Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng đáng kể trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó – trên thực tế có thể tăng trong tới 10 năm.
Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng.
Suy tim và loãng xương
Bệnh tim có thể làm yếu xương. Một nghiên cứu năm 2012 đã liên hệ suy tim với xương mỏng và tăng 30% nguy cơ gãy xương lớn. Cơ chế chính xác còn chưa rõ, nhưng có nhiều giả thiết.
Một trong số đó là giả thiết về những gen chung tác động đến cả hai bệnh. Một giả thiết khác về tuần hoàn: Khi các động mạch bị tắc làm giảm lưu lượng máu tới chi dưới, việc vận chuyển chất khoáng từ máu vào mô xương bị ảnh hưởng.
Nếu bạn gặp vấn đề với tim, hãy đi kiểm tra mật độ xương. Và lần tới khi đi chụp X quang ngực, hãy đề nghị bác sĩ xem xét cẩn thận các dấu hiệu gãy xương. Nếu có, bạn sẽ cần tăng lượng can xi và vitamin D, tăng cường tập luyện, và nghĩ đến thuốc điều trị loãng xương. Các bác sĩ cho biết điều trị có thể làm giảm gãy xương tới 50%.
Bệnh xương khớp và tiêu hóa
Bệnh xương khớp và tiêu hóa là những căn bệnh khá phổ biến, ở một người có thể bị một bệnh nhưng có nhiều người hai bệnh này song hành cùng nhau. Khi đó bệnh nọ sẽ ảnh hưởng tới bệnh kia, y học gọi là vòng xoáy bệnh lý.
Các thuốc tây điều trị bệnh xương khớp thường có tác dụng phụ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, còn các bệnh tiêu hóa sẽ ảnh hưởng tới hấp thu một số chất dễ làm cho bệnh xương khớp phát sinh và tăng nặng.
Tiểu đường và trầm cảm
Bị bệnh tiểu đường sẽ làm nguy cơ trầm cảm tăng hơn gấp đôi. Stress “khủng khiếp” của bệnh tiểu đường – với những triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu nhiều hoặc nhiễm trùng, khát nhiều, nhìn mờ và chậm liền vết thương – có lẽ đủ để gây ra trầm cảm, nhưng cũng có khả năng trầm cảm là hậu quả của những tác động chuyển hóa mà bệnh tiểu đường gây ra trên não.
Người bệnh tiểu đường cũng có những triệu chứng giống trầm cảm: Đường huyết thay đổi khiến họ cảm thấy mệt mỏi và lo âu, cũng như cản trở giấc ngủ và khiến người bệnh ăn nhiều.
Người bệnh tiểu đường nên trao đổi cởi mở với bác sĩ và đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm thần.
Viêm phổi và bệnh tim mạch
Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng đáng kể trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó – trên thực tế có thể tăng trong tới 10 năm.
Mặc dù trước đó đã có nghiên cứu liên hệ hai bệnh này với nhau, song đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cụ thể những người không có dấu hiệu của bệnh tim mạch trước khi bị ốm. Hiện nay các chuyên gia cho rằng có thể xem viêm phổi là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch.
Theo Thanh Lê/Phunutoday.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Những căn bệnh nguy hiểm luôn song hành cùng nhau (https://www.meo.vn/nhung-can-benh-nguy-hiem-luon-song-hanh-cung-nhau.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.