Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Do chủ quan, nhiều người đã cố gắng để sống chung với vét thương mãn tính, vốn là những vết loét lâu không liền, dẫn đến hoại tử chân tay.
Bệnh nhân B. (70 tuổi, ở Hà Tĩnh) bị tiểu đường hơn 30 năm nay. Do bị bệnh trong thời gian dài nên hai bàn chân ông B. chi chít những vết loét.
20 năm sống chung với vết loét
Vết loét kéo dài đã hơn 20 năm nhưng ông B. ngại đi chữa. Thời gian gần đây, thấy vết loét lan rộng gây đau buốt, khiến ông B. không thể tự đi lại, gia đình mới đưa sang Thái Lan chữa trị nhưng không khỏi. Trở về nước, gia đình đưa ông B. tới Viện Bỏng Quốc gia. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông bị vết thương mãn tính do biến chứng của bệnh tiểu đường và đã hoại tử nặng. Sau hơn hai tháng điều trị tại Viện Bỏng, vết thương của ông B. mới khỏi hẳn, có thể tự đi lại bình thường.
Còn bé A., 6 tháng tuổi, bị bệnh u máu thể phẳng ở bàn chân nên phải điều trị phóng xạ tại Bệnh viên K. Sau một thời gian, bé bị loét bàn chân và dù đã được điều trị ba tháng nhưng vết thương không khỏi. Đến khi áp dụng phương pháp điều trị bằng liệu pháp tế bào tại Viện Bỏng, vết loét của cháu A. mới khỏi hẳn và chỉ để lại vết sẹo nhỏ.
|
Điều trị loét bàn chân cho một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Văn Thanh. |
Không được chủ quan
Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Viện Bỏng Quốc gia, vết thương mãn tính là những vết loét được điều trị ngoài 6 tuần nhưng không khỏi. Nó xuất phát từ biến chứng các bệnh tiểu đường (loét bàn chân do tiểu đường), viêm tắc động tĩnh mạch, loét do ung thư, loét do các bệnh lý miễn dịch, người già nằm quá lâu, bệnh nhân bị đột quỵ nằm bất động lâu ngày, loét do thiểu dưỡng hoặc chỉ đơn giản từ vết rắn cắn. Hiện nay, tỷ lệ những người bị vết thương mãn tính có xu hướng ngày càng tăng
Điều đáng lo ngại là rất nhiều người bệnh chủ quan, bỏ qua vì cho rằng những vết loét không nguy hiểm. Thông thường để điều trị vết loét, thầy thuốc dùng các chất sát khuẩn để rửa. Tuy nhiên, với những vết thương khó lành việc dùng thuốc sát khuẩn càng khiến vết thương không lành.
Nhằm điều trị vết thương mãn tính, Viện Bỏng Quốc gia đã áp dụng một số phương pháp mới thay thế các phương pháp điều trị truyền thống. Đây là một giải pháp tổng hợp bao gồm hút áp lực âm để làm sạch vết thương và cải thiện nuôi dưỡng tại chỗ; cắt lọc đáy ổ loét; hạn chế sử dụng các hóa chất gây ức chế liền vết thương; đặc biệt là sử dụng công nghệ sinh học như nuôi cấy tế bào. Sau gần hai năm triển khai, Viện Bỏng quốc gia đã chữa khỏi cho hơn 500 bệnh nhân, trong đó có những người bị vết loét hành hạ, gây hoại tử lan rộng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 30 giây trên thế giới có một người bị cắt cụt bàn chân do biến chứng bệnh lý đái tháo đường. Việt Nam có gần 12 triệu người mắc bệnh tiểu đường và là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới, trong đó rất nhiều người sẽ gặp phải biến chứng loét chân. |
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Tàn phế vì vết loét nhỏ (https://www.meo.vn/tan-phe-vi-vet-loet-nho.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.