Sự phát triển tâm lý của trẻ 1-3 tuổi – Phần 1

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Bước sang năm thứ hai của cuộc đời, cùng với những phát triển về mặt thể chất, con còn có những bước tiến trong suy nghĩ, tâm tư. Bây giờ con đã có thể nói chuyện với bố mẹ, biết liên hệ những cảm xúc của mình với người khác, biết tỏ ra... nổi loạn. Và bố mẹ có thể làm gì để giúp con lớn khôn, cũng như làm gì để xử lý khi con yêu trở chứng đây?

Tập đọc sách (12-36 tháng)

Hình thành thói quen cùng con đọc sách (Ảnh: Inmagine)

Hầu hết các bé ở độ tuổi này đều thích giờ kể chuyện; quả thật, còn gì vui thích hơn khi được nằm trong lòng bố mẹ, xem những bức tranh đầy màu sắc và lắng nghe những âm thanh thú vị. Giờ đọc sách của gia đình không chỉ là một nếp sinh hoạt đầm ấm mà còn giúp con làm quen với những kỹ năng đọc cơ bản như:

- Hiểu được sách là gì - trong sách sẽ có những câu chuyện;

- Những câu chuyện có bắt đầu và kết thúc;

- Đọc sách từ trái sang phải.

Và để khơi dậy lòng ham thích đọc sách của con, bố mẹ có thể dùng những chiêu như:

- Cho con chơi với sách cho quen.

- Đọc to.

- Đọc từng đoạn ngắn. Trẻ nhỏ trong giai đoạn này chỉ có thể tập trung chú ý trong một khoảng thời gian ngắn, mười phút – thậm chí chỉ năm phút thôi - cũng là quá lâu với bé.

- Đặt câu hỏi. Câu hỏi ở đây có khi chỉ là yêu cầu con tìm những chi tiết đơn giản như đôi mắt của em bé hoặc một bông hoa đẹp, mục đích là đem nội dung trong sách làm đề tài nói chuyện giữa bạn và con.

- Theo sự hướng dẫn của con. Nếu con muốn lấy sách và tự lật, hãy để bé làm điều đó, còn bạn chỉ cần ôm con trong lòng và âu yếm nựng nịu trong khi con xem sách.

Nói những câu đơn giản (18 đến 24 tháng)

Kể từ lúc biết bập bẹ những từ đầu tiên đến nay, con vẫn tiếp tục luyện tập bằng cách kết hợp điệu bộ, những âm tiết riêng lẻ và từ. Giờ đây bé đã có thể nói được những câu đơn giản gồm hai từ. Bạn và con đều vui mừng vì đã có thể trò chuyện với nhau (dù chưa đàng hoàng lắm nhưng cũng đã theo một cách gần với trò chuyện hơn)! Tuy vậy bạn cần kiên nhẫn, vì dù con biết nói một số từ, nhưng bé có thể không hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của chúng. Những việc bạn cần làm để khuyến khích con:

- Không kết thúc câu hộ con, việc đó sẽ chẳng giúp được gì mà còn làm bé thêm bực mình.

- Hãy nhớ rằng con vẫn sẽ phản ứng bằng cách khóc khi quá mệt, đói, cáu kỉnh, hoặc bị quá tải với việc sử dụng từ ngữ.

- Hãy tạo điều kiện cho con nói chuyện, đặc biệt là nếu con có anh/ chị lớn.

- Khi con đã biết diễn đạt tốt hơn, hãy giúp bé nói trôi chảy hơn là cứ mải chỉnh sửa cách phát âm hoặc ngữ pháp, vì khi bị ngắt lời và nhắc nhở, bé có thể cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.

Học cách chia sẻ, cảm thông (24 tháng)

Giúp con hiểu về cảm xúc (Ảnh: Inmagine)

Ở tuổi này, trẻ bắt đầu biết liên kết cảm xúc và hành vi của mình với cảm xúc và hành vi của người khác - đây là nền tảng cho sự giao tiếp với người khác và xây dựng các mối quan hệ. Hãy giúp con phát triển sự chia sẻ, đồng cảm bằng cách:

- Đừng cố “chấn chỉnh” khi con cảm thấy không vui, mà thay vào đó, hãy giúp bé đối mặt với nỗi buồn bằng cách nhận diện cảm xúc - dù con buồn vì món đồ chơi yêu thích bị hỏng hay vì thấy ai đó đang khóc - và trấn an con rằng cảm xúc như vậy là bình thường.

- Dạy con bằng cảm xúc của chính bạn. Đừng ngại nói với con rằng bạn đang giận, buồn, hay thất vọng - nhưng nhớ đừng phản ứng thái quá, bởi vì điều đó có thể làm cho con cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Mời xem tiếp: Khi con trở chứng!

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Sự phát triển tâm lý của trẻ 1-3 tuổi – Phần 1 (https://www.meo.vn/su-phat-trien-tam-ly-cua-tre-1-3-tuoi-phan-1.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *