Người hiến tạng phải tự trả chi phí mổ lấy tạng?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Trên thực tế, người hiến tạng đang phải tự chịu chi phí cuộc mổ lấy nội tạng. Với những người hiến đã chết não, gia đình cũng phải chịu khoản chi phí đó.

Luật Hiến ghép tạng ở Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 nhưng đến nay, cả nước mới có 17 bệnh nhân được ghép tạng. Tại TP HCM, mới chỉ có bốn người chết não tự nguyện hiến tạng cho cộng đồng. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chỉ mới thực hiện thành công 7 ca ghép thận. Còn tại các bệnh viện khác ở TP HCM thì chưa có trường hợp nào.

Ý nghĩa, nhưng ít người hiến

Đầu năm 2010, khi ẵm cháu băng qua đường, bà Trần Thị H. (sinh 1944, Bình Dương) bị một thanh niên chạy xe gắn máy tông phải. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, nạn nhân được chẩn đoán đã chết não. Theo tâm nguyện của bà H. lúc còn sống, các con của bà đồng ý hiến hai quả thận của nạn nhân cho bất cứ ai cần mà không đòi phải trả ơn. Sau khi kiểm tra các thông số sinh học, hai quả thận của bà được ghép cho một chiến sĩ công an phường và một nữ sinh viên nghèo.

Khoảng cuối năm 2010, bà Trần Thị Tuyết M. (sinh 1957, TP HCM) cũng đã hiến hai quả thận cho người bệnh, còn thân thể thì chuyển vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Trước đó, gia đình bà Đào Thị T. (sinh 1958, TP HCM) cũng đồng ý để bệnh viện lấy thận ghép cho người bệnh. 

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đang thực hiện một ca ghép thận.
Ảnh: Ngô Đồng.


Tiến sĩ Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Tiết niệu học ĐH Y Dược TP HCM, cho biết từ năm 2008 đến nay, bệnh viện đã có bốn trường hợp chết não đồng ý hiến tạng. Họ đã hiến thận cứu những người chưa quen biết và không nhận chút tư lợi nào. Còn các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành ghép thận cho 7 người. Đây là niềm khích lệ cho lĩnh vực ghép tạng từ nguồn cho tạng chết não, đồng thời là niềm hy vọng không những cho bệnh suy thận, mà còn cho bệnh nhân suy tạng khác.

Vì sao luật khó “đi vào cuộc sống”?

Hiến tạng là một hành động có ý nghĩa cao cả, nhưng con số 17 bệnh nhân được ghép tạng từ nguồn hiến trên cả nước là khá khiêm tốn so khoảng 5.000 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hằng năm. Đó là chưa kể đến con số bệnh nhân cần ghép tim, ghép gan và số bệnh nhân ở các trung tâm lọc máu luôn trong tình trạng quá tải (riêng tại TP HCM hiện có khoảng 3.000 người phải lọc máu).

Nguyên nhân của việc hạn chế hiến tạng chủ yếu xuất phát từ  tâm lý sợ “chết không toàn thây”, ngoài ra còn có lý do khác là bất cập trong chi phí hiến tạng. Theo quy định của Luật Hiến ghép tạng, người hiến mô, bộ phận cơ thể phải được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí; được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ miễn phí... Nhưng trên thực tế, nếu muốn hiến tạng, người cho phải tự chịu chi phí cuộc mổ lấy nội tạng. Nghịch lý hơn, nếu người cho đã chết não, tử vong do tai nạn giao thông… thì gia đình người cho cũng phải chịu khoản chi phí đó.

Trước tình trạng này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã dùng nguồn kinh phí của bệnh viện để trả thay bốn ca tự hiến nội tạng. Tiến sĩ Trần Ngọc Sinh chia sẻ: “Nếu bắt người nhận tạng chi trả thì chẳng khác nào mua bán nội tạng, điều này đi ngược hoàn toàn tinh thần của Luật hiến ghép tạng”. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ có thể “đỡ” cho số ít, còn để chi trả cho tất cả bệnh nhân ghép thận thì không biết tìm nguồn kinh phí ở đâu.

Ngoài ra, hiện phía BHYT vẫn chưa có văn bản nào đề cập đến việc thanh toán chi phí mổ lấy nội tạng từ người cho. Hơn nữa, người hiến tạng lại chỉ được cấp thẻ BHYT sau khi đã hiến tạng.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Người hiến tạng phải tự trả chi phí mổ lấy tạng? (https://www.meo.vn/nguoi-hien-tang-phai-tu-tra-chi-phi-mo-lay-tang.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *