Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc về thực trạng quản lý giá thuốc tại VN giữa Uỷ ban các Vấn đề xã hội Quốc hội, Cục Quản lý dược và sở y tế các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ vào chiều ngày 20.4.
Nhiều quy định được ban hành đã tạo nhiều ưu ái cho thuốc ngoại, khiến DN sản xuất trong nước chỉ biết ngậm bồ hòn...
Quản lý thuốc không thể bằng mệnh lệnh hành chính
Theo ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế thì không thể sử dụng biện pháp hành chính để 'buộc' giá thuốc đứng yên, không thay đổi... Một bài học cho các cấp quản lý ngành dược là năm 2008, cơ quan chức năng dùng biện pháp hành chính để can thiệp không cho thuốc tăng giá và sau đó, hàng loạt BV đã bị thiếu thuốc.
Nếu dựa theo tiêu chí trên nên giá thuốc khi nhập khẩu vào VN lâu nay đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng thuốc trên thị trường VN hiện có 22.000 mặt hàng với hơn 1.500 hoạt chất, nên việc đưa ra giá tối đa cho từng loại thuốc là điều khó có thể làm được.
Một nghịch lý khác mà Giám đốc Sở Y tế Long An đưa ra trong lĩnh vực dược phẩm là: 'VN hiện đang lệ thuộc 90% số nguyên liệu và 50% số thuốc thành phẩm. Vì là lệ thuộc nên rất khó kiểm soát giá và có nghĩa là... ngành dược VN đang sống dựa trên lỗ mũi người khác'.
Thực tế hiện nay, Nhà nước chỉ quản lý giá thuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, buôn bán tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều này đã tạo nên lỗ hổng giúp cho các DN 'vô tư' kê giá ban đầu cao ngất ngưởng để... đi trước đón đầu khi ngoại tệ tăng giá. Mặt khác, cơ quan chức năng chỉ quản lý được giá các Cty kê khai và sau đó điều chỉnh lên hay xuống, thuốc còn hạn sử dụng hay không? Nếu thị trường lên giá mà không có khai báo thì cơ quan này cũng đành chịu vì chẳng có thông tin.
Thuốc nội: Con nhà nghèo lại... gặp eo
Trong khi giá thuốc ngoại chỉ được cơ quan chức năng nắm được ở... đằng lưỡi thì ngược lại, giá thuốc trong nước lại bị siết chặt. Ông Trần Đình Khoa - đại diện Cty dược Sài Gòn - cho rằng, trong khi thuốc ngoại vốn có giá ban đầu đã cao xin tăng giá thì rất dễ, còn DN sản xuất dược trong nước khi xin tăng giá thuốc để bù trượt giá, nguyên liệu nhập khẩu thì rất khó khăn, thậm chí không giải quyết.
Điều không công bằng đối với DN sản xuất trong nước được các đại biểu đưa ra tại Nghị định 130, thuốc nội chỉ được quảng cáo với chi phí không quá 10% thì thuốc ngoại lại được ưu ái cho khung cao ngất lên đến 30%. Điều này vô hình trung khiến DN nhập thuốc ngoại khi vào VN quảng cáo 'vô tư' làm cho người tiêu dùng biết đến nhiều và bán chạy mặc dù giá cao, thì ngược lại, thuốc nội có nhiều sản phẩm có cùng hoạt chất giá thấp hơn 1/10 bán ì ạch.
Chẳng hạn, sản phẩm Klacid của Abotte - Anh giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty LD với VN chỉ có giá 5.480 đồng; sản phẩm Amlor 5mg của Prizer - Pháp có giá bản lẻ cao gấp 12,2 lần so với Amlodipin PMP của Cty CP Pymepharco...
Thông dụng nhất là Decogen do Cty United Pharma (Philippines) sản xuất với giá bán 600đ/viên, trong khi Cetamol Fort có cùng công thức do Cty Pharmedic sản xuất chỉ có giá 60đ/viên). Nghịch lý là cả hai Cty trên đều mua nguyên liệu cùng một chỗ, nhưng Cty United Pharma kê với giá cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, Decogen lại bán chạy do được 'đặc quyền' bán giá cao, DN lấy khoản chênh lệch tung vào quảng cáo và chi phí khác... khiến người bệnh và BS mạnh tay kê toa loại thuốc này.
TPHCM hiện nay có 22 nhà máy sản xuất thuốc đạt GMP ngang tầm khu vực. Thuốc của các Cty này xét về thành phần hoạt chất không thua gì các loại thuốc nhập khẩu. Vì thế, với mức thu nhập bình quân còn thấp như hiện nay hoàn toàn có thể sử dụng được những sản phẩm thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt mà giá cả rẻ hơn nhiều so với các loại thuốc ngoại nhập. Nhà nước đã có chủ trương rót kinh phí để bình ổn giá cho nhiều mặt hàng thì cũng phải có quỹ bình ổn đối với nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước. Có như vậy sẽ hạn chế phần nào việc tăng giá thuốc.
Võ Tuấn
(laodong)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Nương thuốc ngoại, ép thuốc nội! (https://www.meo.vn/nuong-thuoc-ngoai-ep-thuoc-noi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.