Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Hiện tượng phù nề thanh quản thường gặp khi khí hậu ẩm ướt, độ ẩm cao. Phù nề thanh quản do tổ chức liên kết dưới niêm mạc lỏng lẻo vùng thanh quản như mặt trên thanh thiệt, nếp phễu thanh thiệt, băng thanh thất, khoang hạ thanh môn - bị tăng tiết dịch thấm gây phù nề.
Thanh quản là vùng ranh giới giữa đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, đồng thời đây cũng chính là nơi hẹp nhất dẫn khí vào phổi nên khi phù nề dễ dẫn tới việc tắc đường dẫn truyền không khí, có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Phù nề thanh quản có thể tiên phát hoặc thứ phát. Phù nề thanh quản tiên phát do thần kinh vận mạch (phù quink) hoặc dị ứng thức ăn, thời tiết hoặc không tìm thấy nguyên nhân gọi là phù thanh quản vô căn.
Triệu chứng thường gặp là biểu hiện khàn tiếng hoặc mất tiếng. Trường hợp nặng, bệnh nhân xuất hiện khó thở ở các mức độ khác nhau, một số trường hợp tử vong do khó thở thanh quản nặng đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Vì sao thanh quản bị phù nề?
Phù nề thanh quản thứ phát gây ra do viêm hoặc không viêm.
Phù nề không do viêm: Đây là một trong những triệu chứng bệnh lý của cơ quan khác: thiểu năng tim mạch, rối loạn chức năng thận, ứ trệ tuần hoàn bạch huyết do khối u chèn ép ở vùng cổ hay ngực. Phù nề thanh quản đi kèm cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm quầng, viêm tấy thanh quản, ung thư thanh quản. Phù nề thanh quản do chấn thương cơ học, nhiệt học, hóa học, nhiễm độc, tia xạ. Phù nề thanh quản có thể có đặc tính bàng hệ do viêm họng, viêm amidan, viêm amidan lưỡi.... Khi khám thường thấy niêm mạc vùng này căng mọng, sũng nước màu trắng hồng và rung như khối thạch hoặc vàng nhạt, xám nhạt lan tỏa toàn bộ thanh quản hoặc chỉ khu trú ở những vùng nhất định.
Điều trị phù nề thanh quản loại này bằng các thuốc kháng histamin thế hệ I, II, III, thuốc kháng viêm steroid dạng tiêm trong 2 - 3 ngày đầu rồi chuyển sang dạng uống 3 - 5 ngày. Nếu khó thở tăng mặc dù đã dùng các phương pháp điều trị trên không có kết quả bắt buộc phải mở một lỗ thở để không khí vào phổi (mở khí quản).
Phù nề thanh quản do viêm
Toàn thân thường sốt nhẹ, đau mình mẩy như cảm lạnh, môi khô, lưỡi bẩn, thể trạng ít thay đổi.
Do nhiễm khuẩn xâm nhập vào tổ chức liên kết lỏng lẻo dưới niêm mạc. Hiện tượng phù này có thể do viêm xuất tiết nhưng cũng có thể chuyển thành thâm nhiễm rồi hóa mủ.
Biểu hiện phù nề thanh quản dạng này có tính chất cấp tính, có thể xuất hiện khó thở đột ngột với mạch nhanh nhỏ, da tím tái.
Khó nuốt xuất hiện khi phù nề khu trú ở vòng ngoài thanh quản, đôi khi nuốt đau như có gai trong họng, đau nhói lên tai kèm theo ho khan hoặc ho có đờm, nước bọt chảy nhiều. Khám bằng soi thanh quản gián tiếp thấy niêm mạc thanh quản phù nề, màu hồng nhạt, vàng nhạt đôi khi đỏ. Nếu phù nề lan tỏa vào mặt thanh quản của sụn nắp thanh thiệt sẽ che kín đường thở gây khó thở, đe dọa suy thở cấp. Nguy cơ này còn tăng lên nếu tình trạng phù nề thanh quản kèm theo mất sự di động của sụn phễu làm khe thanh môn không mở được, bệnh nhân dễ tử vong.
Bệnh thường lui trong vòng 4-5 ngày.
Phù nề thanh quản nên làm gì?
- Nghỉ ngơi tại chỗ, ăn lỏng, chườm ấm vùng cổ.
- Uống hoặc tiêm kháng sinh tùy theo mức độ của bệnh cùng với kháng viêm steroid, kháng histamin. Khí dung mũi họng với dung dịch kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề dưới sự theo dõi chặt chẽ của thấy thuốc tai mũi họng.
Khi thấy xuất hiện khó thở nặng cần mở khí quản cấp cứu, thở ôxy hỗ trợ. Phù nề thanh quản ác tính gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu. Lúc này quá trình viêm nhiễm lan tỏa toàn bộ thanh quản, niêm mạc họng và thanh quản đỏ rực cùng với khó thở nhiều. Triệu chứng toàn thân nặng nề với bệnh cảnh nhiễm độc: nhiệt độ cao 40-41oC, mạch nhanh yếu, thở nông và nhanh, huyết áp hạ, bộ mặt xám như chì, nước tiểu rất ít và trong nước tiểu có nhiều albumin. Bệnh nhân thường chết trong vòng 48 giờ.
Phòng bệnh
Giữ ấm không khí thở qua mũi bằng khẩu trang, bảo vệ vùng cổ bằng mặc ấm và khăn quàng cổ trong mùa lạnh, đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng (hay mẩn ngứa ngoài da, hen...).
Theo SK
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Phù nê thanh quản: Bệnh hay gặp khi chuyển mùa (https://www.meo.vn/phu-ne-thanh-quan-benh-hay-gap-khi-chuyen-mua.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.