều

Hội chứng buồng trứng đa nang được cho là gây ra quá nhiều lông trên cơ thể hoặc trên mặt phụ nữ. Rối loạn nội tiết là tình trạng phổ biến gây ra rất nhiều lông trên cơ thể cũng như mụn trứng cá, tăng cân và kinh nguyệt không đều.

Phải làm gì? Hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa.

(Theo Thanhnien)

4 thói quen ăn uống gây hại cần tránh cho bé

Ăn đồ ngọt tráng miệng ngay sau bữa ăn; ăn trên giường; vừa ăn vừa chạy nhảy hoặc bị mẹ càu nhàu sẽ khiến cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé kém đi.

Một số lưu ý để bạn và bé có thể điều chỉnh những hành vi không có lợi trong bữa ăn của bé.

4-thoi-quen-an-uong-gay-hai-can-tranh-cho-be

Cho bé ăn đồ ngọt ngay sau bữa ăn

Cơ thể bé cần khoảng 200 kalo mỗi ngày từ đồ ngọt như sữa, bánh, kem… Tuy nhiên, nếu bạn cho bé tráng miệng bằng đồ ngọt sau bữa ăn sẽ gây hại cho cơ thể bé.

Sau khi ăn no, nếu cơ thể bé lại nạp thêm đồ ngọt sẽ dẫn tới hiện tượng quá tải. Đồ ngọt chứa rất nhiều năng lượng làm bé dễ xuất hiện tình trạng đầy bụng, không tiêu hoặc đau bụng do dạ dày phải hoạt động hết công suất.

Vì vậy, 30 phút sau khi ăn, bạn có thể cho bé tráng miệng bằng những lát hoa quả tươi.

Bé vừa ăn vừa chạy nhảy

Bạn không cần phải cấm bé chơi đùa mà chỉ kiểm soát bé vận động ở mức độ vừa phải khi cho bé ăn là đủ.

Bởi vì, nếu vận động quá mức khi ăn, bé dễ bị nôn. Hoặc bé chạy nhảy nhiều cũng làm giảm sự vận hành của bộ máy tiêu hóa gây cản trở cho quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Bạn bực bội khi cho bé ăn

Bạn không nên giữ thái độ tức giận hay cằn nhằn trách mắng khi cho bé ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bé cũng xuất hiện nhiều cảm xúc như người lớn. Nếu bé buồn bã hoặc chán nản theo tâm trạng của bạn, sự hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể bé cũng sẽ giảm.

Không để bé ăn trên giường

Bởi vì giường không phải là địa điểm thích hợp khi bé ăn. Thứ nhất, bé rất dễ làm đổ thức ăn và làm bẩn chăn gối. Thứ hai, bé cũng dễ giảm hứng thú khi ăn trên giường vì bé có thể nghĩ rằng giường chi để ngủ.

(Theo Afamily)

Vài mẹo ăn uống lành mạnh dành cho tuổi teen

Tất cả chúng ta đều bận rộn với công việc ở trường, ở chỗ làm và bạn bè nhưng ai cũng cần ăn uống lành mạnh để có một sức khỏe tốt và dưới đây là vài mẹo ăn uống lành mạnh dành cho tuổi teen.

Vài mẹo ăn uống lành mạnh dành cho tuổi teen

1. Hiểu về khẩu phần ăn

Hãy thử một thí nghiệm nhỏ như sau: lấy một cái bát và một hộp ngũ cốc, đổ phần ngũ cốc mà bạn nghĩ  đó là một phần ăn. Sau đó hãy so sánh với hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Thường thì bạn sẽ lấy nhiều gấp đôi khẩu phần ăn chuẩn được khuyến cáo bởi nhà sản xuất. Hãy học để biết thế nào là một khẩu phần ăn chuẩn và tuân theo nó.

2. Không bỏ bữa sáng

Khi lớp học của bạn bắt  đầu vào sáng sớm, bạn thường tranh thủ ngủ  thêm 10 phút nữa thay vì dùng 10 phút đó cho bữa sáng. Nhưng đây là một điều không nên chút nào bởi bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó cung cấp cho bạn năng lượng và dinh dưỡng  cần thiết để bắt đầu một ngày mới. Vì vậy đừng bao giờ bỏ qua bữa sáng.

3. Ăn vặt một cách khoa học

Với rất nhiều ca-lo rỗng, hàm lượng đường fructose và chất béo cao, các món ăn vặt là những thứ không tốt cho sức khỏe nhất. Thay vì khoai tây chiên, soda, kẹo… hãy chọn những loại đồ ăn nhẹ khác tốt hơn cho sức khỏe và ăn khoảng 2 lần/ngày, kèm với hoa quả và rau tươi hoặc một nắm hạnh nhân. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy no, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và bạn sẽ cảm thấy tâm trạng thêm hưng phấn.

4. Hạn chế đồ ăn nhanh

Mặc dù một bữa ăn nhanh có thể cung cấp lượng calo mà bạn cần trong một ngày song phần lớn lượng calo đó là từ chất béo, chất xơ không có lợi và không phải đường tự nhiên. Nếu bạn phải chọn đồ ăn nhanh thì hãy gọi kèm một suất salad không có sốt, hoặc bánh kẹp thịt gà nướng không có sốt mayonnaise.

5. Tránh uống soda

Các loại đồ uống này chứa rất nhiều cafein, calo và các hóa chất không tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều hơn 1 lon soda mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn bình thường, vì vậy hãy bỏ qua soda trong thực đơn hàng ngày của bạn nhé.

6. Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Hãy thử ăn 5 khẩu phần hoa quả và rau xanh hàng ngày. Điều này tưởng chừng rất dễ nhưng ít người có thể thực hiện được, vì thế bạn hãy kiên trì làm theo phương pháp này.

7. Lên kế hoạch

Không gì tệ hơn khi bạn đói và muốn ăn chút gì đó như hoa quả chẳng hạn thì lại không còn chút nào. Hãy lên kế hoạch trước để tránh những trường hợp như vậy. Luôn dự trữ một số đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe trong nhà.

8. Tự chuẩn bị đồ ăn

Nếu trường học của bạn không có căng tin thì bạn có thể tự chuẩn bị đồ ăn tại nhà và mang đi học. Việc tự chuẩn bị đồ ăn còn giúp bạn tránh được những bữa ăn quá no vào những ngày nhà hàng có khuyến mãi đặc biệt.

9. Nấu nướng tại nhà

Nếu bạn không muốn ăn  đồ ăn nhanh thì bạn có thể mang theo bữa trưa đến trường học. Vậy còn bữa tối? Hãy tham khảo những công thức nấu nướng tốt cho sức khỏe và  tự tay nấu tại nhà. Những bữa ăn tự nấu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hợp với sở thích và khẩu vị của bạn.

BACSI.com (Theo Dantri)