Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Hai người đã chờ đợi buổi tối đó suốt sáu tuần dài kể từ ngày sinh con. Cuối cùng giây phút khao khát xuất hiện để rồi ngay ngày hôm sau người đẹp ngao ngán hy vọng, đừng bao giờ lặp lại.
Hãy xem, đâu là nguyên nhân tình trạng lạnh giá sau sinh con và cách thức khắc phục.
1. Không có hứng thú “làm chuyện ấy” sau sinh con
- Bạn không còn cảm nhận ham muốn? Chính hormone giới tính đã biến bạn từ người tình bốc lửa trở thành người mẹ thờ ơ với “chuyện ấy”. Những tuần đầu sau sinh con là thời gian cơ thể tích cực sản xuất prolactine, hormone hỗ trợ sự tiết sữa, làm co thắt tử cung và… kìm hãm động lực tình ái. Thay vào đó cơ thể bạn tạo ra lượng estrogen (hormone nữ giới đảm trách ham muốn “chuyện ấy”) ít hơn bình thường. “Mặt trời tí hon” lấp kín quỹ thời gian trong ngày, bạn kỳ vọng ở chồng trước hết sự giúp đỡ. Thêm nữa, như nhiều bà mẹ khác, lúc nào bạn cũng mệt mỏi với cả núi nghĩa vụ mới không tên, nhưng vất vả và thèm ngủ sau nhiều đêm thức trắng vì con quấy. Sex trở thành trò phù phiếm vô tích sự - một khi mi mắt lúc nào cũng mong dính chặt.
- Làm gì có thời gian cho hành vi mơn trớn! Vả lại khi ấy bạn có thể là giấc ngủ bù hoặc tranh thủ giặt đống tã lót cho con.
- Lời chuyên gia:
+ Hãy cố gắng tranh thủ thời gian nghỉ ban ngày, để buổi tối không ngủ gục, mất cả sinh hoạt giường chiếu. Có thể cần chia sẻ nghĩa vụ với chồng? Hãy giải thích, sẽ không còn sức lực và ham muốn “chiều chồng” – nếu người phụ nữ thiếu ngủ kinh niên. Đề xuất với chồng phương án đi đâu đó ra khỏi nhà – một khi đã lấy lại phong độ. Hãy mua bộ trang phục ngủ gợi tình và thử, dù chỉ một giờ - tạm quên, bản thân là người mẹ đang cho con bú. Không khí lãng mạn chắc chắn sẽ đánh thức ham muốn đã ngủ quên trong cơ thể bạn.Tất nhiên không phải cố sức bắt mình phải gần gũi.
+ Cần gặp bác sĩ phụ khoa, yêu cầu cho làm xét nghiệm hormone – trường hợp bất chấp mọi nỗ lực đã kể sau vài tháng vẫn không có hứng. Không loại trừ khả năng bạn sở hữu tỷ lệ bất hợp lý estrogen, progesteron, prolactine và testosteron.
Bạn không còn cảm nhận ham muốn? (Ảnh minh họa)
2. Ngượng ngập với gần gũi sau sinh con
- Bụng chảy, suất hiện nhiều nếp gấp, da sần sùi lồi lõm mỡ - khi soi gương bạn có cảm giác, tấm thân có thể chỉ khơi dậy cảm giác ghê sợ. Ngượng ngập ở trần bên chồng, bạn sợ anh sẽ phát chán, chán yêu. Thêm nữa, sự hiện diện con nhỏ ngay bên cạnh “buộc chân” và dòng sữa có thể chảy – hễ có sự động chạm mẫn cảm thái quá.
- Lời chuyên gia:
+ Hãy quên mọi mặc cảm! “Nửa thứ hai” khao khát tấm thân của vợ và không hề quan tâm mọi dấu hiệu “xuống mã”. Cặp mông căng tròn, bộ ngực đầy đặn đối với anh ta càng cuốn hút. Tuy nhiên nếu không thể vượt qua cảm giác xấu hổ, có thể đề xuất phương án: những tuần đầu “chiều nhau” tắt đèn. Gắng cho con bú trước khi “chiều chồng” – trường hợp e ngại khả năng chảy sữa. Và không coi con nhỏ bên cạnh là chướng ngại vật. Trường hợp không thể “bay bổng” vì sự hiện diện của con quá gần, hãy cùng chồng tạm thời “di cư” sang giường (phòng) bên cạnh hoặc vào phòng tắm.
3. Sợ “chuyện ấy” sau “vỡ đê”
- Vẫn bị ám ảnh cảm giác đau đớn “cửa ra” hoặc vết mổ trên bụng – lúc sinh con. Thậm chí đi lại cũng là thách thức không nhỏ. Bây giờ bạn sợ, lúc “chiều chồng” cũng khủng khiếp như thế. Bạn cũng lạnh gáy với ý nghĩ, đối tác có thể vô tình làm đứt chỉ, chỗ bị khâu.
- Lời chuyên gia:
+ Nếu bác sĩ cho rằng vết khâu (vết mổ) đã lành, không có khả năng “bung chỉ”. Trường hợp quá sợ gần gũi, hãy yêu cầu đối tác… câu giờ. Vả lại không ai bắt hai người lập tức phải thực hiện ngay công đoạn hòa nhập “trăm phần trăm”. Thực tế có nhiều cách thức, để “nửa thứ hai” từ tốn và chậm rãi dẫn dắt vợ “lên thiên đàng”. Từng bước, từng bước một hai người hãy kiên trì khám phá động tác âu yếm mới. Nhờ thế cùng với thời gian bạn sẽ thư thái và chuẩn bị nội tâm thích hợp cho hòa nhập đầy đủ.
4. Đau đớn gần gũi sau sinh con
- Trong ba tháng đầu (có thể lâu hơn) sau khi sinh con, bạn có thể cảm thấy đau đớn – mỗi khi “chiều chồng”. Bạn cũng có thể có cảm giác mất hứng, bởi hình như “chỗ ấy” bị khâu hơi chật. Thêm nữa, còn vấn đề phiền toái: bên trong “khô hạn” – trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
- Lời chuyên gia:
+ Không vội vàng. Thời gian chồng âu yếm càng dài, bạn sẽ càng hưng phấn sâu đậm và bên trong “nơi thầm kín” sẽ ướt át hơn. Không quên những nụ hôn mẫn cảm, những động tác mát xa gợi tình và ôm ấp giầu ý tưởng. Trường hợp nơi thầm kín vẫn “khô hạn” bất chấp mọi nỗ lực – hãy ghé qua hiệu thuốc mua kem bôi. Đừng nghĩ, dùng thuốc sẽ làm hỏng không khí lãng mạn. Trái lại – động tác bôi trơn có thể là thành phần kích động của “khúc dạo đầu”. Tránh những động tác “giật cục” trong lúc hòa nhập. Hãy chọn những tư thế có thể kiểm soát được tình hình.
Có thể chủ động ngừng hòa nhập – nếu cảm thấy đau. Trường hợp mổ đẻ, thời gian đầu nên áp dụng những tư thế khả dĩ tránh vết thương trên bụng bị ảnh hưởng (thí dụ tư thế úp thìa).
Nên nhớ, hơi đau một chút trong lần gần gũi đầu tiên không có gì đáng ngại. Cảm giác khó chịu sẽ mất dần cùng thời gian. Tuy nhiên nhất thiết phải tìm gặp bác sĩ – trường hợp bị đau dữ dội sau mỗi lần “hòa nhập”. Có thể vết khâu làm cho lối vào “cầu lạc bộ” quá hẹp. Chỉ nhát kéo nhỏ của bác sĩ phòng khám, vấn đề sẽ được khắc phục.
5. Vô cảm sau ngày sinh con
- Bạn không hề cảm thấy thú vị - cho dù đối tác đã rất cố gắng. Thay vào đó, bạn có cảm giác, “chỗ ấy” rộng gấp đôi bình thường. Ngực trơ lỳ với nỗ lực âu yếm của đối tác. Nếu đẻ mổ, bạn có cảm giác, bụng vô cảm không khác gì plastic.
- Lời khuyên chuyên gia:
+ Hãy cố gắng rèn luyện khả năng đàn hồi mảng cơ thầm kín đảm trách phản ứng mạnh mẽ của khoái. Ngay vài ba ngày sau khi sinh con cần bắt đầu bài tập Kengel. Bài tập dựa trên động tác co thắt trong vài giây cơ âm đạo, thả lỏng và lặp lại co thắt – thực hiện nhiều lần (tương tự động tác ngắt tiểu, trong lúc tiểu tiện).
Bạn không hề cảm thấy thú vị - cho dù đối tác đã rất cố gắng (Ảnh minh họa)
6. Một khi bắt đầu trở lại bình thường
- Để đi đến lần gần gũi đầu tiên sau ngày sinh cần chuẩn bị kỹ lưỡng – cả về mặt tâm lý, cũng như thể chất. Quan hệ thầm kín quá sớm có thể gây đau đớn, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng phức tạp.
- Sau sinh con kiêng chung đụng tối thiểu sáu tuần. Gần gũi sớm hơn có thể bị đau đớn do đường sinh nở và “cửa vào” vẫn chưa lành miệng. Ngoài ra “chuyện ấy” trong thời gian này có thể kết thúc bằng tử cung bị lây nhiễm vi khuẩn qua đường tinh trùng.
- Trường hợp đẻ mổ buộc phải chờ đến khi vết khâu sau phẩu thuật lành miệng.
- Trước khi quyết định gần gũi lần đầu, hãy ghé thăm bác sĩ phụ khoa – nhân vật sẽ đánh giá, liệu vết thương đã đủ lành và bạn có thể sẵn sàng, để bắt đầu sinh hoạt vợ chồng.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu ra máu nhiều trong khi hòa nhập (không có gì nguy hiểm, trường hợp chỉ ra ít máu) hoặc cảm thấy bỏng rát bên trong nơi thầm kín.
7. Có thể tự bảo hiểm
- Không ít mẹ trẻ khất lần bắt đầu chung đụng sau sinh con, bởi lo sợ quá sớm có bầu lại. Nên nhớ:
- Khả năng thụ thai có thể xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Về mặt lý thuyết, bạn có thể có thai ngay sáu tuần sau khi đẻ.
- Việc cho con bú không phải biện pháp ngừa thai có hiệu quả.
- Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về dạng tránh thai thích hợp (thí dụ, dụng cụ đặt tử cung Mirena, viên ngừa thai Cerazette hoặc thuốc tiêm Depo-Prover.
Meo.vn (Theo Eva)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Tháo gỡ tình trạng ‘lạnh giá’ sau khi sinh (https://www.meo.vn/thao-go-tinh-trang-lanh-gia-sau-khi-sinh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.