Những kiến thức không bao giờ cũ về sức khỏe răng miệng

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Trước khi bàn chải và kem đánh răng được phát minh vào thế kỷ thứ 19, các người đẹp ngày xưa đã biết cách bảo vệ nụ cười "nghiêng nước nghiêng thành" của mình bằng... nước bọt. Sự thật là thế nào, bạn có biết không?

Người nhiều nước bọt ít bị sâu răng?

Nước bọt rất giàu chất khoáng, canxi và phốt pho, nhóm các chất giúp duy trì và bảo dưỡng cho một hàm răng trắng, chắc khỏe. Nước bọt còn có thể trung hòa lượng acid sản sinh do vi khuẩn và đường trong miệng sau khi ăn. Nhưng bạn đừng chủ quan nghĩ rằng nước bọt là nguồn bất tận. Nước bọt cũng như dung dịch trong cơ thể, vẫn có thể bị khô khi uống không đủ nước hoặc bị mất nước nhiều sau khi vận động mạnh, nôn mửa, trào ngược dạ dày, trong khi cảm sốt…

Cách chống sâu răng đơn giản nhất là giữ vùng miệng luôn ẩm, ướt bằng cách uống nước lọc thường xuyên. Bạn không cần uống nhiều, chỉ cần hớp từng ngụm nhỏ hàng giờ, đủ để duy trì lượng nước bọt cần thiết và đánh tan lớp chất nhầy bám cứng trong miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ưu tiên cho các loại thức ăn dẻo hoặc giòn như kẹo cao su (không đường), các loại phô mai cứng và rau củ tươi sẽ tạo nên một hiệu ứng bất ngờ kích thích việc tiết nước bọt trong khi nhai.

Ai cũng muốn một nụ cười xinh! (Ảnh: GettyImages)

Lưu ý, hãy hạn chế rượu bia, thuốc lá! Dù bạn có cảm giác chảy nước bọt vì thèm thuồng khi nhìn hay nghĩ đến các thức uống có caffein, các món ăn cay nóng hổi, chúng sẽ chỉ làm khô ráp vùng miệng của bạn mà thôi. Hít thở bằng miệng cũng sẽ làm nước bọt bốc hơi nhanh hơn.

Một số kiến thức tổng hợp khác về sức khỏe răng miệng

- Ánh mắt là thứ thu hút người đối diện nhất trong lần đầu gặp mặt. Giữ vị trí thứ hai trong danh sách các bộ phận được lưu ý đặc biệt chính là hàm răng, tiếp đến mới là mái tóc và các đặc điểm khác. Không may, mọi người vẫn ưu tiên bảo dưỡng và chăm sóc những bộ phận kém quan trọng hơn nhằm mục tiêu thu hút đối phương mà lơ là với răng. Thật bất công với ấn tượng thứ hai này!

- Keo cao su là công cụ giúp phòng bệnh sâu răng là sự thật ai cũng biết, nhưng nó chưa hẳn khử được mùi hôi miệng. Thực sự, chất xylitol (thường được thêm vào trong kẹo cao su) mới chính là “dũng sĩ” triệt mùi nhờ nó làm thay đổi trao đổi hóa học bên trong miệng.

- Bất kỳ hình thức đeo khuyên nào ở vùng miệng (trên lưỡi, môi) đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng. Trừ khi môi trường tại nơi các lỗ xỏ trên lưỡi được duy trì ở điều kiện hoàn toàn vô trùng cho đến khi lành lại, nguy cơ nhiễm trùng lưỡi là rất cao. Thậm chí, có trường hợp người đeo khuyên lưỡi đã phải cắt bỏ đi một đoạn lưỡi bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Với những trường hợp may mắn hơn, lỗ xỏ đã định hình một cách an toàn rồi thì những chàng trai, cô gái muốn gây ấn tượng với chiếc khuyên trong miệng đều gặp phải một hiện tượng chung là những chiếc răng cửa bị sứt mẻ.

Răng và tóc là những góc rất quan trọng của con người, nên hãy chú ý nhé! (Ảnh: Inmagine)

- Khi bạn chọn một phòng khám nha khoa mới, một trong những đầu mối để tìm hiểu về độ chu đáo và tận tình của chế độ dịch vụ tại đây là kiểm tra xem giá đựng báo và tạp chí cho khách tại phòng chờ có được cập nhật hay không.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Những kiến thức không bao giờ cũ về sức khỏe răng miệng (https://www.meo.vn/nhung-kien-thuc-khong-bao-gio-cu-ve-suc-khoe-rang-mieng.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *