Tẩy nám da, không tự dùng thuốc hoặc mặt nạ

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Tôi năm nay 40 tuổi. Năm năm trước trên da mặt của tôi bắt đầu nổi vài dấu li ti chấm vết nâu nhỏ. Hai năm gần đây một ngày một phát ra nhiều hơn...

Trên mặt tôi hiện nay vết nám đó trở thành một vệt lớn hai bên dưới má, có màu nâu đen thẫm, tôi có đến Bệnh viện Da liễu điều trị. BS cho tôi sử dụng thuốc dạng bôi tên là: UNITNE 4. Tôi đã dùng đến type thứ 4 nhưng chẳng thấy có kết quả gì, và uống kèm vitamin C, E. Xin cho tôi lời khuyên, tôi cần sử dụng gì thêm, dùng mặt nạ + bôi? (Tăng Gia Mẫn)- Trả lời của Phòng mạch Online:

Theo như mô tả của bạn thì 'các chấm màu nâu nhỏ li ti ở mặt bắt đầu xuất hiện từ năm 35 tuổi và lan rộng dần thành vệt lớn trên hai má ở tuổi 40 có thể là những khả năng sau:

1. Đốm nâu do ánh nắng mặt trời (solar lentigines):

• Sau lứa tuổi 19-20, làn da chúng ta đã bắt đầu chịu tác động của tiến trình lão hóa ngoại sinh. Nguyên nhân chính của tiến trình này là ánh nắng mặt trời. Ở một số người thuộc loại da sáng hoặc không bảo vệ chống nắng tốt, làn da bắt đầu xuất hiện các tổn thương tăng sắc tố có kích thước thay đổi từ li ti đến các đốm lớn hơn. Ngoài ra thường kèm theo các dấu hiệu khác như da nhăn, khô, dầy sừng…

• Sau lứa tuổi 30, làn da lại chịu tác động của tiến trình lão hóa nội sinh chồng lên. Đây là tiến trình lão hóa theo thời gian do tự nhiên. Tuy nhiên ở một số người các tổn thương lão hóa sẽ xuất hiện nhiều hơn là do các yếu tố di truyền, loại da, chủng tộc… Lúc này các đốm tăng sắc tố sẽ nhiều hơn và lan rộng dần. Tổn thương có thể xuất hiện ở những vị trí thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khác như cổ, lưng bàn tay, mặt duỗi cẳng tay…

2. Nám da:

. Đây là tình trạng tăng hắc tố ở da, đa số gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tổn thương tăng hắc tố sẽ có màu nâu, xám hoặc đen; thường đối xứng ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nhất là ở mặt. Nám có thể ở nông (trong lớp thượng bì) hoặc ở sâu (trong lớp bì) hoặc hỗn hợp. Nguyên nhân thường là do các yếu tố sau đây: ánh nắng; yếu tố gen hay yếu tố cơ địa; thai kỳ; thuốc ngừa thai; mỹ phẩm; rối loạn nội tiết tố của tuyến giáp hoặc buồng trứng; tình trạng dinh dưỡng… Trong đó ánh nắng và yếu tố gen là hai nguyên nhân quan trọng nhất.

Cả hai khả năng này đều là tình trạng tăng hắc tố da. Nguyên nhân chính là do ánh nắng mặt trời, lão hóa da, nội tiết, dùng mỹ phẩm không đúng cách.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tuân thủ những điều sau đây:

1. Bảo vệ da chống nắng thật tốt: che chắn kỹ, dùng kem chống nắng… Bởi vì khi dùng các phương pháp tẩy hắc tố thì da sẽ bị nhạy cảm và dễ bắt nắng hơn.

2. Tẩy hắc tố bằng các thuốc bôi, lột, laser dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

3. Phải kiên nhẫn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ bởi vì đây là tình trạng rất khó điều trị và cần thời gian lâu dài mới cải thiện được.

4. Không tự bôi hoặc uống thuốc hoặc đắp mặt nạ theo 'rỉ tai'. Một số thuốc bôi tẩy nám nhanh có bán trôi nổi trên thị trường thường có chứa steroid. Chất này giúp làm trắng da nhanh nhưng để lại nhiều tác hại cho làn da như da dễ bắt nắng hơn, nám nhiều hơn, mụn trứng cá, đỏ da…

5. Chăm sóc da đúng cách bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bôi thuốc dưỡng ẩm da, cung cấp các vitamin cho da như A, E, C…

Chúc bạn sẽ có làn da đẹp!

ThS.BS LÊ THÁI VÂN THANH

giảng viên bộ môn da liễu BV ĐH Y dược TP.HCM

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Tẩy nám da, không tự dùng thuốc hoặc mặt nạ (https://www.meo.vn/tay-nam-da-khong-tu-dung-thuoc-hoac-mat-na.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Một bình luận về “Tẩy nám da, không tự dùng thuốc hoặc mặt nạ

  1. Một lần tình cờ tôi được tiếp xúc với cô Linh Hương người chuyên nghiên cứu và phát triển khoa học dược liệu vào điều trị bệnh nám má,sạm da và tàn nhang thì mọi thắc mắc của tôi đã được giải tỏa .Tôi xin tường thuật lại câu chuyện để quý vị có thêm kinh nghiệm khi điều trị bệnh này:
    Chào cô,là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc nghiên cứu và điều trị nám,sạm da và tàn nhang cô có thể cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám,sạm da và tàn nhang ?
    Cô Linh Hương: Nám da, sạm da, tàn nhang là tình trạng gia tăng hắc sắc tố melanin ở trên da. Thông thường sự gia tăng này tạo lên các đốm có màu từ nâu đến đen, thường xuất hiện trên gò má, trán hoặc các vùng phơi bày ánh sáng khác. Nám da là một trong những thủ phạm làm cho phụ nữ cảm thấy mất tự tin về sắc đẹp của mình. Điều đáng lưu tâm là nám da lại thường xuất hiện rất sớm, điển hình nhất là sau khi phụ nữ sinh em bé là nám đã đột ngột xuất hiện rồi.
    Vâng vậy theo cô những triệu chứng nám da,sạm da,tàn nhang xuất hiện là do những nguyên nhân gì?
    Cô Linh Hương:Nám má,sạm da,tàn nhang xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
    • Sự lão hoá của cơ thể: dưới sự tấn công của các gốc tự do, cơ thể con người dần già đi theo năm tháng. Với người phụ nữ, có thể cảm nhận thấy sự già đi của mình khi bước qua tuổi 30, kèm theo đó là các vết nám, sạm, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt.
    • Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể phụ nữ: Mỗi khi sự bài tiết nội tiết tố sinh dục estrogen... ở phụ nữ bị rối loạn (phụ nữ mang bầu và ở tuổi tiền mãn kinh) sẽ kích thích cơ thể tăng sản xuất các hắc sắc tố gây nám da, sạm da và tàn nhang.
    • Người máu xấu, kém lưu thông khí huyết dẫn đến làn da kém được nuôi dưỡng cũng dễ dẫn đến tình trạng nám da, sạ da, tàn nhang.
    • Ánh nắng mặt trời: Người tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị nám da cao hơn nhiều lần so với các đối tượng khác. Do vậy, rất cần thiết dùng kem chống nắng thích hợp mỗi khi ra ngoài đường.
    • Một số trường hợp lạm dụng mỹ phẩm làm trắng da hay một số thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng cũng dễ có nguy cơ bị nám da hơn.
    Như vậy xin cô cho biết các phương pháp điều trị và chế độ sinh hoạt đối với người bị bệnh này?
    Cô Linh Hương:Hiện có nhiều phương pháp điều trị bệnh này nhưng tựu chung về hai dạng đông y và tây y:
    • Xoá mờ các vết nám trên da một cách trực tiếp: dùng kem xoá nám hoặc tia laser.
    • Xoá mờ từ từ và ngăn ngừa các vết nám mới tạo thành bằng cách ngăn lão hoá da, tăng cường nuôi dưỡng da và điều hoà nội tiết tố sinh dục mối khi bị rối loạn.
    • Lưu ý: Chế độ ăn uống giầu vitamin A, E, C (Bưởi, cam, gấc...), tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dùng mỹ phẩm hợp lý sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị nám da, sạm da và tàn nhang.
    Vâng xin cám ơn Cô,chúc Cô dồi dào sức khỏe và có thêm nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng hiệu quả.
    Trên đây là trao đổi của chúng tôi với cô Linh Hương – Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng dược liệu quốc gia,bạn nào quan tâm có thể liên lạc với cô qua số điện thoại 0978758325 email của cô là [email protected].

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *