Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Hẳn là bạn đã nghe và đã đọc rất nhiều điều được khuyên là nên làm khi mang thai. Theo sự tiến bộ của y học, những điều này có thể vẫn đúng hoặc không còn đúng nữa, và bạn cần phải cập nhật thường xuyên để luôn có những thông tin mới nhất. Dưới đây là những lời khuyên được giới y khoa ghi nhận gần đây nhất dành cho các bà mẹ mang thai.
Nên tiến hành tầm soát trước sinh
Quan niệm cũ: chỉ cần sàng lọc trước sinh nếu mẹ từ 35 tuổi trở lên.
Quan niệm mới: tuổi tác không phải là vấn đề.
Trong nhiều năm, 35 được xem là ngưỡng tuổi thai phụ cần tiến hành xét nghiệm chọc dò ối để phát hiện các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tỷ lệ sinh con mang hội chứng Down tăng dần theo tuổi của thai phụ, và đến 35 tuổi, nguy cơ sinh con bị Down ngang ngửa với khả năng bỏ thai sau sàng lọc là 1/400 trường hợp. Tuy nhiên, vào năm 2007, Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi thai phụ nên tiến hành tầm soát trước sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Chỉ cần một mẫu nước ối và lông nhung màng đệm (CVS) là đã có thể xác định thai nhi có bị Down hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác hay không, nhưng thủ thuật ít xâm lấn (không gây nguy cơ sẩy thai) có thể dự đoán khả năng mắc hội chứng Down ở thai nhi.
Các xét nghiệm ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có thể phân tích nồng độ hormone trong máu của bạn, và siêu âm có thể nhìn thấy các dấu hiệu có thể thai nhi gặp bất thường về nhiễm sắc thể. Kỹ thuật y khoa ngày nay đã tiến bộ hơn, nếu có bất thường, chúng ta có thể phát hiện ra chúng. Xét nghiệm chọc dò ối (amnio) và lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin về thai nhi, các xét nghiệm ít xâm lấn hơn và bệnh sử dị tật bẩm sinh của gia đình cũng cho bạn biết được nhiều điều. Hãy thảo luận với bác sĩ sản của bạn để được tư vấn phương án phù hợp.
Nên tăng cân trong chừng mực
Quan niệm cũ: Ăn thêm đi nào! Bạn đang ăn cho cả bé nữa mà.
Quan niệm mới: Tăng cân quá nhiều sẽ gây ra các biến chứng về sức khỏe.
Thực tế là bạn không cần phải tăng cân quá nhiều để có một em bé khỏe mạnh. Thai nhi chỉ cần thêm khoảng 100 calo mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ, 300 kcal mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Những bà mẹ thừa cân (đặc biệt là các bà mẹ quá cân tại thời điểm thụ thai và tăng cân nhiều trong thai kỳ) có nguy cơ tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp cao hơn những thai phụ bình thường, điều này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Em bé của họ có xu hướng lớn hơn gây khó khăn khi sinh nở. Thêm vào đó, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể khiến bạn và cả bé gặp vấn đề về cân nặng trong tương lai.
Các chuyên gia sản phụ khoa đã đưa ra lời khuyên về định mức tăng cân cho thai phụ như sau:
- Thai phụ thiếu cân: Tăng trong khoảng 12 – 18kg.
- Thai phụ đủ cân: Tăng trong khoảng 11-16kg.
- Thai phụ quá cân: Tăng trong khoản 7-11kg.
- Thai phụ béo phì: Không được tăng quá 9kg.
Nên đi khám nha khoa
Quan niệm cũ: Khoan chữa răng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn gây hại cho em bé.
Quan niệm mới: Chăm sóc răng thường xuyên giúp ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng như sinh non.
Hãy bỏ qua những thủ thuật làm đẹp như làm trắng răng, nhưng hãy đi khám răng thường xuyên. Sự dao động nội tiết tố có thể khiến làm tăng nguy cơ viêm nướu thai kỳ (gây sưng và chảy máu nướu) ở các bà mẹ tương lai. Nếu không được điều trị, viêm nướu cho thể dẫn đến bệnh nha chu, làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non gấp 7 lần. Nguyên do có thể là các vi khuẩn răng miệng có chứa prostaglandin – một loại hormone kích chuyển dạ. Hãy đến nha sĩ để làm sạch và lấy vôi răng ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai. Nếu bạn giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng, bạn cũng giảm được nguy cơ nhiễm trùng gây sinh non cho mình.
Nên tập thể dục một cách khôn ngoan
Quan niệm cũ: Giữ nhịp tim của bạn dưới 140 nhịp / phút để khỏi làm bé quá nóng!
Quan niệm mới: Tập trung vào hơi thở để đảm bảo bé có đủ oxy.
Yên tâm đi, bạn sẽ không làm tổn thương cho em bé trong bụng chỉ vì thấy người nóng rực sau khi tập thể dục, khá nhiều bác sĩ sản khoa cũng không còn căn cứ vào chỉ dẫn về nhịp tim của thai phụ nữa. Tuy nhiên, khi tập thể dục, luồng máu trong cơ thể bạn sẽ chuyển sang cung cấp nhiều oxy đến cơ bắp, phổi và tim hơn. Tập luyện quá sức có thể gây hạn chế oxy cung cấp đến tử cung cho thai nhi. Để đảm bảo oxy cho bé, bạn cần kiểm soát được hơi thở của mình. Nếu bạn có thể nói chuyện lưu loát mà không bị đứt hơi hay hổn hển, nhịp thở của bạn vẫn tốt cho cả bạn và bé.
Miễn là bác sĩ của bạn đồng ý, hãy tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày ít nhất 5 ngày mỗi tuần với các môn tập nhẹ, ít dùng lực như đi bộ hoặc đạp xe trong nhà. Cùng với tác dụng kiểm soát cân nặng, thể dục giúp giảm táo bón, mất ngủ, đau thắt lưng, các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ đồng thời rèn luyện khả năng chịu đựng cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Y Sinh Kansas cũng công bố việc tập luyện của mẹ trong thai kỳ sẽ giúp bé ra đời có trái tim khỏe hơn.
Tham khảo thêm: Những điều không nên làm khi mang thai | Những lời khuyên luôn đúng dành cho thai phụ
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Những điều nên làm khi mang thai – Cập nhật mới nhất! (https://www.meo.vn/nhung-dieu-nen-lam-khi-mang-thai-cap-nhat-moi-nhat.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.