Phát hoảng vì con thích… “chém gió”

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

"Hè này tớ được bố mẹ cho đi Disneyland ở Hồng Kông đấy, vì tớ có thành tích học tập xuất sắc nhất lớp mà!”.

 

Chị Lan Anh (Q.Hoàng mai, Hà nội) thực sự bất ngờ khi vô tình nghe được câu chuyện mà Tôm - con trai chị đang kể với các bạn cùng khu tập thể. Sự thực thì chiều nay khi đón con, chị đã phải nán lại để nghe những phản ánh về tình trạng thiếu tập trung của Tôm trong giờ giảng, và cháu đang đứng trong nhóm những học sinh cá biệt của lớp. Và vợ chồng chị cũng chưa có bất kỳ dự tính nào cho kỳ nghỉ hè của cả nhà. Nhưng để “ra oai” với mấy bạn đồng lứa, Tôm đã không ngần ngại … “chém gió” đến tận… “mây xanh”.
Vợ chồng anh Oánh, chị Bích rất hạnh phúc khi Đức Minh đi học về nhà kể là lớp con mỗi bạn được một cái máy tính, con để trong ngăn bàn đến giờ học thì lôi ra. Lúc đầu, anh chị thấy ngờ ngợ nhưng về sau ngày nào bé cũng kể là máy tính của con đẹp hơn máy tính của bố mẹ, rồi kể con hôm nay vẽ hình học toán trên máy tính. Vợ chồng anh chị nghĩ rằng có lẽ nhà trường trang bị cho các bé một loại máy tính đặc biệt dùng cho em bé, vì bé kể là máy tính của con dễ dùng hơn của bố mẹ, có bàn phím có các hình, các màu...

Mãi đến hôm đi họp phụ huynh, để ý không thấy máy tính của các bé đâu mà chỉ thấy máy tính của cô giáo thôi, về nhà chị Bích gặng hỏi thì bé bảo chắc là cô giáo cất lên văn phòng rồi. Sau đấy bé vẫn tiếp tục hàng ngày kể về chiếc máy tính ở lớp. Cho đến hôm anh Oánh trực tiếp hỏi cô giáo thì cô bảo nhà trường chỉ có một phòng máy tính riêng, nhưng lớp bé chưa được sử dụng. Bé đã “chém gió” một thời gian dài với bố mẹ với chiếc máy tính vốn chỉ có trong… tưởng tượng.

“Chém gió” không phải là hành vi quá nghiêm trọng của con trẻ nhưng nếu bạn coi nó là một thói quan vô hại, không cần chấn chỉnh, dần dần bé sẽ trở nên thiếu trung thực. Nhưng nếu hành vi này lặp lại, bạn cần có sự định hướng cho con vượt qua những cơn “chém gió” hào hứng.
Bắt bệnh căn nguyên của tật con… “chém gió”
Những trường hợp như bé Tôm và Đức Minh trên đây là ví dụ điển hình cho thấy bé có thể là một chuyên gia dựng chuyện tài ba, khiến người lớn không biết đâu là thật, đâu là giả. Trẻ phóng đại sự thật lên rồi kể cho mọi người nghe để tạo sự quan tâm, thậm chí có bé “chém gió” là để thỏa lòng mong ước của mình. Bé nói về kỳ nghỉ ở Disney Land vì đó là nơi bé đang mơ được đến, nói về chiếc máy tính bởi bé muốn thỏa sức được sở hữu một chiếc để chơi game thỏa thích, bé nghĩ về con rô bốt có thể làm mọi việc trong nhà đơn giản… bởi bé mong nhà không có cô giúp việc.

Khi trẻ “chém gió” còn cho rằng những gì mình đang "thêu dệt" trong đầu là đúng với thực tế và không ngần ngại "nói mưa nói gió" với bạn. Mặc dù đó là một biểu hiện của tiến trình phát triển trí não của bé nhưng đôi khi cũng khiến bố mẹ… phát hoảng. Hoặc trong con mắt của trẻ, khả năng của người lớn về mọi thứ là rất phi thường và con luôn ao ước có thể làm được những việc của người lớn. Tuy nhiên, thực tế là chúng không thể, vì thế chúng sẽ tìm mọi cách để "nổ" về năng lực của mình, thậm chí đơn giản hơn đơn giản chỉ vì chúng thích được khen ngợi và mong muốn bạn bè có ấn tượng thật tốt về chúng mà thôi.

“Kê toa” để con bỏ… tật “chém gió”

Mặc dù việc “chém gió” không gây hậu quả lớn, là một biểu hiện bình thường mà bất kỳ trẻ nào cũng có, nhưng nếu để lâu có thể làm trẻ "quen miệng" và ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con. Vì vậy, bạn cần chọn cách ứng xử thật tốt để con có thể loại bỏ được thói quen không tốt.

Khi phát hiện trẻ nói khoác loác, không đúng sự thật, cha mẹ không nên giận dữ, quát tháo ầm ĩ và dọa nạt mà nghiêm khắc hỏi trẻ: “Con đã nói đúng chưa?”. Thậm chí, cho con cơ hội để con tự thành thật với chính mình như anh Oánh, chị Bích, buổi tối bố vừa vào nhà thì bé chào bố xong thấy bố có vẻ im lặng, đã tự nói ngay là: "Con nói đùa đấy bố ạ, con không có máy tính ở lớp đâu".

Bố mẹ nên "phá tan" nỗi ám ảnh sợ hãi (khi trẻ làm điều gì đó sai) hoặc sợ không được quan tâm, bằng cách giải thích cho trẻ biết bạn luôn yêu thương chúng cho dù chúng có làm gì sai đi chăng nữa nhưng phải trung thực thừa nhận (như trường hợp làm bể chiếc bình quý nói trên).

Khi con bạn “chém gió” quá nhiều, bạn cũng rất nên thẳng thắn sửa cho con, nói với cháu: "Nhà mình sẽ thật là vui khi được đi thăm Disney World, có thể một ngày nào đó mình sẽ đến nơi đó nhưng con không nên nói với các bạn là con sẽ đi vào hè này khi mà bố mẹ chưa lên kế hoạch cụ thể".

Hãy cho cháu biết rằng nếu cháu không nói sự thật mọi người sẽ không còn tin vào những gì cháu nói nữa, như khi thấy Đức Minh bắt đầu có tật “chém gió” chị Oanh đã kể câu chuyện "Cậu bé có tiếng nói chó sói" cho con nghe. Trong câu chuyện này cậu bé trước giờ chuyên nói khoác loác, kêu cứu mọi người giúp đỡ nhưng bị mọi người bỏ mặc chỉ vì mọi người nghĩ rằng sói tiếp tục nói phóng đại sự việc. "Kể chuyện giúp bé nhà mình nhìn nhận vấn đề từ ngoài vào. Bây giờ con rất thành thật với tôi - và cháu rất bất bình nếu tôi không tin cháu", chị Bích vui mừng chia sẻ.
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Phát hoảng vì con thích… “chém gió” (https://www.meo.vn/phat-hoang-vi-con-thich%e2%80%a6-%e2%80%9cchem-gio%e2%80%9d.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *