Nguy hiểm từ giun lươn!

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Bạn nghĩ giun lươn là giun ở trong con lươn, nếu không ăn lươn sẽ không bị nhiễm loại giun này? Tuy nhiên, bác sỹ khẳng định, giun lươn không đơn giản như bạn nghĩ.  Bị sút gần 6kg trong vòng một tháng, người mệt mỏi, bụng đau âm ỉ khiến một bệnh nhân nam ở Long An vô cùng lo lắng. Cách đây vài tuần, anh buộc phải vào bệnh viện Hoàn Mỹ, TP.HCM, trong tình trạng cơ thể suy kiệt trầm trọng.

Sau khi thực hiện cách xét nghiệm, bác sỹ phát hiện anh bị viêm dạ dày, xung huyết môn vị. Nghiêm trọng hơn, bác sỹ cho biết anh bị nhiễm giun lươn khá nặng, may mắn, anh đã được điều trị kịp thời.

Nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis) là một bệnh lý nặng. Nếu phát hiện trễ, bệnh nhân có nguy cơ tử vong đến 90%.

Bác sỹ Lê Thị Tuyết Phượng, phó khoa Nội tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Nhân dân 115, sẽ giúp bạn tìm hiểu về loài giun nguy hiểm này.

Thưa bác sỹ, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là cơ hội tốt cho sự sinh sôi của loài giun lươn. Vậy loài ký sinh trùng này thâm nhập cơ thể con người bằng cách nào?

BS. Lê Thị Tuyết Phượng: Giun lươn thường trú ẩn ở những vùng đất nóng, ẩm ướt. Nếu bạn đi chân trần dễ gặp phải ấu trùng giun lươn. Chúng xâm nhập qua da, tiến sâu vào niêm mạc tá tràng hoặc hệ tuần hoàn của cơ thể để làm ổ, phát triển, sinh sống, đẻ trứng trong đó. Khi có điều kiện thuận lợi, giun lươn di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể người như phổi, phế quản, hầu họng, dạ dày, ruột non… Người làm rẫy, làm ruộng, trồng cây cảnh… có nguy cơ nhiễm giun cao.

Người bị nhiễm giun lươn thường dễ bị chẩn đoán sai dạng dạ dày, gan, mật… hoặc không phát hiện ra bệnh. Đâu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, thưa bác sỹ?

BS.Lê Thị Tuyết Phượng: Bệnh nhân nên để ý đến những cơn đau vùng trên rốn hay vùng bụng bên phải, kèm theo, có thể bị đầy hơi, tiêu chảy cả tuần liền, phân có mùi tanh.

Người nhiễm giun lươn còn bị sụt cân nặng, ngứa vùng hậu môn, có cảm giác chán ăn, trên da nổi mề đay, xuất hiện các đường ngoằn ngoèo, nhất là vùng thắt lưng, hậu môn.

Nhiều người đánh đồng nhiễm giun lươn cũng như các triệu chứng nhiễm giun thông thường khác và tự mua thuốc về uống. Có người chữa theo bác sỹ nhưng vẫn lo lắng bệnh khó chữa trị triệt để. Thực hư của việc này như thế nào?

BS.Lê Thị Tuyết Phượng: Khi sinh sống trong cơ thể người, giun lươn sinh sôi nảy nở nhanh và hoạt động rất tích cực. Chúng gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm phổi, suy hô hấp.

Có trường hợp giun lươn di chuyển lên màng não, gây viêm não, áp xe não, động kinh, thậm chí còn rối loạn cả tri giác. Một vài bệnh nhân khác còn bị viêm tụy, suy gan, thận do bệnh giun lươn gây nên.

Hiện nay, các bệnh nhân nhiễm giun lươn, thời gian điều trị có thể từ vài ngày đến ba tuần.

Do đó, khi có dấu hiệu bất thường bạn nên đến bệnh viện, không tự ý chữa trị. Càng để lâu, biến chứng càng nguy hiểm, nguy cơ tử vong càng cao.

Bác sỹ có lời khuyên nào để có thể “miễn dịch” với giun lươn?

BS. Lê Thị Tuyết Phượng: Mỗi năm bạn nên thực hiện các xét nghiệm giun lươn như xét nghiệm máu, MRI não, thực hiện kiểm tra huyết thanh miễn dịch một lần để sớm phát hiện bệnh.

Ngoài ra, bạn cần giữ vệ sinh cho bản thân và ngôi nhà của mình. Nhớ mang gang tay khi dọn dẹp rác thải và chân luôn mang giày, dép, kể cả khi vào nhà tắm. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên ăn rau quả, uống nhiều nước và rèn luyện cơ thể để nâng cao sức đề kháng, phòng khi bệnh tật tấn công.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Nguy hiểm từ giun lươn! (https://www.meo.vn/nguy-hiem-tu-giun-luon.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *