Phòng ngừa đẻ khó cho mẹ bầu

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Đẻ khó là tình trạng thời gian sinh kéo dài, xuất huyết quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng mẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên việc đẻ khó như: xương chậu quá hẹp; đường sản yếu, dây chằng khỏe; tử cung co bóp yếu...

Nguyên nhân gây khó đẻ

Xương chậu quá hẹp, không cân xứng với đầu thai nhi: Nếu xương chậu hẹp, nhưng thai nhi nhỏ thì thai phụ vẫn có thể áp dụng phương pháp đẻ thường. Ngược lại, xương chậu bình thường nhưng thai nhi quá to, không thể lọt qua, dẫn đến đầu thai nhi và xương chậu không cân xứng. Các thai phụ nên chú ý siêu âm trước khi đẻ, xác định chính xác sự tương ứng giữa xương chậu và đầu thai nhi để quyết định có nên mổ đẻ hay không.

Đường sản yếu, dây chằng khỏe: Đường sản là cổ tử cung, âm đạo và vùng ngoài âm đạo. Đường sản yếu, dây chằng khoẻ làm thời gian đẻ rất dài, cổ tử cung mở chậm. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay đã có thuốc làm mềm vùng cổ tử cung.

Tử cung co bóp yếu: Lực đẩy thai nhi ra ngoài quá yếu là tử cung co bóp yếu. Có người ngay từ lúc mới bắt đầu chuyển dạ đã yếu, có người trong quá trình đẻ đã yếu đi. Những người yếu đi trong quá trình sinh con có thể do thời gian đẻ kéo dài, phương pháp dặn đẻ không đúng, la hét quá nhiều gây ra mệt mỏi… Trường hợp này thường gặp ở những sản phụ lớn tuổi sinh con lần đầu.

Có thể dùng thuốc kích thích co bóp tử cung, để cơ thể nghỉ ngơi, sau khi hết mệt lại tiếp tục, nhưng nếu tình hình nghiêm trọng hơn phải tiến hành mổ.

Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ khó đẻ (google image)

Đầu thai nhi quay dị thường: Lúc thai nhi lọt qua xương hông vừa nhỏ hẹp, vừa xoay vừa dịch chuyển xuống dưới rồi chui ra ngoài. Nếu quá trình này diễn ra không thuận lợi như trên thì gọi là đầu thai nhi quay dị thường. Khi thai phụ gặp phải tình trạng này, nên sinh đẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vị trí thai nhi dị thường: Vị trí bất thường của thai nhi gây khó đẻ là vị trí hai chân nằm ngang, hai chân ra trước, hoặc thai nhi ngửa mặt lên. Sau khi vỡ ối, rốn đứt ra, đẻ chậm, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhau tiền đạo: Có thể dùng siêu âm chẩn đoán trong thời gian mang thai. Để không xảy ra điều gì bất thường trong khi sinh, thai phụ nên áp dụng phương pháp mổ đẻ.

Bong nhau thai sớm: Bong nhau thai sớm hoàn toàn có thể tránh được nếu siêu âm trước khi sinh. Khi mắc chứng này, nếu không kịp thời đưa thai nhi ra ngoài sẽ gây nguy hiểm tính mạng do thiếu ôxy. Hơn nữa, xuất huyết quá nhiều cũng gây hiểm cho tính mạng cho sản phụ. Nếu phát hiện chứng bong nhau sớm, phải thực hiện mổ ngay để đảm bảo tính mạng và sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Vỡ ối sớm: Vỡ ối trước khi đẻ thì tử cung khó mở, thai nhi không thể chui lọt qua đường đẻ thuận lợi, dẫn đến khó đẻ. Phần lớn những trường hợp vỡ ối sớm đều có thể đẻ thường.

Chứng bội nhiễm: Khi có triệu chứng nhiễm độc thai nghén nặng, có thể dẫn tới bong nhau thai sớm, hoặc ảnh hưởng đến tính mạng em bé, nên cần thận trọng trong quá trình sinh đẻ.

Ngoài ra, các sản phụ mắc bệnh tim và bệnh thận cũng dễ bị đẻ khó, vì vậy cần phải theo dõi nghiêm ngặt tinh thần và sức khoẻ của thai phụ để đảm bảo an toàn khi sinh đẻ.                           

Phòng ngừa khó đẻ

Dựa trên những kết quả kiểm tra siêu âm và theo kinh nghiệm, bác sĩ hoàn toàn có thể chẩn đoán được tình trạng đẻ khó ở các thai phụ. Khi gặp tình trạng này, nếu nặng thì không được đẻ thường mà phải mổ đẻ để tránh những vấn đề phát sinh nguy hiểm.

Đối với sản phụ, trong thời gian mang thai nên tránh những nguy cơ dẫn đến khó đẻ. Các bà bầu chú ý nên tránh để mắc các chứng bệnh nguy hiểm, nếu đã mắc bệnh thì phải chữa trị  trong thời gian mang thai, tập thể dục và vận động hợp lí. Trước khi sinh, các thai phụ nên đi kiểm tra, xét nghiệm, tập luyện để nắm được các động tác hỗ trợ khi sinh.

Meo.vn (Theo Eva)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Phòng ngừa đẻ khó cho mẹ bầu (https://www.meo.vn/phong-ngua-de-kho-cho-me-bau.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *