“Núi đôi” toàn tập – Trong “chuyện ấy” và khi có con

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Bầu ngực phụ nữ là một biểu tượng của cái đẹp, thiên chức làm mẹ và cả ái tình. Điều này thì ai cũng biết nhưng bao nhiêu người biết được cấu tạo của “cặp đôi” tuyệt mỹ này hay vai trò thực sự của chúng trong những thiên chức của người phụ nữ.

Hiểu thêm về bầu ngực

Cấu tạo bầu ngực - Ảnh: Women's Health Magazine

Ngực tham gia thế nào vào cuộc “yêu”?

  1. Bầu ngực phụ nữ góp phần làm nóng cho cuộc "yêu" - Ảnh: Inmagine

    Kích thích nhũ hoa và bầu ngực có thể tác động đến các dây thần kinh kích hoạt tuyến yên giải phóng endorphin và khởi động cơ chế bôi trơn âm đạo sẵn sàng cho giao hợp. Không có gì ngạc nhiên khi 82% phụ nữ cho biết việc mơn trớn ngực làm họ “rạo rực” và đầy cảm hứng để “yêu. (Cũng tương tự, 52% nam giới cho biết họ cũng bị kích thích và hưng phấn vì tác động vào đầu ngực.)

  2. Bầu ngực được bao phủ bởi một mạng mạch máu li ti sẽ trở nên căng mọng khi nhịp tim và huyết áp tăng trong lúc “yêu”; do vậy, khi đang ân ái ngực của người phụ nữ sẽ hơi ửng hồng. Thật đáng yêu phải không nào?
  3. Tương tự như âm vật, nhũ hoa khi được kích thích sẽ nhô lên và se lại do sự co thắt các sợi cơ trơn và mô cương lên. Trên thực tế, một số phụ nữ may mắn có các đầu mút thần kinh ở nhũ hoa cực nhạy cảm, chỉ cần được kích thích ngực thôi đã có thể đat được cực khoái.


Và với thiên chức làm mẹ

Khi bạn mang thai…

Ở tam cá nguyệt thứ nhất

  • Quầng vú và nhũ hoa thẫm màu đi sẽ giúp bé sơ sinh sau này dễ dàng nhận biết được vú mẹ - nguồn dinh dưỡng của bé.
  • Để chuẩn bị cho giai đoạn cho bú sắp tới, nội tiết tố kích thích sự phát triển và nở lớn của các tiểu thùy sản xuất sữa.

Ngực của mẹ chính là bầu sữa ngọt ngào của con - Ảnh: Inmagine


Ở tam cá nguyệt thứ hai:

  • Ngực bạn bắt đầu sản xuất và trữ sữa non – dung dịch sữa đặc ngả vàng rất giàu dinh dưỡng cho bé trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời.
  • Ở tuần thai thứ 16, bầu vú mẹ đã sẵn sàng cho bé bú. Nhằm tăng cơ hội sinh tồn của trẻ sinh non, sữa mẹ ở giai đoạn này rất giàu đạm, chất sắt, sodium, chất béo và có đặc tính chống nhiễm trùng.
  • Ở tuần thai thứ 24, lượng máu đến ngực tăng gấp đôi và duy trì cho đến lúc sinh nở để hỗ trợ cho việc sản xuất sữa mẹ.


Ở tam cá nguyệt thứ ba:

  • Các tế bào tạo sữa nhỏ xíu trong các túi sữa bắt đầu nhân lên; chúng làm việc hết tốc lực cho đến khi tạo ra đầy sữa non.


Khi bạn cho con bú

  • Các nốt nhỏ nổi trên mỗi quầng vú, gọi là hạch Montgomery, có tác dụng tiết chất nhờn bảo vệ đầu vú chống lại vi trùng.
  • Sữa được tiết ra dựa trên cung và cầu. Động tác bú của bé sẽ kích thích các đầu mút thần kinh trên nhũ hoa và truyền tín hiệu đến não để tiết ra các nội tiết tố điều khiển sản xuất sữa.
  • Một trong các nội tiết tố này còn giúp tử cung lấy lại kích thước như trước khi có em bé – đó là lý do vì sao các bà mẹ trẻ cảm thấy co rút ổ bụng khi cho con bú.
  • Trong thời gian cho con bú, đôi bầu ngực của bạn có thể to lên hơn 0.5kg.

<!]]>

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: “Núi đôi” toàn tập – Trong “chuyện ấy” và khi có con (https://www.meo.vn/nui-doi-toan-tap-trong-chuyen-ay-va-khi-co-con.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *