Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Con bạn có giống như nhiều đứa trẻ khác – suốt ngày tìm cách “nịnh bợ” để được uống nước ngọt có ga hay nước trái cây đóng hộp? Các loại nước uống này có một sức hút đặc biệt kỳ lạ mà chính bạn nhiều khi cũng không kháng cự nổi. Nhưng, vì sức khỏe và sự phát triển của con, hãy tỉnh táo để tìm cách cho con uống các loại thức uống lành mạnh hơn, bạn nhé.
Con bạn nghiện nước ép trái cây
Hiển nhiên là nước ép trái cây 100% bất kể mùi vị nào cũng đều tốt cho sức khỏe , chúng chứa nhiều vitamin và các loại chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch. Nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Melinda Johnson – phát ngôn viên của Tổ chức Dinh dưỡng Hoa Kỳ – thì: “Trẻ rất dễ tiêu thụ quá nhiều một loại thực phẩm nào đó mà chúng cho là ngon lành.” Bạn có nhận thấy trẻ con có thể dễ dàng uống sạch một hộp cam vắt chỉ trong 2 phút, nhưng phải mất đến 15 phút để ăn một quả cam tươi không? Thêm vào đó, nước ép ít làm trẻ no như trái cây tươi dạng quả mặc dù chứa nhiều calories hơn. Một quả táo, chứa khoảng 60 hay 70 calories, sẽ gây no nhiều hơn một cốc nước ép táo 120 calo bởi vì trong đó còn chứa vài gam chất xơ. Vậy nên APP đưa ra lời khuyên rằng: chỉ cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi uống tối đa 6 ounce (tương đương 168g) nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày, và với trẻ lớn hơn thì tối đa 12 ounce (tương đương 336g).
Cách giải quyết: Để đạt mức 6 ounce đó, có thể bạn sẽ cố gắng pha thêm nước vào nước ép trái cây của con. Tuy nhiên, lạ lùng làm sao, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng tha thiết mong các bậc cha mẹ bỏ thói quen này. Theo chuyên gia Johnson, “Thà đưa ra luật rằng trẻ một ngày chỉ được uống một hộp nước ép và hôm sau không uống nữa. Chứ nếu bạn cứ pha thêm nước vào nước ép trái cây của con hoặc ngược lại, pha nước trái cây vào nước, bạn sẽ không bao giờ có thể tập cho con uống thứ gì không có vị ngọt.”
Để nước lọc trở nên hấp dẫn hơn, bà khuyên các bậc phụ huynh nên cho con uống nước khi chúng thấy khát: “Dĩ nhiên không được để con mất nước, nhưng bạn nên cho bé chạy chơi bên ngoài khoảng nửa tiếng sau đó dụ bé uống nước khi bé quay về nhà.” Một chiến thuật khác: hãy biến nước lọc thành thứ duy nhất trong nhà mà con có thể tự lấy uống. Bạn có thể rót một ly nước nhỏ và để vào ngăn dưới cùng của tủ lạnh rồi nói với con rằng bé có thể rót đầy nước vào ly bất cứ khi nào bé muốn.
Lúc nào cũng phải là nước có vị chanh
Những thức uống vị trái cây nhưng không phải là nước ép, tiếc thay, lại có hại hơn ta tưởng nhiều. Như nước chanh chẳng hạn, mỗi bình trung bình chứa đến sáu muỗng cà phê đường – bằng với lượng đường trong năm cái bánh Oreo. “Những loại thức uống như vậy thỉnh thoảng cho uống chơi thì được chứ không thể dùng thay thế cho nước ép,” Tiến sĩ dược Marcie Schneider, thành viên Ủy ban Dinh dưỡng của AAP cho biết. Trong một nghiên cứu của Đại học Columbia, trẻ em có khuynh hướng uống nước đường có hương liệu và những thức uống ngọt khác nhiều gấp 3 lần so với uống nước ép trái cây nguyên chất. Đôi khi cha mẹ thậm chí còn không biết thứ con mình uống không phải là nước ép trái cây thực sự. “Rất nhiều sản phẩm nhìn thì giống nước trái cây, nhưng thực ra chỉ chứa một chút nước trái cây, còn lại là rất nhiều đường,” Tiến sĩ Schneider nói. “Muốn đảm bảo mua đúng thứ cần thiết, trên nhãn của nó phải có chữ ‘nước ép nguyên chất’.”
Cách giải quyết: Đa số trẻ nhỏ thích nước ép cũng ngang với các loại nước hương liệu khác, vậy nên chả có lí do gì bạn phải mua những loại thức uống đắt tiền mà chả bổ béo ấy cả. Nếu cảm thấy con bạn đang uống nhiều nước ngọt vị chanh quá, bạn có thể tạo ra một phiên bản có màu hồng bổ dưỡng từ dưa hấu, sau đó cài thêm một lát chanh trang trí trên miệng ly. Nhiều đứa trẻ khá thích điều đó đấy.
Những con nghiện nước ngọt
Tại Mỹ, một nửa số trẻ từ 4 đến 8 tuổi ngày nào cũng có thể uống nước ngọt có ga. Loại thức uống này có lượng đường và calories gần tương đương với nước trái cây, chưa kể cola và một số thức uống có cồn nhẹ khác còn chứa caffeine có thể khiến con bạn trở nên kích động. Với Tiến sĩ Schneider thì nước ngọt khiến bà cảm thấy lo ngại hơn các loại nước liên quan đến trái cây kể trên ở chỗ “trẻ em rất dễ tiếp cận với chúng, ở nhà hàng hay thậm chí trường học; và rõ ràng là uống nước ngọt có liên hệ với chứng béo phì ở trẻ nhỏ.”
Cách giải quyết: Biết được những tác động không tốt của nước ngọt, bạn có thể phản ứng hơi thái quá mỗi khi đụng đến vấn đề này; bạn có thể sẽ giảng giải cho con nghe cả một bài dài về chuyện nước ngọt có hại cho sức khỏe như thế nào khi bé thỏ thẻ xin bạn cho uống thứ “nước có bọt” ấy. Nhưng chuyên gia Johnson nói đó không phải là cách nên làm. “Nếu con bạn đòi uống nước ngọt, đừng cấm tiệt vì làm thế chỉ tổ khiến trẻ muốn uống hơn mà thôi,” bà nói. “Điều bạn cần làm là thiết lập những giới hạn rõ ràng và dứt khoát – ví dụ như con có thể uống nước ngọt khi đi dự sinh nhật. Bạn đừng nói ‘vào những dịp đặc biệt,’ bởi vì với trẻ nhỏ, việc gì cũng có thể là đặc biệt cả.”
Để ăn mừng những khoảnh khắc đáng nhớ – từ việc học được cách bơi chó cho đến việc có một chiếc giường mới – chuyên gia đề nghị để sẵn một chai nước khoáng có ga trong tủ lạnh. Và bạn có thể cụng ly với con để mừng một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh!
Cũng liên quan đến chuyện thức uống nào là tốt cho con, mời bạn xem thêm: Làm sao để dỗ con uống sữa?
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Phải làm sao khi con chỉ mê nước ngọt? (https://www.meo.vn/phai-lam-sao-khi-con-chi-me-nuoc-ngot.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.