Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Tóc cháy vàng, nước mũi ròng ròng, những đứa trẻ Sê Đăng ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) phong phanh trong cái rét cứa da thịt của núi rừng. Cái ăn còn không đủ, cha mẹ chúng đành trông đợi những chuyến hàng cứu trợ để con họ có manh áo ấm, dù là cũ.
Từ thành phố Kon Tum, vượt qua hơn 70km đường đèo dốc, chúng tôi mới đến được nơi nghèo nhất của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Hai xã miền cao Văn Lem và Đăk Trăm vốn rộng là vậy nhưng chỉ lèo tèo vài mái nhà tranh của đồng bào Sê Đăng.
Bà Hoàng Thị Thúy Hường, Phó chủ tịch Hội phụ nữ Kon Tum điện thoại, thiết tha: 'Nhờ Dân trí vận động bạn đọc giúp quần áo cũ cho Kontum. Trời lạnh quá mà họ không có manh áo lành. Tội nhất là trẻ con, phong phanh chống chọi với những đợt gió cắt da, cắt thịt'.
Bà Võ Thị Lễ, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Kon Plong ngậm ngùi: 'Đã có mùa rét, trẻ phải chết tức tưởi vì không chịu nổi giá lạnh'. |
Đầu năm dương lịch lại là thời điểm khắc nghiệt, khi mà cái rét buốt bao trùm cả vùng cao này. Đoàn chúng tôi ai cũng áo đơn áo kép, lớp trong lớp ngoài vậy mà răng vẫn đánh vào nhau lập cập. Trên đường làng, đập vào mắt chúng tôi là những manh áo phong phanh của mấy đứa trẻ tóc vàng cháy, mũi thò lò...
Bố mẹ bận lên nương rẫy nên bọn trẻ tự chăm nhau. Đứa lớn chừng 8-9 tuổi thì đi hái đót về bán cho người ta làm chổi. Cũng có đứa vừa trông em vừa giặt đồ bên suối, bàn tay tím ngắt vì làn nước buốt lạnh. Đứa nhỏ hơn chỉ biết quanh quẩn bên chị hoặc nghịch đất quanh nhà.
Đồng bào Sê Đăng ở đây quanh năm chỉ làm nương rẫy và trồng mì, bởi đất đai khô cằn, không phải cây gì cũng sống được. Mỗi năm chỉ làm được một mùa, lắm lúc túng quẫn đành phải đào mì non lên thay gạo cho qua cơn đói.
Cái ăn thiếu thốn, cái ở cũng chẳng nên hồn. Xa xa giữa núi đèo heo hút là những mái nhà liêu xiêu bằng thân cây lồ ô (cây thuộc họ tre) đan lại. Nhà phông phênh chưa ngăn được gió, nói chi đến chuyện trẻ con ở đây được quần lành, áo ấm.
Nhà chị Y Jôn (31 tuổi) ở thôn Tê Rông, xã Đăk Trăm. Y Jôn tâm sự: “Tối mình đâu ngủ được đâu, lạnh lắm. Cũng chẳng biết làm sao, tiền chẳng có để mua áo ấm cho con”. 4 đứa con nhỏ của chị đứa nào mặt mũi cũng nhem nhuốc. Theo mẹ lên rẫy trong tiết trời lạnh cóng nên đứa út bị sốt liên miên mấy ngày nay. 3 đứa còn lại nước mũi cũng ròng ròng.
Nhưng so ra, nhà Y Jôn còn khá hơn vợ chồng Y Két - A Đim. Ở khu làng mới này, nhà Y Két tạm bợ nhất, 3 phía được che bằng những tấm bạt mục nát. Chị Y Két thật thà: “Lạnh lắm chứ! Nhà mình có hai cái chăn thôi, mấy đứa nhỏ đắp hết. Có tiền đâu mà mua thêm cái mới”.
Còn ở xã Văn Lem cạnh bên, chị Y Dích cho biết thích Tết lắm. Vì Tết năm ngoái Nhà nước cho 1 triệu đồng nên chị mua được quần áo mới cho 6 đứa con. “Mỗi đứa một bộ thôi, vì mỗi bộ hết mấy chục nghìn rồi. Đồ cho con trai mắc quá, tới 80.000 đồng một bộ”, Y Dích khoe. Đó là lần duy nhất trong năm, các con của chị có được quần áo mới.
Cô Võ Thị Liễu, hiệu trưởng trường tiểu học Văn Lem, huyện Đăk Tô (Kon Tum) cho biết: “Toàn trường có 251 học sinh là đồng bào Sê Đăng. Đời sống chật vật lắm, nhất là thiếu quần áo vì 100% cha mẹ các em thuộc diện nghèo”.
Hằng năm, trường cũng dùng quỹ hỗ trợ mua quần áo cho các em, mỗi học sinh một bộ. Thấu hiểu nỗi thiệt thòi của các em, cô Liễu tâm sự: “Thấy thương lắm! Nhiều em quanh năm đi học chỉ mặc mỗi bộ ấy nên trông lem luốc lắm”. Ước mơ của cô giáo vùng cao nguyên nghèo này thật đơn sơ: “Chỉ mong có thêm quần áo cho các em, dù là quần áo cũ”.
Bé Y Xiên_ thôn Đăk Xanh_ xã Văn Lem phải quấn đứa em nhỏ bằng chăn cho đỡ lạnh
Bữa cơm chỉ có rau má rừng và muối ớt của mẹ con chị Y Dích
Em bé Sê Đăng không quần, không dép trong cái lạnh tê da thịt
Không đủ tôn dựng nhà, chị Y Dích đành dùng bạt cũ để che chắn
Những ngôi nhà không che được gió của đồng bào Sê Đăng ở Đăk Tô
Nước mũi thò lò trên khuôn mặt lem luốc của em bé Sê Đăng
Trời rét mướt nhưng các em phải chịu cảnh mình trần.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Chị Hường- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tính Kon Tum - Điện thoại: 090.514.7795 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum ở số 03B, Trần Phú, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum ĐT: 0603862820, Fax:060.3861.752. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản USD: Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code: ICBVVNVX106 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269 |
(Theo Dantri)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Những đứa trẻ vùng cao trân mình trong gió rét (https://www.meo.vn/nhung-dua-tre-vung-cao-tran-minh-trong-gio-ret.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.