Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Bệnh sán dây thường được nói đến nhiều là sán dây bò, sán dây lợn; người bị nhiễm chủ yếu do ăn phải thịt bò, thịt lợn có nang ấu trùng sán chưa được nấu chín kỹ.
Chu kỳ phát triển của sán dây chó.
Đối với trẻ nhỏ thường tiếp xúc lê la, chơi đùa với chó rất dễ có nguy cơ bị nhiễm sán dây chó ngoài giun đũa chó, giun móc chó hay gặp. Vì vậy cũng cần quan tâm việc phòng bệnh sán dây chó cho trẻ nhỏ.
BS. Nguyễn Võ Hinh Viện Sốt rét và Ký sinh trùng cho biết, sán dây chó ký sinh trong cơ thể chúng có tên khoa học là Diphylidium caninum. Sán dây trưởng thành có kích thước dài từ 15 đến 70cm, gồm khoảng 60 đến 175 đốt. Chúng có hai lỗ sinh dục đối xứng ở hai bên đốt sán trưởng thành. Những đốt sán già có khả năng rụng từ 2 đến 3 đốt và tự động bò ra ngoài hậu môn của chó hoặc theo phân chó thải ra ngoài. Trứng sán dây chó từ các đốt sán già thường phát tán ra môi trường ngoại cảnh ở bên ngoài.
Tuy loại sán dây chó thường ký sinh và gây bệnh cho chó nhưng trên thực tế các nhà khoa học đã thông báo có hàng trăm người bị mắc bệnh này được ghi nhận; hầu hết là đối tượng trẻ em dưới 8 tuổi do nguyên nhân hay lê la, chơi đùa với chó và ngẫu nhiên nuốt phải bọ chét chó, rận chó có mang ấu trùng sán vào cơ thể.
Nếu chó bị nhiễm sán dây, thường chúng không có biểu hiện triệu chứng bệnh lý rõ, trừ các trường hợp bị nhiễm sán nặng. Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm sán dây chó, triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng, đi tiêu chảy nhiều lần giống bệnh tả. Khi theo dõi, phát hiện được trẻ nhỏ mắc bệnh sán dây chó, có thể điều trị bằng thuốc quinacrine theo chỉ định của bác sĩ.
Việc phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; không để trẻ nhỏ lê la, chơi đùa với chó bị nhiễm bệnh. Nếu trong nhà có nuôi chó và chúng có điều kiện gần gủi, tiếp xúc với trẻ nhỏ; nên mời thú y đến thăm khám, định kỳ tổ chức tẩy sán dây, giun đũa, giun móc… cho chó nuôi để phòng lây nhiễm.
Sán dây chó gây bệnh thế nào?
GS.TS. Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường đại học Y Hà Nội cho biết, cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh này nếu có những tiếp xúc gần gũi, thân mật với chó như: ôm hôn, ăn ngủ, chơi đùa cùng chó nuôi trong nhà. Trong đó, trẻ em có nguy cơ cao hơn. Sán chó nằm trong đường tiêu hóa của chó, khi chó thải phân ra ngoài thường mang theo trứng sán và những đốt sán. Sau khi trứng theo phân ra ngoài môi trường, sau 1 – 2 tuần lễ các trứng này sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng sán.
Cơ chế gây bệnh là sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô. Tại đây, các ấu trùng tạo nên những nang chứa nước trong và chứa các đầu sán gây chèn ép tại chỗ.
Đặc biệt, các đầu sán có khả năng tự nhân lên tới hàng ngàn hàng vạn đầu sán, theo đó nang nước cũng to dần lên. Nguy hiểm nhất là nang nước có thể bị vỡ ra giải phóng hàng vạn đầu sán và bám vào cơ quan phủ tạng khác tạo nên u mới, có thể dẫn đến tử vong.
Theo Phạm Minh/VnMedia.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Nguyên nhân nhiễm bệnh sán dây chó ở trẻ (https://www.meo.vn/nguyen-nhan-nhiem-benh-san-day-cho-o-tre.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.