Người già cần cảnh giác khi khớp kêu “lục cục”

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Đôi khi những người già nghe tiếng kêu “lục cục” phát ra từ khớp gối hay từ một khớp nào khác. Liệu đó có phải là biểu hiện của một tình trạng tổn thương của khớp hay không?

Khi tuổi tác nhiều lên, các khớp xương không được hoạt động trơn tru dẫn đến khô khớp. Hiện tượng khớp kêu thường là một triệu chứng lành tính. Trừ trường hợp có kèm theo các triệu chứng đau, cứng khớp gây trở ngại khi vận động… thì nhất thiết phải được thăm khám và xác định nguyên nhân.

Bệnh trầm kha của người già

Trên cơ thể người có một số vị trí khớp căn bản: ngón tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gót chân, khớp gối, khớp háng… giống như mối nối giúp cơ thể di chuyển, cử động dễ dàng.

Cấu tạo khớp gồm có dây chằng, cơ bắp, gân, sụn và bao khớp. Trong đó sụn là một lớp mô trong suốt, có tính đàn hồi tốt, sụn bao quanh đầu xương để ngăn các xương chạm vao nhau, hấp thụ lực tác dụng lên khớp khi đi làm khớp cử động nhẹ nhàng mà không đau.

Tuy nhiên sụn lại không chứa mạch máu và dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp nên sụn dễ bị thoái hóa theo tuổi tác mà không có dấu hiệu nào.

Theo thời gian, mặt sụn khớp này sẽ hư dần, đầu tiên là lớp sụn mềm đi hay còn gọi là nhuyễn sụn, tiếp theo sau mặt sụn bị tưa, xuất hiện các khe nứt làm bong tróc lớp sụn, dẫn đến tình trạng nặng nhất là bong lớp sụn làm trơ mặt xương dưới sụn gây ra hiện tượng khô xương khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động. Bệnh làm khớp bị khô, đau rát, khó vận động, biến dạng chi như vẹo trong, vẹo ngoài khớp gối; gồ ghề quanh khớp hay vẹo cột sống thắt lưng…; nghe, cảm nhận tiếng lục cục khi bắt đầu vận động khớp…

Khô khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, trong đó đáng chú ý nhất là người cao tuổi. Những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những người béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen… cũng dễ bị khô khớp.

Ở người còn trẻ tuổi, nhất là còn thiếu niên thì tình trạng trên có thể chỉ là hiện tượng sinh lí bình thường do hệ thống dây chằng, bao khớp và các sụn đầu xương chưa ổn định, khi vận động đột ngột có thể phát ra những âm thanh.

Ngoài ra khô khớp còn do các nguyên nhân sau: Do viêm khớp (viêm đa khớp tiến triển), bệnh thống phong, bệnh vẩy nến, do hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp: Sự lắng đọng canxi ở ổ khớp gây trở ngại cho hoạt động của khớp, làm khớp bị khô, do trật khớp thường sau chấn thương, Do căng giãn quá mức cân cơ khiến các khớp bị lệch vị trí và tạo ra sự cọ xát, lạo xạo…, do béo phì dẫn đến thoái hóa khớp và làm nặng thêm tình trạng viêm khớp do sức nặng của trọng lượng cơ thể đè nén lên ổ khớp, do hoạt động điền kinh: chạy nhảy, di chuyển với tốc độ nhanh.

Lành tính nhưng không được chủ quan

Để đề phòng và hạn chế khô khớp, ngay khi còn ở lứa tuổi ngoài 40 cần tập thể dục đều đặn và cố tránh bị béo phì hoặc bị tiểu đường vì khô khớp rất thường gặp, dễ xảy ra nặng ở những người bệnh này. Chú ý tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống.

Một khi đã bị hiện tượng khô khớp xương bạn cần tìm rõ nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm. Kiểm tra trọng lượng cơ thể để hạn chế sự tiến triển của tình trạng thoái hóa khớp và giảm nguy cơ chấn thương.

Nếu chỉ thấy xuất hiện tiếng lạo xạo đơn thuần, không có triệu chứng kèm theo thì không nên ngừng hoạt động, bởi khớp bất động kéo dài càng làm cho tình trạng thêm nặng.

Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu axit béo omega-3 có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, dầu ô liu có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng đau khớp. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, E và beta-caroten có nhiều trong rau, củ, quả như ổi, dâu tây, cà chua, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh và đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch. Có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày. Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương.

Không có thuốc nào chữa khỏi hẳn bệnh khô khớp vì đây là một tất yếu của tuổi già. Nhưng ta có thể hạn chế, làm chậm lại quá trình này bằng tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng khô khớp.

Tập thể dục mỗi ngày là phương pháp khỏe mạnh để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng, tối. Hạn chế việc gấp duỗi gối. Đặc biệt tránh động tác ngồi xổm, ngồi gập gối quá 90 độ làm tăng áp lực lên khớp bánh chè đùi.

Ngoài ra bạn không nên bẻ các khớp ngón tay, chân, hay vặn xương sống. Tuy nó sẽ giảm mỏi nhất thời xong lại rất có hại nếu tình trạng ấy thường xuyên xảy ra. Bẻ các khớp sẽ càng làm cho khớp khô hơn, lâu dần sẽ tăng thoái hóa. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Không nên tập quá sức, khi cảm thấy khớp có triệu chứng, đau, mỏi cần nghĩ ngơi.

Trường hợp các khớp khô và kèm theo viêm, sưng, tấy đỏ và đau nhức bạn nên đên chuyên khoa xương khớp để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Hiểu Đan/Suckhoegiadinh.com.vn

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Người già cần cảnh giác khi khớp kêu “lục cục” (https://www.meo.vn/nguoi-gia-can-canh-giac-khi-khop-keu-luc-cuc.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *