Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Cam thảo được liệt vào danh sách những thực phẩm và gia vị có khả năng kích thích tình dục, giúp gia tăng khoái cảm trong "chuyện ấy", nhất là ở nam giới. Thực hư về tác dụng của loại thảo dược "ông uống bà khen" này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Tránh dùng cam thảo liều cao. Ảnh: T.L
|
Tên khoa học của cây cam thảo là Glycyrrhza glabra, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp "Glyks" có nghĩa là "đường", thuộc họ rau, có nguồn gốc tư miền Nam châu Âu, Trung Đông và một số khu vực của châu Á.
Kích thích dục năng
Theo nghiên cứu có tên "Smell and Taste Treatmean Research Foundation" của bác sĩ thần kinh học Alan Hirsh thuộc trường Đại học Chicago (Mỹ), những mùi khác nhau của cam thảo có khuynh hướng đánh thức dục năng. Trong đó, mùi hương của cam thảo đen có thể khiến quý ông tăng niềm ham muốn nhờ gia tăng lượng máu đến dương vật khoảng 13%.
Tuy nhiên, có thắc mắc tại sao cam thảo lại được dùng để "đảm đương" chức năng có liên quan đến hệ thống nội tiết quan trọng này trong cơ thể con người? Đó là do một số thành phần hóa chất của cam thảo làm ảnh hưởng đến lượng testosterone tự do. Trong cơ thể nam giới, testosterone là hormone giới thính cơ bản có ảnh hưởng đến khả năng tình dục và gia tăng mức testosterone tự do, tác nhân chính trong việc kích thích ham muốn. Bên cạnh đó, cam thảo còn giúp nam giới không bị rối loạn khả năng cương dương trong "chuyện ấy" và tăng hưng phấn tình dục.
Truyền thuyết kể rằng, cam thảo từng là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của lính La Mã tại những cuộc trường chinh. Dưỡng chất dồi dào của cam thảo có thể thay thế cho lương thực và thức uống của binh lính khi thiếu hụt. Vì thế, cam thảo có công lớn góp phần nâng cao thể lực và sức sống cho nam giới, đồng thời cũng là "cứu cánh" của "bản lĩnh đàn ông". Người Trung Hoa thời xưa tin rằng, cam thảo giúp kích thích ham muốn tình dục. Trong khi đó, theo cuốn sách cổ Kama Sutra của ngưới Ấn Độ, món ăn chứa nhiều cam thảo làm tăng hưng phấn ái ân.
Những bài thuốc quý
Trong điều trị bệnh, cam thảo được sử dụng rộng rãi nhờ có chứa khoảng 10 loại bioflavonoid, dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Phần rễ và thân rễ cam thảo được dùng nhiều nhất. Rễ cam thảo có vị ngọt gấp mười lần so với đường bởi hoạt tính chính của nó là hợp chất glycyrrhizin. Nó thường tiết ra vị ngọt hơi đắng rất hấp dẫn khi thưởng thức cũng như giúp kích thích dục năng. Người ta dùng chiết xuất chất lỏng từ rễ cam thảo hoặc cam thảo để bào chế viên nang với liều từ 4% - 9% thành phần glycyrrhizin, trọng lượng từ 1-4g/viên để uống 4 lần/ngày.
Hiện nay, sản phẩm chiết xuất từ cam thảo có thể dùng để chữa nhiều bệnh như: Nhiễm trùng đường hô hấp, mệt mỏi kinh niên, các bệnh mụn rộp, bệnh về đường tiêu hóa... Một số loại dược phẩm có chiết xuất từ cam thảo còn giúp giảm đau rát cuống họng và giảm sung huyết.
Tuy cam thảo không tác động trực tiếp đến khả năng tình dục nhưng nó hoạt động rất hiệu quả trong điều trị bệnh nên có thể xem là phương thuốc thần kỳ đối với sức khỏe. Rễ cam thảo cũng được dùng dưới dạng tự nhiên.
Và tác dụng ngược
Một thử nghiệm mới nhất của các nhà khoa học Iran về mối liên quan giữa cam thảo và testosterone ở nam giới với chiết xuất từ rễ cam thảo được tiến hành như sau: 20 tình nguyện viên nam giới khỏe mạnh được sử dụng 1,3g chiết xuất khô (gồm khoảng 400g - 500mg glycyrrhizin) trong 10 ngày liên tiếp. Những mẫu máu của họ được chọn lọc trước thử nghiệm và sau đó trong 20 ngày, để kiểm tra lượng testosterone. Phát hiện cho thấy, có sự sụt giảm đáng kể mức huyết thanh testosterone khoảng 35% sau 10 ngày dùng cam thảo. Testosterone giảm đã tác động đến dục năng và tâm trạng đồng thời tăng nguy cơ giảm sút hưng phấn tình dục. Điều này có tương quan tới việc gây cản trở cho hoạt tính của glycyrrhizin với 17 thành phần hydroxysteroid dehydrogenase, enzyme xúc tác sự hoán chuyển từ androstenedione (tiền kích tố estrogen được sản xuất bởi tuyến thượng thận) sang testosterone.
Hơn thế, thành phần cam thảo trong kẹo, kem đánh răng và thảo dược từ cam thảo cũng làm sụt giảm lượng testosterone đáng kể. Một số sản phẩm chewing gum có chứa 24mg a-xít glycyrrhizic trong khi một số trà thảo mộc chứa hơn 450mg/l.
Cũng theo nghiên cứu trên, dùng liều lượng khoảng 500g glycyrrhizic/ngày, tương đương với khoảng 10g rễ cam thảo, nếu sử dụng trong thời gian dài thường gây tác dụng phụ như giảm ka-li trong cơ thể, cao huyết áp, bí tiểu. Liệu pháp rễ cam thảo với liều lượng trung bình thường (tương đương từ 2-3g/ngày) gây giảm mức huyết thanh testosterone vừa phải, không gây triệu chứng lâm sàng nào đáng kể.
Vì thế, tốt nhất, tránh dùng cam thảo liều lượng cao. Những nguy cơ khác do dùng cam thảo quá liều phải kể đến là nhức đầu, mệt mỏi và chuột rút, nghiêm trọng hơn là giảm lượng muối trong máu, gây bất ổn cho tim và huyết áp. Tránh dùng cam thảo cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có tiền sử bệnh cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, tim, gan và thận.
Meo.vn (Theo Giadinh)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Sự thật về cây thuốc “ông uống, bà khen” (https://www.meo.vn/su-that-ve-cay-thuoc-ong-uong-ba-khen.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.