Sức khỏe tiêu hóa của bé

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Thông tin tham khảo về chứng trào ngược, tiêu chảy, nôn trớ ở bé.

1. Chứng trào ngược

Ở bé mới sinh, phối hợp co bóp trong dạ dày còn chưa hoàn thiện (phải mất một thời gian để sự co bóp trong dạ dày của bé được nhịp nhàng). Khi ấy, sữa có thể lưu lại trong dạ dày của bé lâu hơn bình thường và sẵn sàng ộc ra ngoài. Điều này được gọi là trào ngược.

Hầu hết các bé, chứng trào ngược sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé được khoảng 4-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng sau có thể chỉ ra rằng bé đang có vấn đề:

- Bú kém: Trào ngược có thể gây nóng, kích thích thực quản (còn gọi là chứng ợ nóng), khiến bé mất cảm giác ngon miệng. Bé có những triệu chứng này thường cong người, kéo ti mẹ ngay sau khi mẹ cho bú.

- Nấc thường xuyên: Nấc là bình thường ở bé nhưng bé bị trào ngược nấc rất nhiều. Điều này là do không khí có nhiều trong dạ dày của bé và do kích thích gây co thắt thực quản.

- Vấn đề về thở: Trào ngược có thể gây kích thích đường hô hấp trên, khiến bé bị ho, thở khò khè, tắc mũi. Những triệu chứng này có xu hướng nặng hơn vào ban đêm, khi bé nằm ngửa.

Bạn có thể khắc phục các triệu chứng trên cho bé bằng cách vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên (sau mỗi 30ml sữa hoặc một vài phút cho bú). Đồng thời giữ cho bé thẳng người 20 phút sau khi ăn.

2. Nôn trớ liên quan tới bệnh

Một nguyên nhân khá phổ biến gây nôn trớ ở bé mới sinh là bé mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột (do virus). Triệu chứng thường bắt đầu với nôn đột ngột, có sốt hoặc
tiêu chảy. Nhiễm trùng tiến triển trong vòng 2-3 ngày.

Khi ấy, bé có thể bị mất nước với dấu hiệu điển hình là giảm tã ướt và thiếu nước bọt. Nếu bé bị nôn trớ ngay sau khi bú mẹ hay bú bình, bác sĩ có thể chỉ định cho bé bù nước bằng dung dịch điện giải sau mỗi 15 phút hoặc lâu hơn. Nên cho bé đi khám nếu bé nôn trớ nhiều, gây trở ngại cho ăn uống.

Trường hợp hiếm, bé bị nôn trớ có thể do dị tật đường tiêu hóa bẩm sinh. Tình trạng phổ biến là chứng hẹp môn vị, xảy ra khi van tại lối ra của dạ dày, ngăn sữa đi qua nó. Nguyên nhân của hẹp môn vị còn chưa được làm rõ nhưng nó thường xuất hiện ở bé 3-5 tuần tuổi.

Triệu chứng gồm phóng nôn (nôn mạnh, vọt ra và bắn xa). Nếu bé được chẩn đoán là hẹp môn vị qua siêu âm, bé sẽ cần phẫu thuật làm mở van ở lối ra của dạ dày.

3. Tiêu chảy

Một trong những mối quan tâm của cha mẹ về sức khỏe tiêu hóa ở bé là tiêu chảy. Tiêu chảy ở bé mới sinh thường do virus, chẳng hạn virus rota có liên quan với hầu hết các ca tiêu chảy ở bé. Virus rota thường xuất hiện vào mùa đông xuân, gây tiêu chảy cho bé 6-24 tháng.

Bác sĩ nhi khoa có thể cần xét nghiệm trên phân của bé để tìm nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu tiêu chảy không bị sốt hoặc không có triệu chứng như bị cảm thì có thể do dị ứng sữa. Dấu hiệu dị ứng sữa gồm đau bụng, tiêu ra ít máu, có nhầy trong phân, nổi ban.

Hỏi bác sĩ về việc đổi sữa ít gây dị ứng có thể khắc phục được tình trạng này ở bé.

Meo.vn (Theo M&B)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Sức khỏe tiêu hóa của bé (https://www.meo.vn/suc-khoe-tieu-hoa-cua-be.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *