Nguyên nhân và cách xử trí khi chảy máu mũi

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

“Tôi hay bị chảy máu mũi. Có người bảo không việc gì, có người lại bảo nên cẩn thận vì có khi bị ung thư. Vậy thực hư thế nào? Cách xử trí ra sao?”.

Chảy máu mũi là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Đây là một biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Khi bị chảy máu mũi, trước tiên phải nhanh chóng cầm máu rồi sau đó mới tìm nguyên nhân.

Một số nguyên nhân gây chảy máu mũi:

- Sây sát niêm mạc, đứt các mạch máu ở phần trước mũi, viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, u mạch máu, u xơ vòm mũi-họng gây chảy máu mũi dữ dội.

- Có u ác tính như ung thư mũi, ung thư răng hàm, ung thư vòm mũi-họng…

- Do một số chấn thương từ nhẹ tới nặng khi dùng tay cạy vào mũi, bị đánh vào mũi, bị tai nạn…

- Do các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu hoặc các bệnh về máu như bạch huyết cấp, giảm tiểu cầu, suy tuỷ…

- Mắc một số bệnh nội khoa như sốt cao, cảm cúm, xơ gan, bệnh thận, rối loạn nội tiết…

Cách xử trí:

Khi bị chảy máu mũi, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, chảy máu nhiều hay ít mà có cách xử trí khác nhau. Nếu bị nặng, sau khi cầm máu tạm thời, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa xử lý bằng các phương pháp chuyên môn.

Nếu bị chảy máu mũi nhẹ, bạn chỉ cần cầm tay ấn mạnh cánh mũi vào vách ngăn rồi ép chặt trong 3 -5 phút là có thể cầm máu. Cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa theo phương pháp y học cổ truyền:

- Lấy hành tươi cả củ, rửa sạch rồi giã nát. Dùng bông sạch thấm lấy nước cốt hành rồi nhét vào mũi. Phương pháp này còn có tác dụng chống viêm mũi.

- Đem giã củ cải rồi vắt lấy nước, thêm vào đó một chút rượu rồi nhỏ vào mũi.

- Lấy một củ tỏi, bóc vỏ, giã nát, nặn thành miếng to như đồng tiền xu và đắp vào gan bàn chân. Nếu bạn bị chảy máu ở lỗ mũi phải thì đắp vào gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu hai lỗ mũi đều bị chảy máu thì đắp cả hai bên bàn chân.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Nguyên nhân và cách xử trí khi chảy máu mũi (https://www.meo.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-chay-mau-mui.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *