Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Thăm khám vùng chậu rất quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại e ngại phương pháp này vì nó đụng chạm đến cơ quan sinh dục và sinh sản của họ. Vì vậy, người phụ nữ luôn lo lắng trong lần đầu tiên khám vùng chậu.
Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hay khó chịu về việc thăm khám này thì các thông tin trong bài này có thể hữu ích cho bạn. Càng hiểu rõ về phương pháp này, bạn sẽ càng cảm thấy dễ chịu hơn.
Thăm khám vùng chậu là gì?
Cho dù bạn là người bình thường, đồng tính hay lưỡng tính hoặc đã lập gia đình, còn độc thân, có sinh hoạt tình dục hay chưa trải quá điều đó, thì khám phụ khoa là một phần bình thường và quan trọng để giữ gìn sức khỏe của bạn. Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu của bạn bao gồm âm hộ và cơ quan sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.
Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm những dấu hiệu của bệnh hoa liễu và các bệnh khác. Bác sĩ có thể lấy một số tế bào ở cổ tử cung để kiểm tra. Phương pháp này bảo vệ bạn khỏi ung thư cổ tử cung. Phát hiện sớm các vấn đề nhằm giúp bạn được điều trị sớm để luôn khỏe mạnh.
Việc thăm khám vùng chậu là một phần rất quan trọng của khám phụ khoa, một phương pháp giúp kiểm tra sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe tình dục và sinh sản của họ. Nó có thể bao gồm:
- Lấy bệnh sử của bạn
- Khám tổng quát
- Khám ngực
- Xét nghiệm các bệnh hoa liễu
- Khám vùng chậu
- Tiêm chủng
- Trò chuyện với bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào phát sinh khi thăm khám
Khi nào tôi nên bắt đầu đi khám vùng chậu?
Nếu bạn không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên đi khám trong ba năm sau lần đầu tiên quan hệ hoặc khi bạn 21 tuổi.
Trước khi cần khám vùng chậu, các bạn gái ở lứa tuổi thiếu niên được khuyến khích khám phụ khoa định kỳ. Trong các lần khám, các bạn gái có thể trò chuyện với bác sĩ về sự tăng trưởng, những thay đổi trong cơ thể của mình, và bất kỳ những gì mà các bạn đang trăn trở. Những đợt kiểm tra này đảm bảo rằng các bạn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thông thường, những lần khám đầu không bao gồm khám vùng chậu.
Khoảng bao lâu tôi nên đi thăm khám vùng chậu?
Sau khi khám vùng chậu lần đầu, bác sĩ sẽ cho bạn biết bao lâu bạn nên đi khám phụ khoa bao gồm cả thăm khám vùng chậu. Bao lâu bạn cần đi khám sẽ phụ thuộc vào bệnh sử của bạn và tình trạng sức khỏe cá nhân. Bạn có thể khám vùng chậu thường xuyên hơn nếu bạn:
- Đã từng có kết quả thử bất thường
- Đã từng có vấn đề sức khỏe tình dục
- Gia đình có bệnh sử mắc phải một vài triệu chứng ung thư
- Đã từng nhiễm bệnh hoa liễu hoặc có bạn tình mắc bệnh hoa liễu
- Tái phát viêm âm đạo
- Trong một số trường hợp, khám vùng chậu là cần thiết để kê toa các phương pháp tránh thai có chứa kích thích tố như thuốc viên, miếng dán, vòng âm đạo, hoặc thuốc tiêm. Thăm khám vùng chậu là luôn luôn cần thiết để đặt vòng tránh thai hoặc màng chắn âm đạo.
Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ sự lo lắng nào về sức khỏe sinh sản của mình. Ảnh: Inmagine
Khi nào tôi cần liên hệ bác sĩ?
Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối lo nào về sức khoẻ tình dục và sinh sản của mình hoặc nếu có một trong những triệu chứng bất kỳ sau đây:
- Có sự thay đổi trong dịch âm đạo và kinh nguyệt
- Đau nhiều hay khó chịu trước kỳ kinh
- Đau, sưng âm hộ hay âm đạo
- Loét, u cục, hoặc ngứa âm hộ hoặc âm đạo
- Đau âm đạo hoặc vùng chậu nặng hay bất thường
Có dấu hiệu của nhiễm trùng nặng mà có thể cần điều trị. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Thăm khám vùng chậu (phần 1) (https://www.meo.vn/tham-kham-vung-chau-phan-1.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.