Nhân sâm và sức khỏe

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Từ lâu, người dân đã có thói quen dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm có mấy loại, tác dụng cụ thể ra sao, phòng chữa những bệnh gì thì không phải ai cũng biết.

Nhân sâm nào tốt?

Trong y thư cổ Trung Quốc từ trước Công nguyên đã đề cập đến tác dụng của nhân sâm, trong đó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhân sâm giúp bồi bổ ngũ tạng, bình ổn tâm linh, kiềm chế cảm xúc, thải trừ độc chất, chống lão hóa, sáng mắt, tăng thông thái và tuổi thọ.

Hoạt chất được tìm thấy trong nhân sâm là gingsernosids gồm hơn 30 loại, trong đó Rg1 và Rb1 được biết đến nhiều nhất có tác dụng tăng năng lượng, giảm kích xúc. Ngoài ra, nhân sâm còn chứa panaxans giúp giảm đường huyết, polysaccharides giúp tăng miễn dịch.

Các nghiên cứu mới sau này cũng chứng minh nhân sâm có thể giảm nguy cơ ung thư, tăng khả năng vận động cơ bắp và giảm thời gian mỏi cơ sau vận động.

Tại hội thảo “Hồng sâm Hàn Quốc, vận dụng để sống khỏe” được tổ chức tại TP.HCM tuần qua, PGS.TS Young Sook Kim (Viện Nghiên cứu Nhân sâm Hàn Quốc) cũng nhấn mạnh tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe, ngoài việc giúp tăng cường miễn dịch, nhân sâm còn giúp cải thiện khả năng nhận biết, tăng năng lực trí nhớ, kiểm soát huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu và các rối loạn thời kỳ mãn kinh cho phụ nữ…

Hiện nay, có ba nguồn nhân sâm chủ yếu cung cấp trên thị trường thế giới đó là nhân sâm Mỹ, nhân sâm châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc), nhân sâm Siberian. Trong đó nhân sâm Hàn Quốc được các nhà khoa học đánh giá là loại nhân sâm quý hiếm đứng hàng đầu thế giới, vì chứa nhiều thành phần gingsenosids (khoảng 37 loại gingsernosids), cao hơn bất kỳ loại sâm nào khác.

An toàn nếu dùng đúng liều khuyến nghị

Theo BS Đào Thị Yến Phi, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, liều lượng dùng nhân sâm thích hợp là trung bình từ 100-200 mg/ngày (đối với sâm củ) và nên dùng cách quãng 2-3 tuần liên tục sau đó nghỉ 1-2 tuần.

"Nhân sâm tốt nhưng cũng cần thận trọng với những tác dụng phụ của nhân sâm để không dùng quá liều khuyến nghị như: tăng kích thích tim mạch nhất là khi dùng với caffeine, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, tăng xúc động…", BS Phi khuyên.

Phân loại nhân sâm theo phương pháp chế biến:

Hồng sâm: Được chế biến theo quy trình: nhân sâm tươi 6 tuổi để nguyên vỏ, đem hấp bằng hơi nước rồi phơi khô tự nhiên để hàm lượng nước chỉ còn dưới 4%, đóng gói hút chân không, hạn dùng đến 10 năm. Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, hồng sâm 6 tuổi được xem là tốt nhất khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh vì nó chứa các hoạt tính chữa bệnh cân bằng và tối ưu nhất.

Bạch sâm: Nhân sâm tươi phơi hoặc sấy khô sau khi bóc vỏ. Đóng gói hút chân không, thời hạn sử dụng là 3 năm.

Sâm thái cực: Nhân sâm tươi được ngâm sơ hoặc luộc trong nước nóng rồi sấy khô. Đóng gói hút chân không, hạn sử dụng là 10 năm.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Nhân sâm và sức khỏe (https://www.meo.vn/nhan-sam-va-suc-khoe.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *