Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Nhiều bệnh nhi bị hen suyễn từ năm này qua năm khác nhưng bác sĩ (BS) lại chẩn đoán viêm tiểu phế quản (VTPQ), viêm phế quản (VPQ).Từ đó, bệnh nhân cứ “trút tiền” theo toa BS. Khổ nỗi, càng uống thuốc, trẻ càng còi cọc, xanh xao, rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy… Đặc biệt, thời tiết đang giao mùa, bệnh hô hấp gia tăng, nên việc chẩn đoán nhầm rất dễ xảy ra.
Tiêu chảy vì thuốc kháng sinh
Mỗi ngày, BV ĐH Y Dược TP.HCM phát hiện khoảng 15 BN bị hen suyễn, nhưng các cơ sở y tế lại chẩn đoán nhầm VTPQ, VPQ dạng khò khè hoặc dạng tái đi tái lại. Cầm một xấp sổ khám bệnh, hóa đơn thuốc… mẹ cháu H.T.K., bốn tuổi bức xúc: “Bé K. uống thuốc điều trị VTPQ lâu nay nhưng không giảm bệnh. Mỗi ngày, mua hết 80.000đ đồng thuốc kháng sinh, nhưng lại mắc thêm bệnh tiêu chảy. Bây giờ mới biết cháu bị hen suyễn chứ không phải VTPQ như BS trước đó đã chẩn đoán”.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, BV ĐH Y Dược TP.HCM kiêm Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM cho biết, bé K. bị tiêu chảy do các vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị “tận diệt”, hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh. Đó là chưa kể, nhiều trẻ đến khám bệnh đều bị chậm lớn, còi cọc, xanh xao, kém ăn… vì dùng nhiều thuốc kháng sinh. Việc chẩn đoán sai còn khiến nhiều bệnh nhi phải sử dụng thêm thuốc corticoid dạng uống để chữa VTPQ. Nếu uống thường xuyên loại thuốc này, người bệnh sẽ bị loét dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa.
Một bệnh nhi đang điều trị hen suyễn tại BV Đại học Y dược TP.HCM
ThS-BS Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng I TP.HCM, giải thích, bệnh VTPQ có những triệu chứng lâm sàng tương tự như bệnh hen suyễn. Ngoài ra, chúng còn có liên hệ mật thiết với nhau, khoảng 30% trẻ bị VTPQ sẽ chuyển thành bệnh hen suyễn. Điều đáng nói, bệnh VTPQ chỉ xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới hai tuổi. Nếu trẻ trên ba tuổi vẫn có triệu chứng khò khè hơn một lần trong một tháng hoặc tái đi tái lại hơn ba lần, BS nên nghĩ ngay đến bệnh hen suyễn.
Mặt khác, với những BN lần đầu tiên lên cơn hen suyễn, BS cũng khó phân biệt giữa hen suyễn với VTPQ. Tuy nhiên, nếu tinh ý, BS sẽ cho bệnh nhi xông hơi, phun khí dung – thuốc giãn phế quản sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Lúc đó, có thể nghĩ đến hen suyễn, dù đây là lần đầu tiên bệnh nhân lên cơn.
Ngoài nguyên nhân do tay nghề của BS, một số phụ huynh lại mang tâm lý sợ con bị gắn “mác” hen suyễn, do quan niệm sai lầm rằng hen suyễn là bệnh lây lan, không điều trị được. Trong khi, bệnh hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm, chủ yếu do di truyền và ô nhiễm môi trường. Thực tế, không ít BS thay vì ghi rõ mắc bệnh hen suyễn đã kê toa: “VPQ dạng suyễn, VPQ do co thắt, VPQ do dị ứng” (những thuật ngữ này đã bị WHO khuyến cáo không được sử dụng vì như vậy người bệnh sẽ lơ là trong việc điều trị bệnh hen suyễn).
Giao mùa rất dễ mắc hen suyễn
Hen suyễn là bệnh mạn tính đường hô hấp, thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm từ 1-30% dân số. 27% trẻ em từ 12-13 tuổi có triệu chứng “khò khè”. Một nghiên cứu mới đây của BV Nhi Đồng I TP.HCM cho thấy, bệnh nhi hen suyễn chiếm 20-25% trong số các bệnh hô hấp điều trị nội trú và khoảng 29,1% trẻ dưới 15 tuổi bị hen suyễn. Theo BS Trần Anh Tuấn, thời tiết giao mùa là yếu tố hàng đầu khiến trẻ dễ lên cơn hen suyễn. Mỗi năm, số trẻ đến khám hen suyễn gia tăng, cụ thể năm 2009 là 21.000 lượt, tăng 6.000 lượt so với năm 2008.
Trẻ bị hen suyễn có nhiều nguyên do như: di truyền, béo phì, sinh non, từng bị bệnh hô hấp nặng, ô nhiễm môi trường. Những gia đình không có người mắc bệnh đường hô hấp thì 20-30% các bé sẽ khỏi hen suyễn khi quá ba tuổi. PGS Tuyết Lan khuyên, nên điều trị cho trẻ trước tuổi dậy thì vì đây là giai đoạn nội tiết tố tăng trưởng mạnh khiến hiệu quả điều trị cao hơn. Nguyên tắc điều trị hiện nay là dùng thuốc để ngừa cơn hen chứ không đợi lên cơn rồi mới cắt cơn, vì như vậy trẻ dễ tử vong.
Hàng năm, bệnh hen suyễn khiến 100.000 người tử vong trên toàn cầu do không phát hiện hoặc điều trị không đúng cách. Cha mẹ cần đưa trẻ đến BV nếu thấy những dấu hiệu bất thường: ho khò khè, khó thở khi chạy giỡn hay hít phải lông chó mèo, cảm giác “nặng ngực” vào ban đêm hay sáng sớm, triệu chứng tái đi tái lại… Bệnh nhân mắc hen suyễn không nên tham gia những môn thể thao có sự vận động mạnh; phải luôn mang theo thuốc xịt mũi cắt cơn hen và phải xịt 20 phút trước khi chơi những môn thể thao.
PNO
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Sai một li, đi một dặm (https://www.meo.vn/sai-mot-li-di-mot-dam.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.