Lưu trữ cho từ khóa: 6 dấu hiệu

6 dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng

Trẻ thường mọc răng vào khoảng từ 4 - 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ mọc răng sớm khi mới khoảng 3 tháng. Với những bé này, các mẹ cũng nên biết các dấu hiệu.

1. Dãi dớt nhiều

Một trong những điều đầu tiên phụ huynh sẽ nhận thấy khi bé mọc răng đó là bé sẽ chảy quá nhiều dãi dớt. Bé 3 tháng tuổi mọc răng dãi dớt sẽ rất nhiều đến nỗi người lớn phải thường xuyên thay yếm dãi.
Điều này được giải thích là do ngay cả khi chưa nhìn thấy được các chồi răng, các răng vẫn được hình thành dưới lợi và đẩy lợi lên, hoạt động này kích thích sản xuất nước bọt, vì vậy việc dãi dớt chảy nhiều hơn là điều hoàn toàn bình thường.

2. Nướu sưng

Khi răng phát triển, nướu sẽ có hiện tượng sưng đỏ. Đó là do khi bị kích thích, nướu răng đỏ và sưng lên, đây cũng là một điều bình thường của quá trình mọc răng. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thấy chấm màu trắng trên nướu hoặc có khe hở để cho răng mọc trong những ngày sắp tới.

Trước khi răng mọc, bé bị đau nhức là điều khó tránh khỏi. Bé bị sưng tấy nướu và có cảm giác khó chịu hoặc hơi sốt. Hiểu được điều này phụ huynh nên chuẩn bị sẵn thuốc để giảm đau hoặc thuốc giảm sốt. Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn rằng các loại thuốc này an toàn cho bé và tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


3. Dễ cáu

Bạn không thể trách cứ vì sao tự nhiên bé lại hay cáu bẳn vào thời điểm này được. Cáu bẳn nhặng xị cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé sắp mọc răng. Thời điểm mọc răng, nướu sưng đau, người khó chịu cũng làm cho bé dễ khóc và nổi cáu bất cứ lúc nào.

4. Khó ngủ

Một hiệu ứng phụ của nỗi đau mọc răng là rối loạn giấc ngủ. Cũng giống như người lớn, khi mọc răng, tâm trí trẻ cũng khác, chính vì vậy cũng dễ gây rối loạn đến giấc ngủ. Thông thường, bé khó ngủ hơn vì cơ thể khó chịu.

5. Biếng ăn

Mọc răng sớm cũng là một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn hơn lúc 3 tháng tuổi. Khi mọc răng, bé sẽ có cảm giác khó chịu khi ăn vì bất kỳ thứ gì chạm vào miệng cũng làm cho bé “bực mình” vì đau đớn. Thời gian này, thức ăn bé dễ chấp nhận nhất có lẽ là bú mẹ.

6. Sốt nhẹ

Bất kỳ cơn sốt nào của trẻ cũng dễ làm cho phụ huynh lo cuống lên. Tuy nhiên, sốt nhẹ có thể là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận ra trẻ mọc răng. Với tình huống này, cha mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng nên để ý đến quá trình phát triển răng của bé cũng như những biểu hiện xung quanh để có thể xử lý những vấn đề liên quan.

Meo.vn (Theo M&B)

6 dấu hiệu cơ bản của bệnh dị ứng

Dị ứng là căn bệnh thường gặp. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng 6 dấu hiệu cơ bản sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết chứng bệnh này một cách dễ dàng, để kịp thời có những xử trí trước khi chưa quá muộn.

1. Phát ban

Phát ban là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh dị ứng. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưng đôi khi các tác nhân như yếu tố môi trường, việc sử dụng thuốc…lại cũng chính là thủ phạm.

Khi bị phát ban bạn thường phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trên da có xuất hiện những mụn sần, mọc theo nốt hay lan rộng ra thành từng đám lớn.

2. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ

Cũng có nhiều trường hợp, dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt là 'đối tượng ' tấn công chủ yếu.  

Đa phần kiểu dị ứng như thế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.

3. Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân của chứng viêm mũi dị ứng thường do bụi bẩn hay phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể là do việc cơ thể bạn bị kích ứng với những loại sản phẩm đóng hộp hay bơ sữa.

4. Chàm bội nhiễm

Eczema còn gọi là chứng viêm da atopic, nếu bị mắc chứng chàm bội nhiễm bạn sẽ có cảm giác rất ngứa và đau.

Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu không may là 'nạn nhân' của chứng chàm bội nhiễm bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồ hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.  

Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên, tình trạng của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do chủ yếu gây nên chứng Eczema là do bị dị ứng với những loại thực phẩm như bột mỳ, trứng, sữa và cá.

5. Gặp rắc rối ở hệ tiêu hoá

Những biểu hiện như tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón cũng có thể là biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm. Nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của phản ứng cơ thể với những loại thực phẩm được 'thu nạp' vào. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết luận chính xác.

6. Nổi mề đay cấp tính

Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, nhưng điều đáng mừng là triệu chứng này cũng là biểu hiện ít gặp nhất của chứng dị ứng.

Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.

Hà Thu (Theo AB)

6 dấu hiệu suy thận ở phụ nữ

Nói đến suy thận, người ta luôn nghĩ đó là bệnh độc quyền của đàn ông. Nhưng ngày càng có nhiều chị em đến khám và điều trị về thận, buộc người ta phải xem xét lại quan điểm này.

Theo báo cáo mới đây của bác sĩ Lý Thạc, khoa, Trung Quốc, hiện nay, tuyệt đại đa số những người mắc bệnh suy thận đều ở độ tuổi từ 30 đến 50, đặc biệt là tỷ lệ chị em ngồi bàn giấy ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do áp lực trong cuộc sống và công việc khiến cho sức đề kháng bị giảm xuống. Bác sĩ Lý Thạc cảnh báo, chị em chớ coi thường nếu thấy một trong những dấu hiệu sau đây.

1. Tóc rụng nhiều: Bạn từng có mái tóc dầy, đen óng. Nay bỗng dưng xơ cứng và rụng như trút. Bạn đã dùng đủ mọi biện pháp, đủ loại kem dưỡng tóc mà tình trạng ngày càng tồi tệ, bạn luôn phải thay kẹp tóc. Bạn buồn khổ, bế tắc không biết tại sao. Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa thận. Đó là vị cứu tinh của bạn.

2. Mắt quầng thâm, phù mọng: Buổi sáng khi tỉnh dậy, bạn thấy mắt khô và hơi tưng tức. Bạn nghĩ chắc do đêm qua bạn thức hơi khuya để xem hết bộ phim hay… Ngắm kỹ mình trong gương, bạn thấy mí dưới mọng và thâm. Cẩn thận, đó không phải do bạn thức khuya, mà chính là dấu hiệu của bệnh suy thận. Chứng tỏ, thận của bạn đã không đủ khoẻ để lọc và đẩy hết độc tố qua nước tiểu ra khỏi cơ thể bạn.

3. Biểu hiện mãn kinh sớm: mới 30 tuổi, đang trong thời kỳ sung mãn nhất, mà bạn có những cơn bốc hỏa ở mặt, vã mồ hôi vào đêm, viêm âm đạo, khô âm đạo, đau khi giao hợp, mệt mỏi và giảm thị lực, dễ tức giận, hay khóc và giảm khả năng ứng xử bình thường, mất ngủ và hay giảm hứng thú tình dục. Có tới 80% khả năng bạn bị suy thận. Hãy đến bệnh viện, kiểm tra thận của bạn có vấn đề hay không.

4. Không ngừng tăng cân: Bạn vẫn ăn như mèo, sinh hoạt bình thường, nhưng cân nặng của bạn không ngừng tăng lên. Bạn phải tăng thêm một tiếng mỗi ngày cho việc tập thể dục mà chẳng có hiệu quả. Bạn chẳng bao giờ nghĩ đến việc tăng cân của bạn có liên quan đến thận. Nhưng sự thực, thủ phạm gây béo phì ở bạn lại chính là căn bệnh suy thận.

5. Giảm ham muốn: Cuộc sống gia đình bạn hạnh phúc, đủ đầy về mọi mặt. Vừa qua tuổi 35, mới gần đây còn rất mạnh mẽ, dào dạt bỗng dưng cảm thấy như ngọn lửa tàn dần. Bạn như biến thành một ni cô. Nằm bên chồng mà lòng nguội lạnh. Đích thị thận của bạn có vấn đề.

6. Sợ lạnh: Ở văn phòng, đồng nghiệp bật điều hoà, bạn lại run lập cập. Mới chớm thu mà bạn đã như ở giữa mùa đông lạnh giá, lúc nào cũng quần trùng áo dài, hơi lạnh là đau bụng. Bạn đã bị suy thận rồi đó.

Đông y cho rằng, suy thận không có nghĩa là thận bị biến chứng. Suy thận chủ yếu vẫn là do sức đề kháng kém, thể chất yếu.

Theo bác sĩ Lỹ Thạc, để thận của bạn thực sự khoẻ mạnh, nhất định phải sinh hoạt và làm việc điều độ; có ý thức giảm bớt áp lực, không nên quá mệt mỏi, chú ý cân bằng dinh dưỡng, không nên kén ăn và tăng cường rèn luyện thể chất vì như vậy, vừa có thể tăng cường sức khỏe, cũng có lợi cho việc cản thiện tinh thần.; đồng thời tránh ở quá lâu trong môi trường không thông gió và hít thở không khí trong lành.

Theo Đất Việt

6 dấu hiệu ở móng tay cho biết bệnh của bé

Màu sắc trên móng tay của bé sẽ mách bạn về những bệnh bé có nguy cơ mắc phải. Hãy chú ý quan sát để phát hiện bệnh kịp thời cho bé yêu của bạn.Người khỏe mạnh bình thường có móng tay màu hồng, trong, mịn. Tuy nhiên, khi sức khỏe gặp 'sự cố' thì màu sắc của móng tay cũng sẽ biến đổi theo. Chính vì vậy bạn hãy dựa vào những biến đổi màu sắc của móng tay để kịp thời đoán bệnh cho bé.

1. Trên móng tay xuất hiện một vài vân trắng

Nguyên nhân: Có thể do tay bé bị kẹp ở đâu đó, khi móng tay dài ra thì những vân trắng đó cũng sẽ biến mất.

Lời khuyên cho các mẹ là nên chú ý khi bé chơi các trò sử dụng nhiều bằng tay để khi gặp 'sự cố' sẽ can thiệp kịp thời, tránh trường hợp gây tổn thương ở tay bé.

2. Bỗng dưng xuất hiện màu vàng, xanh hoặc tím che phủ lên màu hồng tự nhiên của móng tay bé

Nguyên nhân: Màu vàng xuất hiện trên móng tay có nhiều khả năng là do cơ thể bé đã hấp thụ một lượng carotene (có nhiều trong cà rốt) vượt quá so với mức quy định, hoặc cũng có thể do di truyền. Ngoài ra việc móng tay xuất hiện màu xanh, tím hoặc xám là do bé bị nhiễm trùng.

Lời khuyên: Nếu móng tay bé xuất hiện màu sắc kể trên kết hợp với việc tay thường xuyên ra mồ hôi thì bạn nên hạn chế không cho bé nghịch nước. Khi rửa tay cho bé xong dùng khăn bông lau khô.

3. Một nửa ngón tay có màu đỏ hồng

Nguyên nhân: Đó có thể là dấu hiệu cho biết bé thiếu máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

Lời khuyên: Bạn hãy bổ sung sắt cho bé bằng cách cho ăn những món chế biến từ gan động vật, thịt bò, rau chân vịt, nho…

4. Móng tay thô ráp, xù xì

Nguyên nhân: Rất có thể bé bị thiếu vitamin B.

Lời khuyên: Hãy tăng cường các loại thực phẩm như đậu xanh, các loại rau có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng gà… vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé.

5. Móng tay có những vết rạn nứt

Nguyên nhân: Nhiều khả năng là do bé bị bệnh suy tuyến giáp trạng (đây là loại bệnh có thể gây bướu cổ)

Lời khuyên: Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán chính xác bệnh cho bé.

6. Tay xuất hiện nhiều xước măng rô

Nguyên nhân: Do dinh dưỡng của bé không cân bằng, thiếu hụt vitamin…

Lời khuyên: Hãy bổ xung vitamin bằng cách tăng cường hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mùa khô bạn nên giữ ẩm tay cũng như da của bé bằng việc hòa thêm ít muối biển vào chậu nước tắm. Làn da bé yêu sẽ giữ được độ ẩm thích hợp và hiện tượng xước măng rô cũng sẽ giảm đi.

Theo aFamily