Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Ngoài tác dụng tăng lượng nước tiểu đào thải, thuốc lợi tiểu trong Tây y còn làm cho cơ thể mất đi một số muối, trong đó có muối kali.

“Tôi bị cao huyết áp. Bác sĩ bảo nên hạn chế ăn muối và nên dùng thuốc lợi tiểu để làm giảm nhanh lượng muối trong cơ thể. Nếu dùng thường xuyên, thuốc này có gây phản ứng phụ gì không?”.

Ngoài tác dụng tăng lượng nước tiểu đào thải, thuốc lợi tiểu trong Tây y còn làm cho cơ thể mất đi một số muối, trong đó có muối kali (giữ vai trò quan trọng để tim và và các cơ hoạt động bình thường). Do đó, không nên dùng thuốc này thường xuyên, chỉ nên dùng từng đợt, xen kẽ những đợt nghỉ, tùy theo tác dụng của thuốc và tình trạng người bệnh.

Hiện nay, để điều trị bệnh cao huyết áp, người ta thường dùng thuốc furosemid. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, chuột rút, rối loạn tiêu hóa, loạn nhịp tim (do cơ thể bị thiếu kali). Để tránh và giảm bớt những tác dụng phụ nói trên, thầy thuốc thường cho dùng bổ sung muối kali.

Một số thuốc lợi tiểu có tác dụng giữ lại muối kali trong cơ thể như amilorid, được chỉ định dùng xen kẽ với thuốc lợi tiểu khác để giảm thải trừ kali.

Tóm lại, việc dùng thuốc lợi tiểu nào, liều dùng bao nhiêu, dùng trong bao lâu đều do thầy thuốc quy định cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Bạn không được tự ý dùng vì nó có thể gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

DS Ngọc Vũ

(Theo Kiến thức)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu (https://www.meo.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-loi-tieu.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *