Ngủ trưa và những điều chưa biết

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Từ trẻ em cho tới người già, từ nam giới cho tới nữ giới không ai là không biết đến giấc ngủ trưa. Nhưng ngủ trưa có những công dụng gì?

Theo kết quả của 1 nghiên cứu ở Pháp về giấc ngủ, 45% những người được phỏng vấn cảm thấy họ ngủ không đủ so với nhu cầu và 62% thì trả lời rằng họ đôi khi gặp những vấn đề như khó ngủ hay mộng mị…

Và khi chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ tác động rất lớn tới cả ngày hôm sau: 48% số người được hỏi bị ảnh hưởng tới tính tình; 45% bị ảnh hưởng tới cảm xúc, khả năng và sự tập trung; 32% lại gặp những “rắc rối” trong hoạt động thường ngày và 30% bị tác động lên mối quan hệ với mọi người xung quanh. Và theo khuyến nghị, để “chữa trị” những rối loạn này, tốt nhất là hãy ngủ trưa!

Giờ thứ 6

Bản chất của ngủ trưa là nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa, có hoặc không kèm theo giấc ngủ.

Tuy nhiên, có chuyên gia lại cho rằng ngủ trưa không nhất thiết là phải ngủ sau bữa ăn trưa mà đó đơn giản có thể là duỗi mình trong giây lát vào một thời điểm nào đó trong ngày (trừ giấc ngủ ban đêm) để tỉnh táo hơn mà thôi.

Ngủ trưa là do gien di truyền?

Có phải ai cũng cần ngủ trưa không? Những cơn mệt mỏi đột ngột trong ngày là do không ngủ trưa?

Thực tế, nhu cầu ngủ trưa ở mỗi người hoàn toàn không giống nhau.Và việc xuất hiện sự mệt mỏi đột ngột vào buổi chiều không hẳn do thiếu ngủ trưa.

Sau khi quan sát những người đã dùng bữa ăn trưa (và cả những người đã ăn sáng hay ăn tối) các chuyên gia nhận thấy rằng, việc ăn uống mới là thủ phạm chính gây ra những sự mệt mỏi khó chịu này. Và đối với những người bỏ bữa cơm trưa hay không ăn sáng hay ăn tối, người ta không thấy xuất hiện điều đó.

Như vậy, không ngủ trưa không gây ra những cơn mệt mỏi đột ngột vào buổi chiều.Và không hẳn ai cũng phải ngủ trưa. Ở mỗi người, nhu cầu này gần như đã được lập trình sẵn trong cơ thể (theo cuốn “Công dụng của ngủ trưa”(L’éloge de la sieste) của Bruno Comby).

Khoẻ mạnh,sáng tạo và hiệu quả hơn với giấc ngủ trưa

Việc ngủ trưa có rất nhiều lợi ích: giúp giảm mệt mỏi, chống stress, cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung, đặc biệt cân bằng lại hoạt động của não bộ. Vì thế, dù thích hay không thích, ta cũng cố gắng dành vài phút để “sạc thêm pin” cho cơ thể.

Đặc biệt, đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm, hãy luyện cho mình thói quen ngủ trưa. Một giấc ngủ ngắn trong ít phút sẽ giúp cho chúng ta bớt đi cảm giác buồn ngủ và có thể “ăn gian” được 1 hoặc 2 tiếng dành cho giấc ngủ tối mà không hề làm giảm chất lượng của nó.

Ngủ trưa như thế nào là hợp lý?

Nhìn chung, tiêu chuẩn của một giấc ngủ hợp lý là 20 phút. Tuy nhiên, số lần ngủ (một, hai hay ba), thời lượng ngủ (5 phút cho tới hơn 30 phút) còn tuỳ thuộc vào thời gian biểu, nhu cầu hay sở thích của mỗi người.

Tư thế ngủ cũng không bắt buộc phải nằm dài ra trên giường, ta có thể dựa lưng, ngả đầu ra phía sau để “chợp mắt”. Và cách tốt nhất là thả lỏng cơ thể (chân tay không được bắt chéo), giãn đều các cơ bắp, nhắm mắt lại và thở nhịp nhàng. Như thế, bạn có thể nhanh chóng lấy lại sức với một giấc ngủ ngắn thế này ở trên tàu, ôtô, máy bay hay nơi làm việc đấy!

Meo.vn (Theo Dantri)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Ngủ trưa và những điều chưa biết (https://www.meo.vn/ngu-trua-va-nhung-dieu-chua-biet.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *