Lưu trữ cho từ khóa: ăn dặm

Bé ăn dặm với những loại rau quả lý tưởng

Bé được 5 – 6 tháng là mẹ bắt đầu nghĩ đến việc cho con ăn dặm. Nhưng cho con ăn gì, nấu nướng ra sao,… với rất nhiều mẹ lại không hề đơn giản.

Trong số rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày, thì câu hỏi lớn nhất của mẹ là: Con đã ăn được gì? Và phải chế biến thế nào mới đúng cách? Hơn nữa, với các loại thịt thì chuyện này có vẻ đơn giản hơn. Nhưng rau – củ – quả thì lại vô cùng phong phú khiến không ít mẹ cảm thấy lúng túng khi chọn lựa. Vậy thì dưới đây là một số gợi ý về những loại rau quả bé có thể ăn và cách chế biến ăn dặm phù hợp:

Rau củ: Với bé 5 – 6 tháng tuổi thì rau củ thích hợp hơn cả là bông cải xanh, củ cải trắng, củ cải đỏ, bí xanh, bí ngô, khoai tây, cà rốt, cần tỏi tây, khoai lang, đậu Hà Lan,… Cách chế biến chúng như sau:

- Bí xanh: Gọt vỏ, cắt miếng và hấp chừng 12 phút rồi xay nhuyễn, lọc qua rây.

- Cà rốt: Nạo vỏ, thái nhỏ và thả vào nồi nước sôi đun chừng 20 phút. Chờ cà rốt nguội bớt thì đem xay nhuyễn cho con ăn.

- Đậu Hà Lan: Hấp khoảng 5 phút cho chín mềm rồi đem xay, có thể thêm chút nước nếu cần.

- Bông cải xanh: Rửa sạch, cắt nhỏ và hấp khoảng 10 phút. Tương tự các loại rau củ khác, mẹ đem xay nhuyễn và lọc qua rây cho bé ăn.

Bé ăn dặm với những loại rau quả lý tưởng

- Khoai tây: Mẹ rửa sạch vỏ rồi cắt bỏ những vết thâm, đen nếu có. Sau đó đem luộc trong nước sôi khoảng 20 – 30 phút. Chờ cho khoai nguội bớt thì mẹ bỏ vỏ, nghiền nhuyễn bằng rây (nếu đặc có thể cho thêm sữa). Với khoai tây thì mẹ có thể nướng trong lò thay vì luộc rồi bỏ vỏ và nghiền cho bé ăn.

- Với các loại rau củ khác: Mẹ chế biến tương tự bằng cách rửa thật sạch, cắt/thái nhỏ đem hấp/luộc đến chín mềm sau đó nghiền/xay nhuyễn cho bé ăn. Mẹ cũng có thể kết hợp nhiều loại rau với nhau, nhưng nên lưu ý khi nấu: Loại nào lâu chín thì cho vào nồi trước rồi mới thêm các loại rau khác sau. Bởi rau củ mà nấu quá lâu có thể khiến lượng vitamin bị giảm đi đáng kể.

Hoa quả: Mẹ nên chọn những loại quả mềm, giàu dinh dưỡng, vị thơm ngon để bé dễ ăn hơn như chuối, bơ, kiwi, đu đủ,… Cách “chế biến” chúng rất đơn giản như sau:

- Lê: Gọt vỏ, bỏ lõi và thái miếng nhỏ, đem hấp khoảng 6 – 8 phút cho mềm rồi chờ nguội, xay nhuyễn, lọc qua rây cho bé ăn.

- Táo: Gọt bỏ vỏ và lõi, thái lát mỏng rồi đun sôi trong 10 phút. Đem xay nhuyễn và có thể thêm sữa nếu quá đặc. Cuối cùng mẹ lọc qua rây là có thể cho bé ăn được rồi.

- Đào: Gọt bỏ vỏ, hạt và thái lát. Vì đào vốn đã mềm nên chỉ cần hấp khoảng 5 phút là có thể đem nghiền rồi lọc cho con ăn.

- Chuối: Mẹ dùng thìa dầm nhuyễn và nên cho con ăn ngay sau đó sẽ ngon hơn.

Bé ăn dặm với những loại rau quả lý tưởng2

- Kiwi: Gọt bỏ vỏ, thái lát rồi đem xay nhuyễn sau đó lọc qua rây để loại bỏ hạt đen. Mẹ có thể thêm sữa để bé dễ ăn hơn.

- Dưa hấu: Dưa hấu giàu vitamin A và C rất tốt cho bé. Mẹ có thể xắt nhỏ, bỏ hạt, cho vào bát đậy lại và hấp 3 đến 5 phút. Sau đó xay nhuyễn rồi lọc qua rây cho con ăn.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại hoa quả khác, hoặc kết hợp các loại quả này với nhau để bé ngon miệng hơn, chẳng hạn:

- Chuối hoặc đu đủ và bơ: Các loại quả này đều mềm nên mẹ chỉ cần nạo và dầm nhuyễn bằng thìa, sau đó có thể thêm sữa cho bé ăn nếu cần.

- Kiwi và chuối: Mẹ xay nhuyễn kiwwi và lọc qua rây để bỏ hạt đen trước. Sau đó dùng chừng nửa trái chuối dầm nhuyễn rồi trộn với kiwi cho bé ăn. “Hỗn hợp” hoa quả này không chỉ ngon mà còn cung cấp khá nhiều vitamin A và Kali.

- Đào và táo/lê: Gọt vỏ, bỏ lõi và thái nhỏ các loại quả trên. Với táo thì mẹ cho vào nồi đun nhỏ lửa với chút nước trong khoảng 8 – 10 phút. Sau đó thêm đào/lê vào đun thêm khoảng 5 phút rồi xay nhuyễn và lọc qua rây cho bé ăn.

Mẹ nên thường xuyên thay đổi và kết hợp nhiều loại quả với nhau để bé ăn ngon hơn, đồng thời bổ sung lượng vitamin cần thiết cho bé.

Cho con ăn dặm rất quan trọng nhưng không hề phức tạp nếu mẹ “chịu khó” đầu tư một chút thời gian để tìm hiểu. Từ những cách chế biến “cơ bản” với rau củ này, mẹ hoàn toàn có thể biến tấu, sáng tạo thêm những món ngon khác để bé không bị ngán.

Theo Vietgiaitri.com

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Ăn dặm, bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì chúng là “sứ giả” giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.

cach-nau-chao-cho-be-an-dam

Tùy thể trạng của từng bé, bạn có thể tập cho trẻ ăn đặc dần.

Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời mà phải xen kẽ. Thoạt đầu thì chỉ cần vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi bé đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hoá bé cũng đã làm quen với thức ăn thì bạn tăng dần thành bữa chính.

Thức ăn đầu đời của bé thường là bột sữa hoặc bột mặn (bột thịt, cá…); trái cây chín mềm (chuối, đu đủ, xoài,…) nạo mịn bằng thìa; khoai tây, bí đỏ, đậu phụ tán nhuyễn trộn sữa… Khi tập ăn dặm, nên cho bé nếm 1-2 thìa loãng rồi cho bú. Nếu bé chịu ăn, không ói ọc, không sình bụng, không bị tiêu chảy, có thể tăng dần. Trường hợp bé có biểu hiện khác lạ, nên tạm ngưng 1-2 tuần rồi mới tập ăn trở lại với lượng thức ăn ít và loãng hơn. Mỗi khi cho bé ăn một loại thức ăn mới, cần theo dõi khả năng hấp thu của bé trong 5-7 ngày, sau đó tăng dần độ đặc cùng lượng thức ăn và tiếp tục tập thêm một loại thức ăn mới.

Thời kỳ ăn đặc của bé chia thành những giai đoạn như sau:

Giai đoạn ăn bột:

Bắt đầu từ 6 tháng trở đi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi. Trong giai đoạn này nên mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín. Vì bé chưa ăn được nhiều nên bạn không cần mất công nấu nướng. Vả lại, bột dinh dưỡng có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

cach-nau-chao-cho-be-an-dam

Giai đoạn ăn cháo:

Khi bé được 9 – 10 tháng (có bé sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt. Nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt.

Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm.

Chú ý: Từ 19 giờ đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc ăn từ 1-2 bữa sữa ngoài.

50g dầu = 1 thìa cà phê.

10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.

(*) Cam 50-100g (1/2 quả + 1 thìa cà phê đường kính).

ThS. BS. Lê Thị Hải

Theo Suckhoedoisong.vn

8 bí quyết cho bé ăn dặm

Khi mới cho ăn dặm, không ít mẹ còn lúng túng. “Bỏ túi” 8 bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn.

Tin liên quan:

  • Kiến thức về tập ăn dặm cho bé
  • Lỗi phổ biến khi cho trẻ ăn dặm
  • Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong năm đầu tiên

1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông.
Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng.
Thịt và hoa quả không cần phải nấu chín trước khi đông lạnh nhưng với rau xanh, tốt nhất bạn nên nấu chín, xay nhuyễn (xay lổn nhổn, tùy độ tuổi của bé), sau đó rót hỗn hợp vào các khay dành cho thức ăn đông lạnh (như khay đựng đá viên) rồi cho lên ngăn đông lạnh.
2. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng… sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được.
3. Không nên nấu ăn cho bé bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác.

4. Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có.
5. Đối với rau, củ quả, các mẹ nấu cho tới khi củ quả mềm nhừ, đủ để xiên đũa qua. Nếu luộc hoặc hấp, nên giữ lại nước luộc (hấp) để tiếp tục chế biến đồ ăn dặm vì nước này có chứa một số chất dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể dùng nước luộc (hấp) để thêm vào máy xay sinh tố khi xay nhuyễn củ quả.
6. Bạn có thể nấu rau củ quả bằng cách hấp, luộc hay nướng. Hấp là cách tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong rau củ. Nếu bạn chỉ làm một lượng đồ ăn nhỏ thì dùng lò vi sóng sẽ tiết kiệm được thời gian. Còn nếu bạn chế biến một lượng thức ăn lớn thì nên chọn cách luộc, hấp hoặc nướng.
7. Mới ăn dặm, các sản phẩm từ sữa như phômai có thể làm bé bị dị ứng. Do đó, bạn nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.
8. Nên tránh động vật có vỏ (ốc, hến, sò…) cho tới khi bé được tròn 8 tháng, bước sang tháng thứ 9, bởi loại này dễ gây dị ứng và khiến bé bị ngộ độc thực phẩm. Tránh cho bé ăn tôm, cua, sò, hến ở lúc mới 6 tháng vì nó có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
Theo Afamily.vn
The post 8 bí quyết cho bé ăn dặm appeared first on Tin Sức Khỏe.

Chỉ cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi

Hoa kì khuyến cáo chỉ cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hơn 40% các bà mẹ Mỹ đã gặp phải sai lầm khi cho trẻ ăn quá sớm.

cho tre an

Nghiên cứu khảo sát 1334 phụ nữ mới sinh và theo dõi trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Người mẹ sẽ phải báo cáo lại tất cả những loại thực phẩm mà con họ đã ăn. Các bà mẹ cho biết họ đã cho con của họ ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi. 24% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, và 53% nuôi bằng sữa bột đều cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm.

Các nhà nghiên cứu cho biết trước 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để ăn các loại thức ăn đặc. Trẻ sẽ nuốt thức ăn không đúng cách và gặp khó khăn khi ăn. Ngoài việc bổ sung các vitamin, APP khuyến cáo sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ ăn các loại thức ăn đặc quá sớm sẽ gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính sau này như béo phì và bệnh chàm. Ngoài ra, việc ăn thức ăn sớm sẽ làm giảm thời gian nuôi con bằng sữa mẹ trong khi sữa mẹ đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Phát hiện này nhấn mạnh mối liên quan giữa thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc và những nguy cơ gặp phải, theo nhà nghiên cứu Kelley Scanlon, một nhà dịch tễ học về dinh dưỡng, hoạt động thể chất và béo phì tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Scanlon nói các bà mẹ có rất nhiều lí do để giải thích cho việc làm của họ.

Có bà mẹ nghĩ rằng con của họ đã đủ tuổi để ăn thức ăn đặc. Lí do khác là họ sợ trẻ bị đói và muốn cho chúng ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa bột. Khi trẻ khóc không có nghĩa là chúng đói mà có thể vì nhiều lí do khác. Điều này chỉ ra rằng một tỷ lệ lớn các bà mẹ không nhận thức đúng đắn về thời gian cho trẻ ăn.

Bác sĩ nhi khoa và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và chính xác cho các bà mẹ về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc

Nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 25 tháng 3 của tạp chí Pediatrics.

(Theo Dantri)

Hội nghị khách hàng Vạn An 2013

Trong không khí ấm áp của những ngày đầu xuân mới, công ty TNHH Vạn An đã tổ chức thành công “Hội nghị khách hàng năm 2013” với chủ đề: Hội nghị khách hàng 2013 và giới thiệu công thức dinh dưỡng HiPP Combiotic Organic hoàn toàn hữu cơ với bao bì mới lon thiếc.

Hội nghị diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với sự góp mặt của các khách hàng tiêu biểu và các nhà phân phối của miền Nam và miền Bắc.

(Ảnh do nhãn hàng HiPP cung cấp)

Hội nghị khách hàng 2013 chính là lời tri ân sâu sắc mà ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty gửi tới tất cả các khách hàng đã luôn sát cánh và đồng hành cùng Vạn An trong suốt thời gian khó khăn vừa qua. Tại hội nghị, công ty đã vinh danh TOP 5 khách hàng có doanh số lớn nhất trong “Chương trình CLB khách hàng VIP 2012” khu vực Hà Nội, vinh danh nhà phân phối tỉnh tiêu biểu nhất năm 2012 khu vực phía Bắc. Khu vực phía Nam, công ty vinh danh TOP 5 khách hàng có doanh số lớn nhất trong “Chương trình King Shop năm 2012”. Sự thành công của công ty nói chung và của thương hiệu HiPP nói riêng phải kể đển sự đóng góp rất lớn từ toàn bộ mạng lưới phân phối bán lẻ đến với người tiêu dùng.

(Ảnh do nhãn hàng HiPP cung cấp)

Bên cạnh những lời tri ân và vinh danh các khách hàng tiêu biểu, công ty đã giới thiệu công thức dinh dưỡng độc đáo Combiotic đạt tiêu chuẩn hoàn toàn hữu cơ (Organic) được bổ sung lợi khuẩn Probiotic và chất xơ Prebiotic giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo hấp thu dưỡng chất dễ dàng, hệ miễn dịch của bé nhờ đó được đảm bảo một cách tự nhiên ngay từ những năm tháng đầu đời. Toàn bộ nguyên liệu sữa và quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt của thực phẩm hoàn toàn hữu cơ và siêu sạch (Organic) vượt xa cả tiêu chuẩn của EU nên rất tinh khiết và an toàn cho bé. Việc chuyển đổi sang bao bì mới lon thiếc của sản phẩm dinh dưỡng công thức HiPP Combiotic nhằm phù hợp hơn với tập quán thương mại và tiêu dùng của Việt Nam, đặc biệt bao bì lon thiếc tiện lợi hơn cho người tiêu dùng trong việc bảo quản ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam.

Khối lượng tịnh đóng lon là 350g; đóng gói 12 lon/ thùng; hạn sử dụng của sản phẩm vẫn giữ nguyên giống như hộp giấy: 15 tháng kể từ ngày sản xuất, ngắn hơn nhiều so với hạn sử dụng của các nhãn hàng dinh dưỡng công thức đóng lon trên thị trường, đảm bảo điều kiện sử dụng HiPP Combiotic trong thời gian sữa thơm ngon, tinh khiết nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

HiPP Combiotic là kết quả những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học tại HiPP mong muốn tạo ra một công thức dinh dưỡng tối ưu học tập từ cơ cấu sữa mẹ, nguồn nguyên liệu sữa hữu cơ đảm bảo phát triển bền vững. HiPP Combiotic thật sự lý tưởng cho trẻ khi dùng song song với sữa mẹ, khi mẹ ít sữa hoặc không thể cho bé bú, khi ăn dặm và ăn bổ sung. HiPP Combiotic là sự chuyển giao nhẹ nhàng từ sữa mẹ sang sữa ngoài, khi mẹ bắt đầu đi làm hay cho bé ăn bổ sung.

(Ảnh do nhãn hàng HiPP cung cấp)

Được thành lập từ năm 2000 đến nay, công ty TNHH Thương Mại Vạn An tự hào là nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dinh dưỡng Organic và các sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ được các ông bố và bà mẹ Việt Nam tin dùng. Công ty TNHH TM Vạn An luôn hướng đến mục tiêu “Kinh doanh lành mạnh, phát triển bền vững”, đồng thời cam kết đem lại những giá trị sống tốt đẹp nhất cho các gia đình Việt Nam, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em, chia sẻ những khó khăn và những kinh nghiệm để giúp việc nuôi trẻ nhỏ trở nên tiện lợi, đơn giản hơn. Công ty hy vọng đã đáp ứng được phần nào những đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trong cuộc sống hiện đại và xã hội phát triển.

Cháo xay trộn sữa giúp bé tăng cân tốt?

(Webtretho) Cháo xay trộn sữa - một công thức dinh dưỡng tưởng như bất hợp lý nhưng lại nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các mẹ. Nhưng liệu đó có phải là cứu cánh cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân?

Ảnh: Getty images

"Hôm nọ cho con giai đi khám ở VDD, bác sĩ Hải khuyên em nấu ăn hàng ngày cho con theo cách sau: 70g gạo tẻ ( khoảng 2 nắm tay) + 70g thịt nạc + rau củ nấu thành 600ml cháo xay nhuyễn, chia làm 4 bữa, mỗi bữa trộn thêm 3-5 thìa sữa bột. Theo kinh nghiệm bác sỹ, trẻ nào ăn được thế sẽ tăng cân rất tốt. Có bác nào cho con ăn kiểu này chưa ạ, mách em với?"

"Chẳng hiểu thế nào cả, bạn mình nó cũng cho con ăn như thế thì bảo bé rất thích ăn và tăng cân rất tốt. Nó chẳng cho con ăn bột bao giờ. Bắt đầu ăn dặm là nước cháo pha sữa, sau đó là cháo xay trộn sữa rồi đến ăn cháo. Mình cũng đã thử cho Nhím nhà mình ăn 5 bữa như thế, con bé cũng chịu ăn và output cũng rất tốt.

Nhưng bây giờ, thấy nhiều người nói ăn như thế bé bị đầy bụng, dễ ngán, không tốt cho đường ruột, ảnh hưởng đến thành phần của sữa, có thể làm sữa kết tủa, làm mất chất của sữa... nên mình lại ngừng, cho bé ăn bột ăn liền Bledina trộn sữa thì thấy mùi vị thơm ngon hơn, bé thích ăn hơn. Mình định đến khi bé 6 tháng thì mình sẽ mua bột Tùng Anh để quấy bột mặn cho bé, đến khi bé ăn nhiều thì sẽ mua bột gạo xay ở chợ Châu Long cho nó kinh tế. Còn kinh nghiệm các mẹ khác thế nào?"

3 Thắc mắc thường gặp của mẹ khi chăm con

Những lo lắng khi chăm con luôn luôn làm các mẹ đau đầu. Dưới đây là 3 vấn đề các mẹ hay thắc mắc nhất trong quá trình chăm con.

1. Bé uống nhiều sữa mà vẫn không tăng cân, nguyên nhân vì đâu?

Nếu bé đã ăn đủ khẩu phần theo khuyến cáo mà vẫn không tăng cân thì cha mẹ nên xem xét lại các yếu tố sau:

- Lượng sữa bé ăn hàng ngày đã đủ chưa? Mẹ cho ăn hay người khác cho bé ăn rồi báo cáo lại? Vì có thể việc đo lường lượng sữa không được chính xác.

- Sữa được pha phải đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng nước rau, nước khoáng hay nước cháo để pha sữa cho con vì nó sẽ làm thay đổi thành phần của sữa khiến bé khó hấp thu hơn.

- Thiếu vitamin D cũng là một trong những lý do khiến bé khó hấp thu các dưỡng chất dinh dưỡng khác từ sữa, đặc biệt là canxi. Vì vậy mẹ nên cho bé phơi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nếu không có điều kiện cho con tắm nắng, mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho con qua đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu bé bị bệnh lý nhiễm khuẩn như: loạn khuẩn, nấm đường ruột... thì cũng khó tăng cân. Trong trường hợp này mẹ nên làm xét nghiệm phân cho bé để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

cham-con

2. Bé quá biếng ăn, mẹ phải làm gì?

Bé biếng ăn hầu hết là do người lớn. Có thể các mẹ khó chấp nhận điều này nhưng đó là sự thật. Vì vậy nếu chẳng may bé nhà bạn biếng ăn thì bạn cũng đừng cố đè bé ra mà đút thức ăn vào miệng vì càng làm vậy thì tình trạng biếng ăn càng nặng. Không những thế, việc ép trẻ ăn lại còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Để trẻ hết biếng ăn, mẹ nên điều chỉnh theo những gợi ý sau:

- Hãy để cho trẻ ăn theo nhu cầu, tuyệt đối không nên ép con ăn.

- Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài đúng 30 phút. Hết 30 phút, bạn ngưng bữa ăn dù bé không ăn được muỗng nào. Đừng xót con nhé!

- Lúc cho con ăn, mẹ hãy nói chuyện với bé. Nếu bé khóc, nhè, phun... mẹ đừng mắng mỏ hay cáu giận mà hãy lau sạch miệng cho con rồi cho ăn tiếp. Tuyệt đối không hù họa, không cho xem tivi hay chơi đồ chơi để "làm mồi".

- Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia), nếu áp dụng tất cả những cách trên một thời gian dài mà bé vẫn biếng ăn, mẹ có thể mạnh tay hơn bằng cách cho bé nhịn đi một vài bữa. Áp dụng cách này mẹ phải chấp nhận bé sẽ sụt cân một thời gian đầu. Nhưng yên tâm, đây là cách mạnh tay nhưng khá hiệu quả.

3. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày rồi để vào bình giữ nhiệt có làm mất chất của cháo hay không?

Về nguyên tắc khi con ăn dặm, các mẹ nên nấu một nồi cháo trắng để cho bé ăn cả ngày. Đến bữa mẹ lấy cháo và thêm thịt, hoặc cá, tôm và rau cho bé ăn để đổi bữa cho con.

Trong trường hợp mẹ quá bận phải nấu cháo và thức ăn sẵn cho bé thì nên bảo quản bằng cách để tủ lạnh và hâm lại khi ăn, không nên bảo quản cháo bằng bình giữ nhiệt. Vì nhiệt độ của thức ăn trong bình giữ nhiệt vẫn sẽ giảm, chỉ có điều là giảm chậm hơn so với khi để ở bên ngoài. Và về nguyên tắc thì khi nhiệt độ của thức ăn giảm xuống dưới 60 độ C thì vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển mạnh trở lại và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không còn đảm bảo nữa.

Khi bảo quản thức ăn cho bé bằng tủ lạnh, mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Một là là thời gian từ khi thực phẩm được nấu chín đến khi cho vào tủ lạnh không được quá dài, tốt nhất là dưới 2 giờ vì nếu để ở bên ngoài thì sau 2 giờ kể từ khi được nấu chín, thực phẩm sẽ không còn an toàn nữa.

- Hai là nhiệt độ của tủ lạnh phải đạt khoảng 5 độ C trở xuống và khi hâm lại thì phải hâm đến 75 độ C trở lên và thực phẩm phải nóng đều và không hâm nóng quá 2 lần vì thức ăn sẽ bị mất chất.

(Theo Afamily)

Làm sao để bé luôn yêu những bữa ăn?

(Webtretho) Ắt hẳn mọi bà mẹ đều mong mỏi con yêu của mình không còn chán ăn mà hứng thú hơn với việc ăn uống, để những giờ ăn mệt mỏi không còn nữa. Nhưng làm thế nào để có được điều đó đây?

Hãy thử xem một số chia sẻ từ các bà mẹ nhé!

1. Tôi không bao giờ chế biến lặp lại 2 món bột / cháo trong 1 ngày

Đổi vị từng bữa sẽ giúp bé bớt chán. Ảnh: Getty images

"Mới tháng trước, chỉ vì lo lắng người giúp việc không nấu được cháo cho con, tôi phải nấu theo kiểu sáng nấu 1 nồi cháo rồi sau đó múc theo phần để tủ lạnh, tới bữa ăn của con, chỉ việc hâm lại bằng lò vi ba rồi cho bé măm. Bé rất hay ngậm, phun hay giả vờ ói. Sau đó tôi đổi 'chiến thuật', chia nhỏ các phần đạm, cháo trắng, và rau theo từng bữa, mỗi bữa một loại thịt/cá/rau khác nhau và cứ trước bữa ăn của bé thì lại đem ra chế biến. Chỉ tốn 10 phút hoặc ít hơn nhưng rõ ràng bé đã ăn rất hứng thú." Chị Thanh Thúy, có con trai 12,5 tháng, ngụ quận Bình Thạnh, chia sẻ.

2. Tôi thường mua thực phẩm tươi mới mỗi ngày.

"Bạn thường lo lắng mình không có thời gian cho việc đó, nhưng tôi thấy, nếu ở thành phố thì các chợ nhỏ mọc lên ở khắp các khu dân cư và mỗi sáng chỉ cần dậy sớm 15 phút hơn thường lệ là bạn đã có thể ra chợ và trở về với vài thứ rất tươi rồi. Các chợ này giờ cũng bán rất đa dạng thực phẩm. Nếu sợ nguồn gốc không đảm bảo, bạn có thể chọn những hàng uy tín, mua loại còn sống được làm tại chỗ như gà, cá nuôi, tôm sú, lươn, ếch... bảo đảm bữa ăn của bé sẽ luôn rất tươi ngon." Chị An, ngụ quận Phú Nhuận cho biết.

3. Hãy nấu cho con như khi đãi khách đến nhà!

"Đó là điều mình nghĩ mỗi khi vào bếp cho bữa ăn của con. Quả vậy, hôm nào có tinh thần, chế biến kỹ, bài bản, có rau nêm, có hành phi, có nước xương… thì thành phẩm rất thơm ngon. Còn hôm nào mẹ lười biếng, thì con phun phèo phèo ngay. Bạn đừng coi thường vị giác của bé. Tuy 'chưa biết gì' nhưng đã biết bữa nào mẹ nấu ngon rồi đấy!" Bạn Quỳnh Nga, mẹ của 2 bé sinh đôi 8 tháng, ngụ Q. Thủ Đức bật mí kinh nghiệm của mình.

Ngon như món mẹ đãi khách vậy! - Ảnh: Getty images

4. Không chỉ có cháo

Bạn thường nghĩ là bột thì không bổ béo bằng cháo và bé đã qua tuổi tập ăn dặm thì việc gì phải ăn bột nữa, nhưng đó có thể là ý nghĩ không đúng lắm đâu. Theo kinh nghiệm của mình, thỉnh thoảng hãy cho bé một bữa bột ngọt thay cho món cháo mặn vào bữa sáng, hoặc dùng bột để quấy với nhóm rau thịt thay vì cháo trắng, mùi vị sẽ khác đi rất nhiều, bé sẽ ăn hào hứng hơn đấy. Trong nhiều loại bột chế biến sẵn hiện nay, mình thấy nhà sản xuất rất quan tâm tới chất lượng, thành phần dinh dưỡng, đôi khi còn hơn cả chúng ta nấu cháo không đúng cách, làm mất chất của thực phẩm. Thỉnh thoảng mình còn cho bé ăn loại cháo đóng hộp nữa đấy. Nhìn bé háo hức hơn món của mẹ nấu mà “ganh tị” lắm, nhưng mặc kệ, con hào hứng là mẹ mừng khấp khởi rồi. Vì  thế, thỉnh thoảng bạn hãy thử làm vậy xem sao nhé!" Chị Mỹ, ngụ Q.7, có con gái 10 tháng tuổi, chia sẻ.

Nếu đã là một người mẹ, chắc hẳn rồi bạn cũng sẽ có những lúc phải “thử mọi cách” để bữa ăn của con thú vị hơn. Hãy thử với những cách trên và mạnh dạn đổi những loại bột có mùi vị đa dạng để con ăn ngon miệng hơn nhé. Có thể tham khảo những địa chỉ sau:

Sữa, bột, bánh ăn dặm nhập trực tiếp tại Mỹ
Bột ăn dặm HEINZ và thức ăn đóng lọ HEINZ
Giảm giá hấp dẫn, freeship bột, bánh ăn dặm Heinz

Gần 2/3 bà mẹ không biết cách cho con ăn dặm

Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ cần được cho ăn bổ sung, tuy nhiên tại Việt Nam chỉ có 53% trẻ được nuôi bổ sung đúng, đủ, nhiều trẻ được ăn quá sớm, quá muộn hoặc không đủ chất.

Đây là kết quả nghiên cứu thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở Việt Nam được đưa ra tại buổi hội thảo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tổ chức tại Hà Nội ngày 22/1.

Nghiên cứu này dựa trên số liệu khảo sát năm 2012, có sự tham gia của 1.200 bà mẹ, tuổi 18-40, có con 0-4 tuổi, tại 8 tỉnh, thành là Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng, TP HCM, Nghệ An, Đồng Nai, Cần Thơ và Tiền Giang.

Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ nhỏ, nhưng sau 6 tháng trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn, vì vậy cần được cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, vấn đề nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập.

Cụ thể, theo nghiên cứu trên chỉ có gần 35% các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung theo đúng thời điểm được khuyến nghị, tức là kể từ 6 tháng tuổi. Thời điểm cho trẻ ăn dặm sớm (trước 5 tháng tuổi) của các bà mẹ ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn. Thức ăn bổ sung sớm của trẻ thường là nhóm tinh bột như cơm, cháo, mì. Ngược lại, vẫn còn 4% đến tháng thứ 10 mới bắt đầu cho con ăn dặm.

cho-tre-an-dam
Ngoài cho trẻ ăn đủ số lượng, cha mẹ cần chú ý đảm bảo sự cân đối trong
4 nhóm thực phẩm. Ảnh: P.N.

Trong khi đó, thông thường từ 6 tháng tuổi hệ tiêu hoá của trẻ mới phát triển hoàn thiện, tiêu hoá được thức ăn đặc. Vì thế, nếu ăn sớm quá trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá. Ngược lại cho ăn bổ sung muộn quá thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cũng theo nghiên cứu thì khẩu phần ăn bổ sung cho trẻ cũng chưa đảm bảo sự đa dạng và tính cân đối. Chế độ ăn dặm của bé cần 4 nhóm chất là: bột đường (cơm, cháo, mì), đạm (thịt, cá, gà, tôm, cua, hải sản), chất xơ (đậu phụ, các loại hạt đậu hoặc sữa có đậu nành), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ hoặc uống nước ép).

Tuy nhiên, chỉ có gần 1/3 số bà mẹ cho ăn đúng cách (đủ 4 nhóm thực phẩm này), trong đó ở thành thị lại kém hơn nông thôn. Phó giáo sư Nguyễn Hữu Minh, Giám đốc Viện Gia đình và Giới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam lý giải có thể là ở thành phố các bà mẹ chú trọng nhiều vào sữa công thức hơn, thức ăn không sẵn có như ở nông thôn.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc và sản phẩm bổ sung vi chất ở nuớc ta không đáng kể. Loại được sử dụng cao nhất là canxi cũng chỉ đạt 17%, hay như sắt, một thành phần rất quan trọng với sự phát triển của trẻ tỷ lệ bổ sung chỉ là 9%. Điểm đáng chú ý là có đến một nửa trong số các bà mẹ từng sử dụng thuốc bổ cho con không hề hỏi ý kiến bác sĩ.

Một khảo sát khác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2012 cũng cho thấy tình trạng thiếu các vi chất như vitamin A, C và sắt của trẻ khá cao, chỉ đạt 30-50% nhu cầu. Trong khi khẩu phần canxi trung bình chỉ đáp ứng được 49% nhu cầu.

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ ăn bổ sung đúng cách cũng chưa được chú trọng tại Việt Nam. Thông tin về các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung được dẫn dắt bởi các quan niệm và thói quen truyền thống, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nguồn thông tin cung cấp từ y tế rất ít.

Giáo sư Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho rằng, các chính sách cần phải chú trọng đến tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn bổ sung đủ dinh dưỡng, an toàn, đặc biệt trong giai đoạn 7-36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn có tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng cao nhất.

 (Theo Afamily)