Lưu trữ cho từ khóa: Acid uric

Bệnh Gút: Bệnh GOUT VÀ Thưốc Chữa Bệnh Gút

Bệnh Gút: Bệnh GOUT VÀ Thưốc Chữa Bệnh Gút
Nửa đêm thức giấc vì ngón chân cái nóng như lửa đốt, sưng to và rất đau, đặc biệt khi sờ vào. Rất có thể bạn đang bị cơn gút cấp tính.
Người bị gút có biểu hiện viêm khớp. Giai đoạn đầu viêm một cách đột ngột, có thể tối hôm trước vẫn đi bình thường, nửa đêm về sáng khớp đã bị sưng vù, nóng đỏ, bệnh nhân đau rất dữ dội, đến mức không đi lại được. Những cơn gút đầu tiên có thể tự hết, sau đó 1 năm có thể tái phát một, hai lần.
Bệnh Gút là gì?
Bệnh gút (tiếng Anh là gout, gọi theo âm Hán-Việt là thống phong), hay viêm khớp do gút, là một dạng viêm khớp được đặc trưng bởi cơn đau khớp dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp. Gút là một bệnh khớp phổ biến ở đàn ông trung niên, do khớp bị lắng đọng các tinh thể muối urate trong ổ khớp và các tổ chức quanh khớp. Dù gặp ở đàn ông nhiều hơn, nhưng phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể bị bệnh này. Rất may, bệnh gút có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng. Hơn nữa, gút là một bệnh có thể được dự phòng
Bệnh Gút :Triệu chứng biểu hiện
Gút hầu như luôn biểu hiện cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường là vào lúc nửa đêm và không có dấu hiệu gì báo trước. Các triệu chứng thường gặp là:
Đau khớp dữ dội. Thường xảy ra ở khớp ngón chân cái nhưng các khớp khác cũng có thể bị là khớp bàn chân, cổ chân, bàn tay và cổ tay. Khớp bị ảnh hưởng bị sưng đỏ, đau khi sờ vào.. Nếu không được điều trị, đau có thể kéo dài 5 - 10 ngày rồi tự mất đi. Khó chịu lui dần trong 1 - 2 tuần, khớp trở lại bình thường.
Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái
Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu).
Yếu tố nguy cơ
Bệnh Gút dường như dễ xảy ra ở những người có nồng độ acid uric tăng. Một số yếu tố có thể làm tăng nồng độ acid uric là:
Lối sống. Ăn nhiều chất đạm động vật (đặc biệt là tôm, cua) cùng với uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút.
Một số bệnh. Có thể gia tăng nguy cơ bị bệnh gút khi mắc một số bệnh nội khoa như: tăng huyết áp không được điều trị, đái tháo đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch.
Một số thuốc. Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút là thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (thường được sử dụng điều trị tăng huyết áp) và dùng aspirin liều thấp kéo dài. Các thuốc khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị gút là: pyrazinamide (dùng trong điều trị bệnh lao), cyclosporine (được sử dụng ở những người được ghép tạng với mục đích chống thải ghép), một số thuốc điều trị ung thư.
Điều trị Bệnh Gút:
Với cơn đau cấp tính. Sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi cho khớp bị đau. Có 3 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị gút cấp tính là: các loại thuốc kháng viêm như colchicine và các thuốc kháng viêm không steroid như indomethacin, thuốc làm giảm acid uric máu và các thuốc corticosteroid (uống hoặc chích thẳng vào khớp).
Với những bệnh nhân bị tăng acid uric trong máu. Bệnh nhân cần theo một chế độ ăn đặc biệt. Thêm vào đó, bệnh nhân cần sử dụng một số thuốc làm giảm acid uric máu (như allopurinol, sulphinpyrazone và probenecid) cho đến khi nồng độ acid uric máu trở về bình thường. Trong thời gian uống thuốc làm giảm acid uric máu, bệnh nhân cần uống nhiều nước để giúp thải acid uric qua đường tiểu được dễ dàng hơn.
Phẫu thuật. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng trong điều trị Bệnh Gút. Thi thoảng, dùng phẫu thuật để lấy đi tophi bị nhiễm trùng hay tophi ảnh hưởng vào cử động khớp. Một số trường hợp khớp bị biến dạng do gút, phẫu thuật giúp cho khớp cải thiện chức năng và cử động của khớp.
Phác đồ điều trị Bệnh Gútmới nhất là kết hợp hai loại Thưốc Chữa Bệnh Gút :
-KBiogreen : Xuất xứ Malaisya –gồm 60 dưỡng chất đặc biệt giúp phục hồi các tế bào đang bị thương tổn , đào thải acid uric qua đương tiêu hoá . Cân bằng và ổn định tối đa acid uric về mức an toàn 430 micromol/l
nhằn ngăn chặn sự lắng đọng urat tránh nguy cơ mắc thêm bệnh thận
-Kinotakara : Xuất xứ từ Nhật Bản-Hút và Đào thải acid uric trong máu ngăn chặn các biến chứng vào thận và khớp . Ưc chế Enzim xanthin õydase (đây là enzym gây ra sự hình thành axid uric trong niệu đạo và acid uric trong máu
Kết thúc điều trị, bệnh nhân sẽ trở lại chế độ sinh hoạt ăn uống như người bình thường, khả năng tái phát bệnh rất thấp nếu có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ.
Các bệnh nhân Gout đã bị mãn tính lâu năm, những bệnh nhân đã bị biến chứng sang thận, tiểu đường, béo phì đều có khả năng đáp ứng khi được điều trị theo chương trình này.
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Acid uric trong máu bao nhiêu thì bị gút

Chỉ số xét nghiệm máu được nam giới quan tâm nhiều hiện nay là acid uric. Khi thấy kết quả acid uric trong máu cao, không ít bệnh nhân đã lo lắng. Còn bác sĩ cũng có người vội vã kê thuốc mà không quan tâm đến các dấu hiệu lâm sàng.

Ngày 17-7, bà N.T.K.L. cho biết con trai bà là N.T.K. (23 tuổi, TP.HCM) đi khám sức khỏe tổng quát tại một cơ sở y tế ở TP để làm hồ sơ xin việc làm. Kết quả xét nghiệm máu của con bà ghi nhận chỉ số acid uric trong máu là 6,23mg/dl. Bác sĩ nói acid uric như vậy là cao và kê toa cho con bà uống thuốc một tháng, điều chỉnh chế độ ăn uống rồi quay lại tái khám xem acid uric có hạ xuống không.

 
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh – Ảnh: N.C.T

Dị ứng nặng!

Uống thuốc đến ngày thứ 23, anh K. thấy hơi bị ngứa ngoài da, nổi hạt nhỏ li ti. Vì không được bác sĩ tư vấn trước nên anh K. không biết đó là những triệu chứng ban đầu của dị ứng thuốc. Do đó anh vẫn tiếp tục uống thuốc và bị dị ứng nặng hơn, có biểu hiện nóng sốt, mẩn đó nổi nhiều hơn, dày hơn, lan lên hết cả mặt và nhiều chỗ trong cơ thể. Gia đình vội đưa anh K. đến Bệnh viện Da liễu TP khám và bác sĩ cho toa thuốc về nhà điều trị. Dù uống thuốc của bệnh viện nhưng tình trạng dị ứng thuốc của anh K. vẫn không bớt. Anh K. vẫn sốt cao 39,5OC nhưng uống thuốc hạ sốt một lúc rồi sốt trở lại, người đỏ toàn thân, mặt mày sưng húp.

Ngày 7-7, anh K. được người nhà tức tốc đưa vào Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM cấp cứu. Ngày 16-7 anh K. mới được xuất viện, dù tình trạng nhiễm độc gan vẫn còn và bác sĩ hẹn phải quay lại tái khám để kiểm tra xem men gan tăng cao có giảm không. Bà L. thắc mắc sao bác sĩ lại cho thuốc không tư vấn, cảnh báo bệnh nhân biết nguy cơ gây dị ứng nặng của thuốc.

Bệnh do mất cân bằng chuyển hóa

Acid uric trong máu bao nhiêu là cao?

Nếu chỉ số acid uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới có nguy cơ bệnh tim mạch và cần điều trị thuốc hạ acid uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.

ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan – trưởng khoa cơ xương khớp Bệnh viện Nhân Dân 115 – cho biết acid uric là sản phẩm của một chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Đây là nguồn acid uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có nhân tế bào, khi vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ chuyển hóa thành acid uric. Đó là nguồn acid uric ngoại sinh, trong đó các loại thực phẩm nội tạng động vật, hải sản… sẽ được chuyển hóa thành acid uric rất nhiều. Acid uric là một chất thừa trong cơ thể, được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất acid uric. Do đó, acid uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia. Đây là lý do nam giới bị tăng acid uric nhiều hơn phụ nữ.

Theo bác sĩ Thục Lan, trong quá trình chuyển hóa của cơ thể khi nguồn tạo ra acid uric và thải loại acid uric bị mất cân bằng hoặc tạo acid uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm acid uric bị giữ lại trong máu. Khi đó acid uric sẽ lắng đọng trong các mô. Nơi acid uric thường lắng đọng nhất là các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gút. Ngoài ra, acid uric còn lắng ở tim gây bệnh tim mạch, lắng ở thận gây suy thận, lắng ở đường niệu gây ra sỏi thận. Tuy nhiên có những trường hợp acid uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ít người ta gọi là tăng acid uric máu chứ không gọi là bệnh gút.

Bị gút mới uống thuốc

Bác sĩ Thục Lan khẳng định muốn xác định bệnh nhân có bị bệnh gút mãn tính hay không, bác sĩ phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán gút chứ không chỉ dựa vào nồng độ acid uric trong máu đơn thuần. Chỉ khi xác định chính xác bệnh nhân bị gút mới chỉ định dùng thuốc và khi dùng thuốc cũng phải cân nhắc vì các thuốc điều trị gút đều có nhiều tác dụng phụ. Như thuốc kháng viêm corticoid nếu điều trị không đúng sẽ gây lệ thuộc thuốc, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng nguy cơ nhiễm trùng; hoặc nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng có thể đưa đến xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, suy thận. Với bệnh nhân chỉ tăng acid uric trong máu mà không có triệu chứng, khuyến cáo của Hiệp hội Khớp Hoa Kỳ và của Hiệp hội Khớp châu Âu đều nói không có chỉ định điều trị, trừ trường hợp có nguy cơ quá cao cho bệnh tim mạch.

Khi có bệnh nhân bị acid uric trong máu cao cũng như bệnh gút tới khám, trước tiên bác sĩ phải tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể không tạo ra thêm acid uric. Cụ thể, bệnh nhân phải hạn chế ăn đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia. Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống mà acid uric vẫn cao mới cần dùng thuốc. Khi chỉ định thuốc, bác sĩ nên cảnh báo cho bệnh nhân biết nguy cơ bị phản ứng thuốc và tư vấn phải ngưng thuốc ngay khi có biểu hiện phản ứng thuốc cho người bệnh biết, cũng như hướng dẫn bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

(Theo Thanhnien)

Bệnh gút nguyên nhân và cách phòng chống

Bệnh gút, hay viêm khớp gút, là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội đột ngột, đỏ và sưng ở khớp. Đây là một rối loạn phức tạp có thể xảy ra ở bất cứ ai, song nam giới dễ bị bệnh hơn phụ nữ. Phụ nữ sẽ bị tăng khả năng mắc bệnh sau khi mãn kinh.

Dấu hiệu và triệu chứng
  • Dấu hiệu và triệu chứng của gút hầu như luôn là cấp tính, xảy ra đột ngột – thường vào ban đêm – và không có dấu hiệu báo trước.
  • Đau khớp dữ dội. Gút thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái nhưng có thể xảy ra ở bàn chân, cổ chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Đau thường kéo dài 5 đến 10 ngày mà sau đó hết. Khó chịu giảm dần sau một hai tuần, để lại khớp có vẻ rất bình thường và không đau.
  • Khớp bị sưng, nóng và đỏ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh gút là do viêm ở khớp do sự tích luỹ các tinh thể urat.

Acid uric là một chất được hình thành từ quá trình giáng hóa purin. Chất này có mặt tự nhiên trong cơ thể cũng như trong một số loại thực phẩm, nhất là phủ tạng động vật.

Bình thường acid uric hòa tan trong máu và được thận bài xuất ra ngoài qua nước tiểu. Nếu vì lý do nào đó cơ thể sản sinh qua nhiều hoặc bài xuất quá ít chất này thì acid uric có thể tích luỹ, tạo thành những tinhh thể hình kim sắc nhọn (urat) trong khớp và các mô xung quanh khớp, gây đau, viêm và sưng.

Xét nghiệm và chẩn đoán
  • Lấy dịch từ khớp bị bệnh để tìm tinh thể acid uric trong bạch cầu
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng acid uric được bài xuất
  • Xét nghiệm máu đo nồng độ acid uric trong máu
Điều trị
  • Đối với cơn gút cấp, các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), như ibuprofen và naproxen có thể làm giảm đau.
  • Với những trường hợp nặng, có thể dùng corticosteroid như prednisone. Cũng có thể tiêm cortisone vào khớp bị bệnh để giảm đau. Nhưng phương pháp này có những tác dụng phụ và nói chung không nên tiêm quá 3 lần/năm.
  • Khi cơn gút cấp đã được kiểm soát, có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa để làm chậm tốc độ sản sinh acid uric của cơ thể hoặc tăng tốc độ bài xuất.
Phòng bệnh
Không có cách nào chắc chắn ngăn ngừa được cơn gút cấp ban đầu hoặc về sau, nhưng bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc để làm giảm nguy cơ hoặc mức độ nặng của các đột bệnh xảy ra sau này.

Những thuốc này gồm allopurinol và probenecid. Khi được dùng hằng ngày, thuốc làm chậm tốc độ hình thành acid uric và đẩy nhanh việc thải trừ chất này ra khỏi cơ thể.

Nói chung, giữ nồng độ acid uric trong giới hạn bình thường là chìa khóa để phòng ngừa bệnh gút.

Acid uric máu cao, nên ăn gì?

Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp mà gây ra bệnh gút.
Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống acid uric trong máu tăng cao là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Bài viết sau xin giới thiệu với độc giả một số thực phẩm thông dụng.

Rau cần

Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Cả hai loại đều có thể dùng, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần rất giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Xúp lơ

Là một trong những loại rau rất giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, xúp lơ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thông tiện nên là thực phẩm này rất thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Acid uric lắng đọng ở khớp gây ra bệnh gút.

Dưa chuột

Là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều nước. Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua đường tiết niệu.

Cải xanh

Cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng “lợi tiểu tiện”, rất thích hợp với người bị thống phong (bệnh gút).

Các loại cà

Cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp

Là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tuỷ, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao.

Củ cải

Tính mát, vị ngọt, có công dụng “lợi quan tiết”, “hành phong khí, trừ tà nhiệt” (Thực tính bản thảo), “trừ phong thấp” (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quýt, đào, hạnh đào, mơ, hạt dẻ...Tăng lượng nước uống để kích thích thải acid uric ra ngoài. Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), thịt lợn, thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt hun khói, chim cút, cá chép, cá chạch, cá thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt, rau câu, đậu hà lan, nấm, biển đậu... và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt... Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột, mỗi ngày ăn 1,5kg chia 3 - 4 bữa; nếu ăn rau xanh, mỗi ngày 1,5kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
SK&ĐS