Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Nấm candida có thể đe dọa sức khỏe của đường tiêu hóa, đặc biệt là những bệnh nhân đái tháo đường và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người nhiễm nấm
Nấm đường tiêu hóa không chỉ là nấm đường ruột mà còn có thể xuất hiện ở thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Đây là một loại nấm cơ hội, chúng thường xuất hiện khi sức đề kháng của con người có dấu hiệu giảm sút
Nguyên nhân
Nấm candida là một loại nấm trú ngụ trong đường tiêu hóa. Giống như một số loại nấm gây bệnh khác, loại nấm này cũng phát triển mạnh ở môi trường thuận lợi như hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa đồng, suy giảm bạch cầu.
Hay những người có bệnh bị suy giảm miễn dịch như: HIV, ung thư…Người sử dụng thuốc corticosteroids, thuốc độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh…hoặc những bệnh nhân đái tháo đường.
Triệu chứng
Vì đường tiêu hóa kéo dài từ thực quản đến ruột già nên không thể loại trừ khả năng nấm có thể tấn công các bộ phận này:
Nấm thực quản: Khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, khó nuốt, giảm vị giác
Nấm dạ dày: Gây viêm dạ dày làm cho bệnh nhân thường nôn ói, đau dạ dày hoặc đau bụng nhiều lần sau khi ăn.
Nấm đường ruột: Bệnh nhân thường đau bụng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, khong hấp thu được chất dinh dưỡng từ thức ăn, mất nước nên có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì nấm đường ruột có nhiều điểm giống với bệnh tiêu chảy nên rất dễ bị nhầm lẫn. Để biết chính xác bệnh nhân cần được chẩn đoán qua việc xét nghiệm phân. Ngoài ra, nấm tiêu hóa còn khiến bệnh nhân khó tiêu, giảm cân nhanh, đi tiêu nhiều…
Ngoài nấm candida thường gây nấm tiêu hóa thì một số loại nấm phổ biến khác như: Aspergillus, Cryptococcus, Histoplasma, Blastomyces, Paracoccidioides, Zygomyccetes… cũng có nguy cơ gây nấm đường tiêu hóa
Chăm sóc
Để điều trị nấm đường tiêu hóa, bệnh nhân sẽ được ngậm thuốc, xúc miệng trong trường hợp bị nấm thực quản. Nếu nấm tấn công dạ dày hay đường ruột bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp uống thuốc để điều trị.
Trong quá trình điều trị nấm, bệnh nhân nên chú ý không nên dùng quá nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột hoặc đường như: bột mì, gạo, kẹo, bánh, trái cây nhiều đường như nhãn, sầu riêng…
Vì chất đường sẽ cung cấp năng lượng giúp nấm sống lâu hơn. Khi bị nhiễm nấm hay sức khỏe bình thường cũng nên thường xuyên bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, selenium. Nếu thiếu hai khoáng chất này sẽ tạo cơ hội cơ nấm tấn công đường tiêu hóa.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa nấm đường tiêu hóa, bạn cần chú ý tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng các loại thức ăn có chứa vitamin C. Hạn chế các loại thực phẩm chứa chất bột, đường. Hoặc các sản phẩm có lợi cho đường ruột, tăng sức đề kháng cho đường tiêu hóa.
Ngoài ra, những bệnh nhân thường xuyên phải dùng Corticosteroids để điều trị viêm xoang (dùng khí dung xông mũi), hen suyễn (dùng bình sịt) cũng nên thông báo với bác sĩ về tình trạng suy giảm hệ miễn dịch của mình khi dùng thuốc, để được thay thế các loại thuốc điều trị khác.
Bác sĩ CKII Bùi Trọng Hợp
Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương
Theo Motthegioi.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Nấm candida có thể đe dọa sức khỏe của đường tiêu hóa (https://www.meo.vn/nam-candida-co-the-de-doa-suc-khoe-cua-duong-tieu-hoa.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.