Phòng tránh ợ chua

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Ợ chua là tình trạng khó chịu cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị nóng rát dạ dày, ợ chua, chúng ta thường để các triệu chứng tự đến và đi một cách tự nhiên. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh được những cơn đau và giúp dạ dày của bạn tiêu hóa được dễ dàng hơn.


Làm sao để nhận ra mình đang bị nóng rát dạ dày?

Không bị đau nơi giữa bụng hay phần trên bụng, mà bạn sẽ cảm thấy đau ngay vùng thượng vị. Cơn đau thường đến nhất vào những lúc vừa mới ăn xong. Ngoài ra, ta còn có thể cảm thấy có một lượng axít trào dâng ngược lên trong ngực và lên tận cổ họng, gây ra do có sự trào ngược bất thường lượng axít trong dạ dày lên thực quản (reflux gastro-oesophagien). Cảm giác khó chịu xuất hiện ngay cả khi chúng ta cúi người xuống hay đứng thẳng người lên, đôi khi đi kèm với các triệu chứng không hề khiến ta nghĩ mình đang có vấn đề về tiêu hóa như: bị ho, khàn giọng, nấc, hay xoang,…

Vì sao có tình trạng này?

Ợ chua và sự trào ngược axít chắc chắn có liên quan đến việc bạn đang bị stress; hoặc do việc hút thuốc lá và một số loại thức ăn gây nên. Đôi khi tình trạng này xảy ra khi bạn uống một số các loại thuốc chữa bệnh làm ảnh hưởng đến niêm dịch tiêu hóa. Những loại thuốc thường gây ra hiện tượng này là aspirin và các thuốc chống sưng viêm. Đó là lý do tại sao các loại thuốc này thường được khuyên dùng trong lúc bạn đang dùng bữa, sau khi các thức ăn đã “phủ” một lớp lên niêm dịch dạ dày, tạo thành một tường rào bảo vệ trước khi thuốc bắt đầu có tác dụng.

Làm thế nào để phòng tránh?

Không nên ăn những thức ăn chứa quá nhiều gia vị, quá chua hay quá béo.

Cần hạn chế những đồ uống có cồn, cà phê, sôcôla, nước ép trái cây và những thức uống có gaz.

- Nên dành thời gian thư thái cho mỗi bữa ăn để có thể nhai kỹ thức ăn; và nên tránh những động tác cúi nghiêng mình về phía trước ngay sau khi vừa mới ăn xong.

- Nên tránh mặc những loại quần áo ôm quá chặt ở phần thắt lưng.

- Không nên hoạt động thể chất quá mạnh sau bữa ăn. Nhưng ngược lại cũng không nên nằm nghỉ ngay sau khi ăn.

Điều trị bằng cách nào?

Những giải pháp y tế sẽ được xem xét nếu sau khi bạn đã thay đổi cách sinh hoạt hằng ngày mà vẫn không cải thiện được tình hình.

- Nếu tình trạng nóng rát dạ dày diễn ra ít hơn một lần một tuần, chúng ta có thể dùng các thuốc giúp vô hiệu hóa lượng axít trong dạ dày (antiacides) có thành phần từ muối nhôm, canxi và magiê. Các giải pháp khác: dùng alginate tạo nên một nút thắt ngăn cản sự trào ngược axít, hay thuốc anti-H2 làm chậm lại việc sản xuất axít dạ dày. Tác động của các loại thuốc này nhìn chung sẽ nhanh, nhưng cũng đủ mạnh.

- Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên: tốt hơn nên chọn dùng thuốc ức chế bơm proton (bao gồm oméprazole, pantoprazole), cho tác động lâu dài. Công dụng chủ chốt của thuốc này là: ngăn chặn sự sản xuất một loại enzyme cần thiết để sản xuất acid chlorhydrique dạ dày.

Khi nào cần tư vấn?

Nếu các cơn đau đến thường xuyên hay xuất hiện lại sau khi bạn dừng điều trị, hãy thông báo ngay tình trạng của bạn với bác sĩ điều trị để được chẩn đoán thích hợp.

Nếu bạn ợ chua kèm theo với nôn mửa và cảm thấy khó nuốt; bị sụt cân hay có máu trong phân, bạn cần được chẩn đoán y khoa ngay, không nên chần chừ.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Phòng tránh ợ chua (https://www.meo.vn/phong-tranh-o-chua.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *