Thận trọng với nhau bám thấp trong thai kì

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

ần đầu có thai nên chị Ngọc Minh, 28 tuổi (ngụ Q.3, TP.HCM), gặp khá nhiều bỡ ngỡ. Tháng thứ 8 của thai kì, chị đi khám thai định kì thì được chẩn đoán "nhau bám thấp".


“Không biết tình trạng nhau bám thấp có ảnh hưởng đến việc sinh nở của mình và sức khỏe của em bé hay không? Liệu mình có thể sinh thường được không hay phải sinh mổ?”, chị Minh băn khoăn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, chuyên Sản phụ khoa, Phòng khám Victoria Healthcare TP.HCM cho biết: nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung.

Nhau tiền đạo có các dạng: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng trên hiện vẫn chưa được xác định. Bình thường, nhau bám ở vùng đáy tử cung. Y khoa cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc vùng đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau tràn xuống đoạn dưới tử cung. Những người có tiền căn nạo phá thai sẽ có nguy cơ bị nhau tiền đạo nhiều hơn.

Nguy cơ của nhau tiền đạo là xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng gây choáng, mất máu và tử vong ở mẹ. Em bé có nguy cơ bị sinh non tháng nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trầm trọng xảy ra, cần phải mổ lấy thai để cứu mẹ (tỉ lệ non tháng từ 30 - 40%). Nếu trẻ sinh non tháng có thể bị bệnh màng trong (Hội chứng suy hô hấp sơ sinh) do thiếu chất Surfactant.

Đối với trường hợp của chị Minh, thai khoảng 8 tháng có ghi nhận tình trạng "nhau bám thấp" là một dấu hiệu báo động. Chị Minh nên đi khám thai định kỳ (trung bình 2 tuần / lần), hạn chế công việc nặng, tránh giao hợp. Đặc biệt, khi có dấu hiệu ra huyết âm đạo phải nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị. Riêng với con của chị Minh, nếu tuổi thai dưới 34 tuần, bác sĩ có thể cho chích Calesten để thúc đẩy trưởng thành phổi nhanh nếu thấy mẹ có dấu hiệu ra huyết nhiều, có nguy cơ sinh non. Vấn đề sinh thường hay mổ còn tùy thuộc cân nặng của thai nhi, khung chậu, tình trạng ra huyết âm đạo… bác sĩ sẽ cân nhắc và có chỉ định cụ thể.

Meo.vn (Theo PNO)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Thận trọng với nhau bám thấp trong thai kì (https://www.meo.vn/than-trong-voi-nhau-bam-thap-trong-thai-ki.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *