Ngủ nhiều có tốt?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Trong khi người khác trằn trọc vì mất ngủ thì bạn ngáy rất đều. Mỗi đêm bạn ngủ 10 tiếng hay dậy sớm trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và không cần đến đồng hồ báo thức. Như vậy có nên hài lòng với sức khỏe bản thân? Hóa ra không phải, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ngủ nhiều là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Tốt, nhưng nếu quá nhiều…

Nhu cầu về giấc ngủ với mỗi người khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, công việc và mức độ hoạt động nhưng lý tưởng nhất là 7-9 giờ mỗi đêm. Ngủ nhiều mãn tính, tức thường xuyên ngủ “marathon” thực sự là bệnh lý gọi là chứng buồn ngủ triền miên. Chứng này thường gặp ở người bị rối loạn về giấc ngủ, không ngủ trưa, ngoài ra có thể gây lo lắng, thiếu năng lượng hay có vấn đề về bộ nhớ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng không phải tất cả những người ngủ nhiều bị chứng ngủ triền miên mà còn do nhiều yếu tố không liên quan khác như trầm cảm, uống rượu, thuốc điều trị hay chứng ngưng thở khi ngủ. Tất cả những điều này có thể ngăn cản ai đó có được chu kỳ giấc ngủ bình thường, từ đó dẫn đến các triệu chứng suy nhược và bệnh lý khác như: bệnh tim mạch vành, bệnh đái tháo đường, béo phì….

Và có lẽ những nghiên cứu đáng báo động nhất của tất cả các khả năng xấu do ngủ quá nhiều gây ra là nguy cơ rút ngắn vòng đời. Năm 2002, nhà khoa học thuộc Hiệp hội Ung thư Mỹ thực hiện nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về giấc ngủ và tỷ lệ tử vong. Qua khảo sát 1.100.000 người Mỹ lứa tuổi trên 30 trong vòng 6 năm, ngay cả những người chỉ ngủ 5 tiếng một ngày đã có tuổi thọ dài hơn so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên. Dựa trên các kết quả này, giáo sư tâm thần học Daniel Kripke trường Đại học California, San Diego cho biết: “Mỗi cá nhân bây giờ trung bình ngủ 6,5 tiếng một đêm có thể yên tâm rằng đây là chỉ số an toàn. Từ quan điểm y tế, không có lý do để ngủ lâu hơn”.

Quy định là tự thân

Nếu bạn nghi ngờ sự mệt mỏi xuất phát từ việc không thể thiết lập một thói quen ngủ lành mạnh, hãy làm theo danh sách như bệnh viện New Haven ở Yale, Hoa Kỳ đặt ra:

• Thức dậy gần như cùng giờ mỗi ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật.

• Chăm tập thể dục, không vận động mạnh trước giờ ngủ khoảng 5 tiếng.

• Hạn chế cà phê, rượu, nicotine lúc cuối ngày.

• Không ăn no ngay trước khi đi ngủ.

• Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ trên chiếc giường thoải mái.

• 30-60 phút dành cho “ru ngủ” bằng cách tắt đèn, tĩnh tâm, nghe nhạc nhẹ nhàng hay đọc một cuốn sách hay.

Vì vậy, ngủ quá nhiều hay quá ít cũng đều có nguy cơ rủi ro. Quan trọng là cách “ngủ thông minh”, tỉnh táo để tự khép mình vào thói quen ngủ hợp lý, lành mạnh. Điều đó không dễ dàng nhưng hãy nhắc nhở bản thân mình rằng: thậm chí bạn có thể rút ngắn tuổi thọ bởi cứ triền miên ngủ quên hết giờ giấc.

Theo ANTD

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Ngủ nhiều có tốt? (https://www.meo.vn/ngu-nhieu-co-tot.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *