Lưu trữ cho từ khóa: ăn ít

Ngăn lão hóa bằng chế độ dinh dưỡng

Theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh để ngăn sự lão hóa cần đủ lượng và chất với các yêu cầu: chừng mực, cân đối, đa dạng, tự nhiên.

* Đủ lượng và chất

Một khẩu phần ăn hằng ngày phải đảm bảo đủ lượng và chất. Lượng chính là nhu cầu năng lượng hằng ngày để giúp các tế bào chuyển hóa và hoạt động. Có thể đoán khẩu phần ăn có đủ năng lượng hay không bằng cách theo dõi cân nặng hàng tuần. Nếu cân nặng không đổi, chứng tỏ khẩu phần ăn đủ năng lượng. Giảm cân chứng tỏ khẩu phần không đủ năng lượng và tăng cân tức là khẩu phần thừa năng lượng. Để đảm bảo đủ chất, bữa ăn cần có đủ bốn nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, rau xanh (kèm cả trái cây tươi). Nếu không, cơ thể sẽ suy dinh dưỡng – đây chính là nguyên nhân làm cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

* Chừng mực

Sự dư thừa năng lượng sẽ làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể, khiến các cơ quan trong cơ thể như: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết… phải hoạt động nhiều hơn và đây có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự lão hóa tế bào diễn ra nhanh hơn.

Gan, thận ở mỗi người có khả năng lọc, thải độc khác nhau và thường suy yếu theo tuổi tác. Do đó, cần cảnh giác với các chất độc hại như: alcohol, cafein, nicotin…

* Cân đối

Cần phải cân đối liều lượng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để đạt được một tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể. Tỷ lệ thực phẩm chung cho một người trưởng thành trong ngày gồm: ít hơn 6g muối; ít hơn 20g đường; khoảng 30g dầu mỡ; 120g thực phẩm giàu đạm (đậu đỗ, đậu phộng, mè, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, tôm, cua…); 300g rau xanh các loại; bốn-năm chén thức ăn bột đường (nên có một chén thức ăn thô như khoai, gạo lứt, miến…); trên hai lít nước (trong đó nên có 500ml sữa) và 200g trái cây.

* Đa dạng

Có những người thích loại thực phẩm nào là ăn suốt thời gian dài. Điều này không nên, bởi không loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, ngay cả sữa. Cho nên, cách tốt nhất là ăn đa dạng thực phẩm. Ngoài làm tăng khả năng hấp thụ, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm còn có lợi cho quá trình tiêu hóa và cung cấp đa dạng các dưỡng chất để nuôi tế bào.

* Tự nhiên

Những phương pháp chế biến đơn giản như hấp bằng hơi nước, luộc nhanh, xào nhanh hoặc các loại trái cây, rau xanh nên ăn tươi sống… sẽ khiến món ăn ít bị biến chất, tốt cho sức khỏe. Các phương pháp chế biến như: nướng trên lửa than, xông khói, chiên trong nhiều dầu mỡ ở nhiệt độ cao, kéo dài… ngoài làm hao hụt và mất đi dưỡng chất tự nhiên có trong thực phẩm, có thể làm gia tăng các chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp vì chúng không cung cấp đủ rau xanh và dưỡng chất.

Ngoài ra, ThS-BS Yến Phi còn cho biết, sự vận động thể lực, nhịp sống cân bằng cũng là yếu tố quan trọng để phòng, chống lão hóa hiệu quả. Nhịp sống cân bằng có thể hiểu là một nếp sống điều độ, có chừng mực, sinh hoạt đúng giờ. Những việc đơn giản như ngủ đủ, ngủ sâu, nghỉ ngơi hợp lý, vứt bỏ những phiền muộn, vận động nhiều… rất có lợi cho cơ thể, giúp các tế bào được nghỉ ngơi, thải loại các chất chuyển hóa còn tồn ứ trong cơ thể.

 (Theo PNO)

Ăn ít giúp ngăn cản sự suy giảm của trí tuệ

Các nhà khoa học Trường ĐH Princeton (Mỹ) phát hiện một điều có vẻ nghịch lý: Hạn chế lượng thực phẩm ăn vào lại có tác dụng kéo dài tuổi thọ và ngăn cản sự suy giảm trí tuệ người già.

Ăn ít sẽ giúp bạn ngăn cản sự suy giảm của trí tuệ. Ảnh: Getty.

Khẩu phần ăn hàng ngày có phản ảnh hoạt động trí tuệ không? Câu trả lời không thống nhất. Nhưng các nhà khoa học cho rằng chất béo và chất giàu calo trong bất cứ trường hợp nào cũng làm bộ não hoạt động tốt, nhất là ở người cao tuổi.

Gần đây, các nhà khoa học Trường ĐH Princeton (Mỹ) phát hiện một điều có vẻ nghịch lý: Hạn chế lượng thực phẩm ăn vào lại có tác dụng kéo dài tuổi thọ và ngăn cản sự suy giảm trí tuệ người già.

Thực ra đó mới chỉ là những thí nghiệm trên giun nhưng đã thể hiện một số vấn đề về quá trình thoái hoá ở mức độ tế bào có thể suy ra trên người. Bởi giun cũng như người có những thụ quan phản ứng với insulin làm giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

1. Сhất ngọt

"Đừng ăn chất ngọt” là câu các chuyên gia ăn kiêng thường dặn dò. Thực ra, não cần glucozơ và glucozơ có trong đường. Trong danh sách những thực phẩm bị cấm có cả sôcôla, giàu đạm thực vật và các chất tăng lực có lợi cho não.

Điều này không đúng. Học sinh và sinh viên nào trước những kỳ thi cử mà chẳng biết rằng ăn sôcôla để đầu óc minh mẫn. Nhưng sôcôla phải chọn loại đắng, không sữa, ít đường. Glucozơ tự nhiên có trong khoai tây, đậu, mật ong, các loại quả ngọt.

2. Chất bột và chất béo

"Chất bột không tốt cho trẻ em!" - những nhà dinh dưỡng học nhắc đi nhắc lại. Song sự thực là chất bột không có lợi đối với cả những người lớn tuổi. Những người ăn quá nhiều chất bột có  nguy cơ tích tụ cholesterol tại mạch máu (trong số này có cả mạch máu trên não) và bị đột quỵ, hoặc ít nhất cũng bị xơ cứng mạch.

Tuy nhiên nếu bạn sống trong một chế độ căng thẳng - ví dụ nghiên cứu, thực hiện một dự án mới hoặc đang tập trung viết luận văn chẳng hạn - thì bạn lại cần chất đạm và chất đường. Bạn có thể tìm các chất này trong rau quả tươi, đậu, bánh mì…

3. Thịt và cá

Một số người cho rằng sở dĩ người ăn chay khoẻ mạnh và sống lâu vì họ không ăn thịt và cá. Trong khi đó thịt bò và thịt gia cầm không có mỡ cũng bị coi là loại cần ăn kiêng. Thịt, không những lượng đạm cao mà còn chứa sắt trong hemoglobin và tích cực tham gia vào việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể kể cả tế bào não.

Các loại cá béo như cá hồ, cá basa, chứa photpho, vẫn thường được coi là “nguyên tố của trí thông minh” cũng như iod và các axit béo omega-3, tăng cường khả năng làm việc của mạch máu não.

Nhiều khi các bác sĩ khuyên nên ăn toàn rau quả. Điều đó chỉ có thể áp dụng đối với những người do nghề nghiệp hoặc do tình trạng đặc biệt cơ thể. Ví dụ những nữ nghệ sĩ, người mẫu, nữ doanh nhân… cần có ngoại hình thật hoàn hảo.

Rau quả là những chất chống ôxy hóa thiên nhiên, bảo vệ cho não chúng ta khỏi bị thoái hoá, đặc biệt những loại rau quả giàu vitamin C và saccarozơ. Tuy nhiên chỉ áp dụng chế độ ăn này khi bộ máy tiêu hoá của bạn hoạt động rất tốt.

Nguyên lý là: nếu bạn không ăn loại thực phẩm này thì bạn phải thay thế bằng một loại khác để luôn luôn thu nạp đủ vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng và tránh các chất có hại. Bạn cần phải am hiểu tường tận thành phần của các loại thực phẩm, tỷ lệ giữa các chất bột, chất béo, chất đạm trong đó cũng như số calo mà nó cung cấp.

Các thực phẩm có ích cho não là thịt nạc, cá, bánh mì,… đó là những loại giàu vitamin nhóm B và thực tế không chứa các chất béo no và cholesterol.

(Theo VNN)

“Chiến lược” ăn ít nhưng lâu đói

Nếu có ý định giảm cân bằng “chiến lược ăn uống”, bạn nên tham khảo những cách làm sau, đảm bảo lượng thực phẩm vào cơ thể cực ít, nhưng không khiến bạn nhanh đói.

1.    Bữa sáng ăn trứng gà

Nghiên cứu cho thấy, hai quả trứng gà cho bữa sáng không những giúp no lâu mà còn cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể hoạt động.

Có thể dùng trứng luộc, chiên với cà chua, đậu đỏ làm thực phẩm chính cho bữa sáng. Món ăn này có tác dụng no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.

2.    Nên ăn rau xanh trước bữa trưa và bữa tối

BS Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM cho biết: rau xanh chứa nhiều phân tử nước và chất xơ, do đó, nên ăn nhiều chỉ khiến bạn nhanh no chứ không hề tăng thêm năng lượng cho cơ thể.

Hơn nữa, ăn rau xanh cần nhiều thời gian để nhai nhuyễn, điều đó truyền tín hiệu lên đại não khiến đại não có cảm giác đã ăn rất lâu và no rồi. Do đó, hạn chế cảm giác thèm ăn.

3.    Lấy thị giác để “khống chế” lượng thức ăn

Khi nhìn thấy những thực phẩm giàu đạm và chất béo, cơ quan thị giác lập tức truyền tín hiệu đến trung khu thần kinh.

Sau vài tích tắc phân tích, bạn sẽ quyết định hạn chế những loại thực phẩm đó, bởi lúc đó bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân. Ngoài ra, nên sử dụng các loại bát đĩa nhỏ, ly uống nước/ rượu nhỏ để tạo cảm giác ngon miệng và hạn chế phần nào lượng thức ăn vào cơ thể.

Ăn rau xanh cần nhiều thời gian để nhai nhuyễn, điều đó truyền tín hiệu lên đại não khiến đại não có cảm giác đã ăn rất lâu và no rồi.

4.    Đảm bảo giờ ăn đúng giờ, đúng bữa

Ngay cả những ngày nghỉ, ngày lễ rảnh rỗi cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian bữa ăn hàng ngày.

Nếu “bạ đâu ăn đó” hoặc ăn “mọi lúc mọi nơi” sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi liên tục.

Cảm giác thèm ăn sẽ xuất hiện bất ngờ, khiến bạn không thể kiềm chế nổi. Hậu quả là bạn “ngốn” quá nhiều thực phẩm một cách vội vàng, gây đau dạ dày, khó tiêu và đặc biệt là tăng cân.

5.    Uống canh trước khi ăn cơm

Theo BS Yến Thủy, uống canh trước khi ăn cơm là điều đặc biệt quan trọng đối với người đang giảm cân.

Vì thế, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt điều này. Nên uống những loại nước canh ít chất béo trước khi bắt đầu ăn bữa chính. Xenluloza trong rau xanh sẽ nhanh chóng “chiếm lĩnh” dạ dày tạo cảm giác no bụng.

Đây là cách khoa học mà người Trung Quốc và người Hàn Quốc thường hay làm trước mỗi bữa ăn chính.

6.    Đặc biệt lưu ý vấn đề nạp protein

Nếu bữa ăn chỉ có gạo, rau xanh mà thiếu thịt sẽ không đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cả ngày. Do đó, cần bổ sung hợp lý lượng protein để cơ thể no lâu, khống chế cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên cần thận trọng, ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein sẽ phản tác dụng. Protein dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể, chuyển thành mỡ, khiến bạn nhanh chóng tăng cân.

(Theo Eva)