Phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Vừa qua, số lượng bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ tại bệnh viện Mắt trung ương tăng gấp 3 lần. Điểm khác biệt so với bệnh đau mắt đỏ các năm trước, năm nay số trẻ bị bệnh nhiều hơn đối tượng người lớn.

Trẻ em bị đau mắt đỏ vào khám thường kèm theo các triệu chứng sốt, đau họng, dễ bị nhầm là viêm họng. Theo các bác sĩ việc điều trị bệnh đau mắt đỏ rất dễ, bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ... Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân, nguồn nước. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do vi khuẩn, virus, phổ biến là loại virus Andenol. Đau mắt đỏ thường xuất hiện ở những thời điểm chuyển mùa, độ ẩm trong không khí cao, là điều kiện lý tưởng cho virus phát triển. Bên cạnh đó, khi giao mùa, cơ thể người dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện cho virus dễ tấn công. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ bị lây lan và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm sẽ có hại cho mắt.

Đây là bệnh dễ lây lan, để phòng bệnh, chúng ta cần giữ vệ sinh đôi mắt:

- Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.

- Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.

- Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng: khăn, chậu với người đau mắt đỏ.

- Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.

Khi mắc bệnh:

- Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.

- Có thể sát trùng nhẹ bằng nước muối 9%.

- Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch kháng sinh như: Tobradex 1%; Maxitrol 1% từ 4-6 lần/ngày.

- Lưu ý, nếu mắt có giả mạc cần phải bóc đi rồi tra thuốc mới có tác dụng.

Bệnh nhân khi đau mắt đỏ nên đến cơ sở điều trị chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc. Thông thường, đau mắt đỏ có tiến triển lành tính, có thể khỏi trong một tuần. Nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây tổn thương trên giác mạc (lòng đen), ảnh hưởng đến thị lực, lúc đó, việc điều trị rất dai dẳng.

Tác giả : Kim Xuân

(vtv)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ (https://www.meo.vn/phong-va-dieu-tri-benh-dau-mat-do.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *