Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Những thói quen chăm sóc da quen thuộc đôi khi lại khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia da liễu cho biết có 4 yếu tố dẫn đến da dễ nổi mụn: da nhờn do quá nhiều dầu, lỗ chân lông bị bít kín, vi khuẩn và chứng viêm sưng. Đặc biệt, khi thời tiết vào hè, nguy cơ nổi mụn sẽ cao gấp 2 lần bình thường. Lúc này, những thói quen chăm sóc da thường ngày đôi khi lại khiến tình trạng mụn của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp chăm sóc da “không-nên-thực-hiện” khi các đốm mụn xuất hiện trên da bạn nhé!
1. Không chà xát da khi rửa mặt
Thông thường, khi rửa mặt phái đẹp đều có thói quen mát-xa làn da cùng sửa rữa mặt. Tuy nhiên, việc chà xát mạnh hoặc mát-xa quá lâu có thể gây kích ứng và làm da tiết nhiều dầu thêm. Nếu mụn không bị sưng tấy, bạn có thể dùng loại kem dành riêng cho da bị mụn nhằm đào thải các tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, nhanh chóng làm cho da hết mụn.
2. Không dùng kem dưỡng ẩm chứa dầu
Làn da mụn vẫn có nhu cầu được làm sạch, dưỡng ẩm, bảo vệ khỏi các yếu tố gây lão hóa da như mọi loại da khác. Nhưng nếu không biết chọn đúng các loại kem dưỡng ẩm, chất dầu chứa trong mỹ phẩm càng làm bí tắc lỗ chân lông, gây ra mụn hoặc làm tình trạng mụn nặng thêm. Vì vậy, trong thời gian bị các đốm mụn xấu xí “ghé thăm”, bạn hãy chọn loại kem không dầu cho tất cả các sản phẩm dưỡng da, từ sữa rữa mặt, kem dưỡng đến phấn nền.
3. Không trang điểm che mụn
Ai cũng có tâm lý muốn tìm mọi cách che mụn để bản thân tự tin hơn khi giao tiếp. Nhưng kem nền, phấn trang điểm sẽ bịt chặt lỗ chân lông, kèm theo cả những chỗ bị mụn, tạo thành ổ để vi khuẩn phát triển. Hậu quả là đốm mụn sẽ sưng to và lan rộng hơn. Nếu bắt buộc phải che mụn, bạn nên chọn các loại kem trị mụn có tác dụng che phủ vì chúng sẽ chứa chất thanh tẩy, đẩy nhanh quá trình lành mụn.
4. Không sờ, nặn mụn
Một thói quen không tốt của phái đẹp đó là hay mân mê, sờ vào đốm mụn trên mặt. Đôi bàn tay thường có nhiều vi khuẩn bám vào, nếu sờ lên sẽ làm mụn sưng tấy và mọc nhiều thêm. Ngoài ra, một số người cho rằng, nếu nặn mụn sẽ chóng khỏi. Thực ra, khi mụn chưa chín, thay vì việc nặn mụn để lấy được cặn bã ra ngoài thì bạn lại vô tình ấn chúng xuống sâu hơn, làm mụn sưng tấy, gây nhiễm trùng. Nặn mụn sớm còn để lại vết thâm sâu và dễ để lại sẹo.
5. Không phơi nắng
Ngoài các tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da như ta đã biết, phơi nắng còn làm da mất nước, chảy mồ hôi, là nguồn gốc sinh mụn hoặc làm cho mụn nặng thêm. Khi da bị mụn, bạn nên dùng kem chống nắng không dầu và đeo khẩu trang khi ra nắng trong những ngày hè oi bức như thế này.
6. Không dùng thực phẩm giàu i-ốt
I-ốt rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại không tốt cho làn da mụn. Các chuyên gia đã chứng minh thực phẩm giàu i-ốt sẽ làm chậm quá trình lành mụn ở mọi loại da, vì thế tốt nhất bạn nên hạn chế các thực phẩm giàu i-ốt trong thời gian nổi mụn. I-ốt có nhiều trong trứng, các loại cá nước ngọt và rong biển. Ngoài ra, sử dụng thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như gừng, ớt, tỏi, tiêu… cũng sẽ làm mụn mọc nhiều hơn.
(Theo Afamily)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Phương pháp chăm sóc da nên tránh khi bị mụn (https://www.meo.vn/phuong-phap-cham-soc-da-nen-tranh-khi-bi-mun.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.