Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Mỗi ngày, cơ thể đều nói với bạn rất nhiều điều linh tinh, như nhắc bạn gãi cùi chỏ đi, ăn thêm muối đi… Nhưng ẩn sau những nhắc nhở lặt vặt đó có thể là những thông điệp nghiêm túc hơn nhiều về sức khỏe của bạn. Hãy thử cùng xem nhé:
>> Phần 1: Bạn biết gì từ đôi mắt, miệng và thói quen ăn ngủ của mình?
Phần 2:
Bạn biết được gì từ mái tóc của mình?
Nếu tóc bạn ngày càng thưa: Nếu gia đình có “truyền thống” tóc thưa thì có thể bạn đang phải trải qua giai đoạn rụng tóc thường xảy ra với 30-40% phụ nữ. Bác sỹ chuyên khoa da liễu có thể kê thuốc và điều trị cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng kiểu tóc đuôi ngựa buộc cao và chặt có thể tạo lực giằng lên cấu trúc tóc của bạn, gây hiện tượng rụng tóc do kéo.
Nếu đường ngôi tóc của bạn rộng hơn bình thường: Bạn có thể đang bị stress. Nhưng hãy lưu ý: việc bị rụng một nắm tóc – tới khoảng 100 sợi / ngày – thì cũng là bình thường. Một sự kiện thể chất đáng kể chẳng hạn như phẫu thuật, sinh con hoặc giảm cân nhiều có thể khiến cho các nang tóc chuyển sang trạng thái nghỉ và tạm thời ngưng mọc tóc. Bạn hãy bình tĩnh, một khi cơ thể bạn đã hồi phục thì tóc cũng sẽ mọc lại thôi.
(Ảnh: Corbis)
Bạn biết được gì từ làn da của mình?
Nếu đột nhiên nó khô và ngứa: Có thể bạn đang bị phản ứng với sản phẩm chăm sóc da mới sử dụng. Cũng có thể bạn cần đi kiểm tra tuyến giáp và hàm lượng sắt có trong cơ thể bởi theo các chuyên gia, da khô có thể là dấu hiệu của mức tuyến giáp thấp hoặc thiếu máu. Bạn hãy đi khám, làm một xét nghiệm máu đơn giản để được điều trị hiệu quả.
Nếu bạn bị mụn ở đường viền hàm dưới: Hormones của bạn có thể đang hoạt động hơi quá đà. Mụn trứng cá ở vùng quai hàm dưới phổ biến ở phụ nữ trong tuổi độ tuổi 30, 40 – kể cả những người vốn có làn da sạch, sáng, không bị mụn – đặc biệt là vào khoảng thời gian trước khi có kinh. Có thể giải quyết tình trạng này bằng các loại kem có chứa salicylic acid hoặc benzoyl peroxide. Nếu vẫn không khỏi, có lẽ bạn cần đến bác sỹ để được kiểm tra lại về lượng hormone của mình. Thông thường, mụn gây ra do hormone có thể được cải thiện bằng các loại thuốc uống như thuốc tránh thai.
Nếu bạn bị mẩn ngứa lâu không khỏi: Đây có thể là một dạng eczema nhẹ, gây ra do căng thẳng. Để làm dịu cơn ngứa, bạn có thể bôi kem dưỡng da có chứa ceramides vài lần mỗi ngày hoặc thử cách thân thiện với con người và môi trường hơn là dùng dầu oliu, vì dầu oliu sẽ thêm cho da bạn một lớp chất béo thiết yếu cùng tính kháng viêm có thể giúp bạn chống cự với eczema. Trong trường hợp còn có những băn khoăn, tốt nhất bạn hãy đi khám da liễu để bác sỹ xác định tình trạng bệnh và cho bạn thuốc điều trị phù hợp.
Bạn biết được gì từ nước tiểu của mình?
Nếu nó có màu vàng nhạt hoặc trong: Rất tốt, cơ thể bạn luôn được bổ sung đủ nước. Tình trạng này cho thấy bạn đã uống đủ nước mỗi ngày để pha loãng nước tiểu vốn có màu vàng.
Nếu nó có màu vàng: Hãy bắt đầu tăng gấp đôi lượng nước uống trong ngày bạn nhé, và ăn nhiều loại trái cây nhiều nước chẳng hạn như dưa hấu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trong vòng 24 giờ đồng hồ vừa qua, bạn có uống vitamin tổng hợp thì nước tiểu màu vàng sáng đôi khi cho biết rằng cơ thể bạn đã hấp thu vitamin tốt bởi khi bạn uống vitamin tổng hợp, cơ thể bạn sẽ dùng những gì mà nó cần và thải ra phần còn lại. Nếu nước tiểu của bạn lại khá trong sau khi dùng thuốc thì chứng tỏ là bạn đã chưa hấp thụ tốt. Trong trường hợp này, hãy chuyển sang sử dụng vitamin dạng viên nang hay dạng bột dễ hấp thụ hơn dạng viên nén.
Nếu nó đục / có vẩn: Bạn có thể đã bị nhiễm trùng bang quang hay nhiễm trùng thận. Những vẩn đục này là sự hiện diện của các tế bào bạch cầu mà cơ thể bạn đã sản sinh ra để chống nhiễm trùng. Bạn hãy đến bệnh viện hoặc gặp bác sỹ để được chẩn đoán điều trị.
Nếu bạn thấy có máu hoặc nước tiểu màu rất đậm: Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn hãy đi khám ngay (trừ khi bạn đang có kinh) bởi theo các chuyên gia, tình trạng nước tiểu màu rất đậm hoặc có lẫn máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, từ bệnh thận cho đến nhiễm trùng bang quang.
(Ảnh: Corbis)
Bạn biết được gì từ đôi bàn chân mình?
Nếu gót chân hoặc lòng bàn chân bị đau khi bạn bước đi: Có thể bạn bị bàn chân bẹt, có nghĩa là vòm chân bị sụp xuống nhiều hơn bình thường khi bạn dồn trọng lượng lên chúng. Người bị hội chứng này có thể bị đau đầu gối và đau lưng dưới. Bạn hãy thử dùng đến các dụng cụ đỡ / hỗ trợ vòm lòng bàn chân, và nếu cơn đau vẫn còn, hãy đến gặp bác sỹ.
Nếu chân bạn bị chuột rút khi bước đi: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên, máu lưu thông không tốt đến các chi – tình trạng máu lưu thông không tốt này có thể dẫn đến sự tích tụ axit lactic trong cơ bắp chân và gây ra chuột rút. Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán điều trị.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Soi gương chẩn bệnh – bạn có thể biết gì từ cơ thể của mình (Phần cuối) (https://www.meo.vn/soi-guong-chan-benh-ban-co-the-biet-gi-tu-co-the-cua-minh-2.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.