Chuyên mục lưu trữ: Xương khớp

Cách để khớp xương khỏe mạnh trong mùa đông

Nếu bạn không chủ động tìm kiếm những cách thức để tăng cường khớp xương, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.

Các vấn đề đó bao gồm viêm khớp, đau khớp, loãng xương và giảm phạm vi chuyển động. Bạn có thể nghĩ rằng, bạn đang còn trẻ và không phải lo lắng về những điều này, và khớp xương có vấn đề là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, trong thực tế, khớp xương của bạn sẽ khỏe mạnh và dẻo dai hơn nếu bạn chăm sóc tích cực và lành mạnh hơn. Sau đây là một số cách hay để có khớp xương khỏe mạnh.

Năng vận động

Nếu bạn muốn khớp xương khỏe mạnh, dẻo dai và ít bị đau mỏi, bạn cần phải năng vận động và kéo căng các khớp xương ở nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể xoay khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, vai…để tránh những tai nạn gây đau đớn. Bạn có thể tập luyện mắt cá chân của mình bằng cách đứng trên những ngón chân trên sàn. Đây là một bài tập nhằm củng cố mắt cá chân của bạn.

Một trong những cách tốt nhất để có khớp xương khỏe mạnh là có chế độ tập luyện hỗ trợ cơ bắp của bạn (ví dụ như nâng tạ). Rèn luyện cơ bắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khớp xương được rèn luyện một cách dẻo dai. Bạn cũng nên nhớ rằng, chỉ nên tập những bài tập xây dựng mật độ xương trước năm 30 tuổi với hình thức thích hợp.

khop

Ảnh minh họa

Cung cấp đầy đủ magie và canxi

Chúng ta đều biết rằng canxi rất cần thiết để xây dựng và duy trì xướng, và magie cũng rất quan trọng. Magie và vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi, vì vậy, nếu bạn cung cấp đủ magie và vitamin D cho cơ thể, bạn không có đủ canxi. Magie được tìm thấy trong các loại hạt, rau lá xanh, các loại thịt. Magie đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa, sản xuất năng lượng, sự co, giãn cơ và phân chia tế bào.

Ngoài ra, magie là một chất dinh dưỡng quan trọng trong hoạt động của tim, thận, tuyến thượng thận và toàn bộ tế bào thần kinh.

Bơi lội

Bợt là một hoạt động tuyệt vời cho tim mạch của bạn. Bơi là một hoạt động phức tạp và khó khăn nhưng nó khiến cho tất cả các khớp xương của bạn trở nên năng động và dẻo dai. Các động tác dưới nước có thể tạo thành một lớp đệm cho khớp xương của bạn, giúp bạn không bị đau khi vận động và trở nên dẻo dai hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý bơi ở bể bơi trong nhà với nước ấm, tránh bơi trong nước lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đi xe đạp

Đi xe đạp là một hoạt động tuyệt vời giúp tăng nhịp tim của bạn, đốt cháy một lượng lớn calo và khớp xương của bạn. Khi đạp xe, các chất lỏng trong cơ thể sẽ chuyển động giúp bôi trơn các khớp xương và làm cho các khớp đầu gối của bạn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh.

Yoga và tập thể dục nhịp điệu

Kéo căng và tăng tính dẻo dài rất cần thiết để có một dáng đi uyển chuyển, duyên dáng và tránh xa chấn thương. Yoga và tập thể dục nhịp điệu là hai hoạt động tập luyện nhằm tăng cường cơ bắp và tính dẻo dai của bạn. Chuyển động một cách nhẹ nhàng sẽ ít ảnh hưởng đến khớp xương của bạn, và tiêu tốn nhiều năng lượng ở các khớp xương hơn. Đây cũng là cách để chúng ta rèn luyện để có thể tập luyện ở mức độ cao hơn, dẻo dai hơn.

Tập đứng thăng bằng

Bạn nên tìm hiểu và tập luyện cách đứng thăng bằng trên đầu ngón chân. Thật khó để tạo ra sự thăng bằng giữa mắt cá chân với khớp xương ở đầu gối của bạn đúng không? Đứng thăng bằng trên đầu ngón chân có tác dụng khiến bạn có thể leo lên cầu thang một cách dễ dàng và tránh được chấn thương với các bài tập chạy bộ. Thăng bằng trên đầu ngón chân cũng giúp bạn có cơ bắp mạnh mẽ. Chỉ cần nghĩ rằng, nếu thằng bằng tốt, bạn sẽ khó bị ngã hơn. Thằng bằng nhất định sẽ giúp ích, khi bạn già đi hoặc trong những trường hợp bạn bị mất thăng bằng.

Theo Phapluatxahoi.vn

4 điều quan trọng liên quan đến xương

Hãy giữ cho xương chắc khỏe bằng cách có chế độ ăn uống đúng và tập thể dục một cách thích hợp.

Hãy giữ cho xương chắc khỏe bằng cách có chế độ ăn uống đúng và tập thể dục một cách thích hợp.

“Cơ thể người trưởng thành được tổ chức bởi một bộ xương gồm 206 xương nhằm bảo vệ cơ quan quan trọng của cơ thể. Mặc dù khung xương đó chắc chắn nhưng lại dễ bị tổn thương bởi các vấn đề như chứng loãng xương và gãy xương”, Chad Deal, Giám đốc của Trung tâm Loãng xương và chuyển hóa sức khoẻ tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cho biết. Nhưng nếu bạn biết cách củng cố sức khỏe của xương ngay từ bây giờ, thì bạn mới giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương sau này.

Dưới đây là 4 điều quan trọng liên quan đến xương mà bạn cần nắm được để giữ cho xương chắc khỏe.

4-dieu-quan-trong-lien-quan-den-xuong

Khung xương trong cơ thể dễ bị tổn thương bởi các vấn đề như chứng loãng xương và gãy xương. Ảnh minh họa

1. Cần có chế độ ăn uống đúng thì xương mới chắc khỏe

Chế độ ăn uống tốt nhất là phải bảo đảm cung cấp đủ canxi cho xương. Một người trưởng thành cần bổ sung trung bình 1.000 milligram canxi (1200 nếu bạn trên 50) mỗi ngày. Bởi vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này được coi là cung cấp canxi tốt nhất cho xương. Bạn có thể uống sữa nguyên kem hoặc sữa tách kem vì chúng đều đảm bảo được lượng canxi cho cơ thể.

- Rau lá xanh đậm: Không chỉ chứa canxi, rau lá màu xanh đậm còn rất giàu vitamin K, có thể giúp tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ăn một số thực phẩm có thể gây hại cho xương như:

- Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm cho cơ thể mất canxi và gây hại cho xương. Bạn không nên tiêu thụ quá 2,300mg muối natri một ngày.

- Rượu: Những phụ nữ uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày sẽ có nguy cơ mất xương (giảm khoáng chất trong xương và xương dễ gãy) hơn những người khác.

- Caffeine: Uống nhiều hơn ba cốc cà phê mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.

2. Vận động hàng ngày

“Vận động hàng ngày, đẩy sức ép lên xương sẽ giúp xây dựng mật độ xương, tạo ra các tế bào mới”, Cedric Bryant, Tiến sĩ, giám đốc khoa học của Hội đồng Mỹ về Tập thể dục, giải thích. Trọng lượng cơ thể tạo ra áp lực đối với xương, bởi vậy, việc vận động để xương chắc khỏe càng cần thiết đối với những người thừa cân.

Bạn nên tạo cho mình thói quen vận động cơ thể liên tục trong khoảng 30 phút mỗi ngày dưới các hình thức như bơi lội, đi xe đạp, chạy… Hoặc bạn cũng có thể tập những bài tập tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, tăng tính linh hoạt cho xương, giảm nguy cơ gãy xương… như: Đi bộ nhanh, tập yoga, nhảy dây…

4-dieu-quan-trong-lien-quan-den-xuong

Hãy giữ cho xương chắc khỏe bằng cách có chế độ ăn uống đúng và tập thể dục một cách thích hợp. Ảnh minh họa

3. Lượng estrogen cũng ảnh hưởng đến xương

“Ở độ tuổi 20-30, lượng estrogen trong cơ thể sẽ giúp phát triển xương, xương sẽ không ngừng tu sửa để tránh loãng xương”, Bismruta Misra, Giám đốc Khoa Tiểu đường và Nội tiết tại Bệnh viện Stamford, Connecticut (Mỹ) nói. Nhưng khi ở độ tuổi 40-50, bước vào thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ estrogen bắt đầu giảm, phụ nữ có thể bị mất đến 20% mật độ xương. Do đó, chị em ở độ tuổi này nên sử dụng các loại thuốc nội tiết tố để bảo vệ xương. Bên cạnh đó đó, hãy tập thể dục và bổ sung 1,200mg của canxi từ thức ăn.

4. 10 yếu tố tăng nguy cơ loãng xương ở chị em

- Bạn quá gầy (chỉ số BMI của bạn là dưới 18,5).

- Bạn bổ sung ít hơn 1000mg canxi mỗi ngày.

- Bạn có hút thuốc hay là người hút thuốc cũ.

- Bạn có tiền sử rối loạn ăn uống.

- Bạn có tiền sử gia đình bị bệnh loãng xương.

- Bạn tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày.

- Bạn trải qua thời kỳ mãn kinh trước 40 tuổi.

- Bạn bị rối loạn tự miễn dịch (như RA hoặc lupus), bệnh celiac, bệnh viêm ruột, tiểu đường hoặc cường giáp.

- Bạn dùng thuốc steroid.

Theo Afamily.vn

Những âm thanh từ xương khớp cơ thể cảnh báo sức khỏe bạn không tốt

Hãy cảnh giác với những tiếng rắc rắc ở vai, cổ, đầu gối hay tiếng ù ù trong tai, cảm giác nghe thấy tiếng tim đập... Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang trục trặc.
Dưới đây là những âm thanh lạ cảnh báo sức khỏe của bạn đang trong tình trạng bất ổn. Hãy tham khảo để tự đoán bệnh cho mình nhé.

1. Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao: Khớp vai có thể bị viêm

Theo David Geier, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Charleston (Mỹ) thì hiện tượng này là do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Nếu bạn cảm thấy có những cơn đau kèm theo thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ chỉnh hình để được thăm khám cẩn thận.

2. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ

Theo bác sĩ Geier, đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể đó là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương.

Ngoài các triệu chứng phát ra tiếng kêu như vậy, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay. Trường hợp này bạn cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.

3. Tiếng ù ù trong tai: Giảm thính lực

Hầu như ai cũng từng bị ù tai tại thời điểm nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tai-mũi-họng Jennifer Derebery, cựu chủ tịch của Học viện Tai mũi họng Mỹ thì: Nếu tiếng ù trong tai lớn và thường xuyên xảy ra thì bạn nên đi khám sớm vì nó có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thính lực.

Bình thường, ù tai không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Nó có thể là hậu quả của tình trạng căng thẳng, kém ngủ..., Tiến sĩ Derebery cho biết. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, mỗi lần bị đều kéo dài thì bạn phải đi khám sớm.

4. Tiếng rắc rắc ở hàm khi bạn ngáp: Rối loạn khớp hàm

Theo  Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt ở Long Beach, California thì đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh ghê rợn và đau hàm dưới. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương. Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và sọ, khớp bị ảnh hưởng mỗi ngày khi bạn nói, nhai, nuốt, và ngáp. Đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.

Trong trường hợp này, bạn cần đi gặp bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị bệnh hiệu quả nhất.

5. Tiếng kêu rắc rắc ở đầu gối đi bộ xuống cầu thang: Thoái hóa khớp, tổn thương sụn hoặc viêm khớp

Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình với Bệnh viện phẫu thuật đặc biệt ở thành phố New York thì hiện tượng này không có gì phải lo lắng nếu thỉnh thoảng nó mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau. Tiếng lắc rắc ở các khớp có thể gặp trong trường hợp sinh lý bình thường do hệ thống dây chằng bao khớp và các sụn đầu xương dãn đột ngột khi vận động.

Tuy nhiên, trong trường hợp thường xuyên bị như vậy, lại kèm theo cơn đau thì có thể do thoái hóa khớp, tổn thương sụn hoặc viêm khớp. Khi bị thoái hóa khớp, lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương. Sụn ở khớp xương như một lớp đệm giữa hai đầu xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở vùng khớp giúp bôi trơn để sụn hai đầu xương trượt dễ dàng lên nhau, phát ra tiếng kêu và cơn đau.

6. Nghe thấy tiếng tim đập trong tai: Dư thừa lượng đường, caffeine vào cơ thể

Nếu bạn cảm thấy mình có thể nghe được tiếng tim đập trong tai vào ban đêm thì bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình, Stephen T. Sinatra, một bác sĩ tim mạch ở Mỹ cho biết. "Sau khi tiêu thụ cà phê, rượu và dư thừa đường, nhịp tim có thể tăng lên. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang lo lắng", bác sĩ Stephen cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ Stephen, điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, huyết áp. Vì vậy, bạn cần chú ý cắt giảm lượng đường, caffeine vào cơ thể. Đồng thời tránh cảm giác lo lắng, stress để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Theo Afamily

Phát hiện và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đếnvùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.
Khi có những biểu hiện đau,khó vận động vùng cổ, cần được thăm khám sớm để có kết quả
điều trị tốt nhất.
Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ ?
thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Những biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:
- Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.
Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.
thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...

Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ: Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ... Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng. Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày. Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.
Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.
Triệu chứng và điều trị
Bệnh thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50 tuổi); yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ", không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây Rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.
Về điều trị, trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa - gõ vùng gáy, mặt, bụng.
Nên dùng thêm vitamin E (400 UI/ngày), Glucosamin Chondroitin ,Shark Cartilage
Kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ. Đối với người có nghề nghiệp dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cần phân phối đều giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, các xoa bóp phục hồi chức năng
Các bạn có thể tim hiểu rõ thông tin về bệnh cũng như thuốc chữa tại
Website tham khảm về sản phẩm : Thày thuốc giỏi.vn - http://thaythuocgioi.vn
Website chuyên nghành::Thuốc chữa bệnh.com.vn - http://thuocchuabenh.com.vn
Trung tâm hỗ trợ Tư vân sản phẩm : BV Đa khoa Sông Thương – Đường Lê Lợi – TP Bắc Giang
Hà Nội Tháng 1 năm 2013 : Ts Thiên Quang ĐT 0972690610

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị loãng xương

Bisphosphonates là thuốc chính yếu trong điều trị loãng xương. Tuy nhiên, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cảnh báo sử dụng Bisphosphonates trong thời gian dài có thể gặp một số nguy cơ như vỡ xương đùi, hoại tử xương hàm và ung thư thực quản!

Lai lịch Bisphosphonates

Bisphosphonates lần đầu tiên được phê duyệt ở Mỹ để điều trị và phòng ngừa loãng xương vào năm 1995. Những thuốc này phát huy tác dụng thông qua cơ chế hoạt động kết hợp vật lý và sinh hoá. Đáng chú ý là, Bisphophosnates gắn với hydroxyapatit trong xương, chúng được đưa vào nền xương. Cơ chế hoạt động chính của Bisphosphonates là làm giảm tiêu xương. Thời gian bán thải của Alendronat ở người được tính là hơn mười năm, phản ánh việc phóng thích Alendronat chậm từ bộ xương. Người ta ước tính rằng, sau khoảng mười năm điều trị bằng uống Natri Alendronat (10mg mỗi ngày), số lượng Alendronat được phóng thích từ bộ xương khoảng 25% lượng hấp thu từ đường tiêu hoá. Do đó, xương đóng vai trò như một hồ chứa đáng kể cho Bisphophosnates, và phải được cân nhắc khi đưa ra các khuyến nghị về việc sử dụng các thuốc này lâu dài.

luu-y-khi-su-dung-thuoc-tri-loang-xuong

Một chuyên gia của FDA đang xem xét cứ liệu hình ảnh gãy xương đùi do sử dụng lâu dài thuốc có thành phần Bisphosphonates. – Ảnh: A.T.

Những cảnh báo mới

Cảnh báo và các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng Bisphosphonates bao gồm:

- Kích ứng niêm mạc tiêu hoá phần trên: sử dụng thận trọng trên bệnh nhân có bệnh bộ phận tiêu hoá phần trên. Ngừng sử dụng nếu có triệu chứng mới hoặc triệu chứng tồi tệ đi.

- Tình trạng canxi máu thấp nặng hơn: phải được điều chỉnh trước khi dùng.

- Đau cơ, đau khớp, đau xương nặng: ngưng sử dụng nếu phát triển các triệu chứng nghiêm trọng.

- Hoại tử xương hàm.

- Gãy xương đùi.

Chỉ hiệu quả khi dùng dưới ba năm

Theo khuyến cáo cập nhật của FDA, Bisphophonates được phê chuẩn điều trị, bao gồm: FOSAMAX, FOSAMAX PLUS D, ACTONEL, ACTONEL với canxi, BONIVA, ATELVIA, RECLAST (và các thuốc generic tương đương). Không có trong các khuyến cáo mới và trên nhãn các thuốc sau chỉ ghi là điều trị bệnh Paget hoặc tăng canxi máu ác tính: DIDRONEL, ZOMETA, SKELID và các sản phẩm generic của chúng.

Trong quá trình đánh giá khoảng thời gian tối ưu điều trị bằng Bisphosphonates, FDA tìm thấy rất ít lợi ích khi điều trị trên năm năm. Ngoài ra, các dữ liệu nghiên cứu về gãy xương trên bệnh nhân đã sử dụng Bisphosphonates ít nhất ba năm cho thấy mật độ khoáng xương ở cổ xương đùi và cột sống thắt lưng được duy trì nhưng tốc độ giảm gãy xương không phù hợp. Ngoài ra, tiếp tục sử dụng Bisphosphonates sau năm năm còn liên quan đến tăng nguy cơ bị chứng vỡ xương đùi hiếm gặp, hoại tử xương hàm và ung thư thực quản. Những phát hiện này đã khiến FDA đưa ra các khuyến cáo sửa đổi việc sử dụng những thuốc này sau ba đến năm năm và nhãn thuốc phải ghi rõ: “Thời hạn sử dụng tối ưu chưa được xác định. Sự cần thiết cho tiếp tục điều trị nên được đánh giá lại theo một chu kỳ”.

Theo đánh giá lại của FDA, các bác sĩ sẽ giới hạn sử dụng Bisphosphonates trên bệnh nhân không hơn năm năm và có thể là ba năm.

DS Huỳnh Thị Hồng Gấm
(Khoa dược bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM)

BACSI.com (Theo Sài Gòn tiếp thị)

Tác dụng phụ của thuốc trị loãng xương

Mỗi loại dược phẩm đều có những tác dụng phụ nào đó. Khi đặt lên bàn cân về những rủi ro người sử dụng cần phải nắm rõ tác dụng phụ của từng nhóm thuốc.

Dưới đây là những loại thuốc trị loãng xương phổ biến nhất với những tác dụng phụ thường gặp.

-Bisphosphonates: Bisphosphonates nếu được dùng đường miệng có thể gây kích ứng, viêm dạ dày, thực quản, gây ra chứng khó nuốt, trào ngược dạ dày – thực quản, khó tiêu…, đôi khi có thể gây đau nhức xương khớp.

tac-dung-phu-cua-thuoc-tri-loang-xuong

Ảnh minh họa

Một số tác dụng phụ hiếm gặp cũng đã được báo cáo trong những năm gần đây, chẳng hạn như hoại tử xương hàm. Những người có tần suất cao bị tác dụng phụ này là những bệnh nhân ung thư và sử dụng các loại thuốc trị loãng xương với liều cao. Khi sử dụng Bisphosphonates nên được thẩm định hằng năm và cũng cần có một thời gian ngưng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ.

- Raloxifene (Evista): Tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này là sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch ở chân và phổi. Những tác dụng phụ khác như sốt, chuột rút, cơ thể bị giữ nước, các triệu chứng giống cúm…

- Liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp trị loãng xương này thích hợp cho những phụ nữ đang thời kỳ mãn kinh và có các triệu chứng liên quan đến mãn kinh như nóng ran người… Dù có ít tác dụng phụ nhưng nếu được điều trị trên 5 năm hoặc với những bệnh nhân nữ trên 60 tuổi thường xảy ra các tác dụng phụ về tim mạch, đột quỵ, rối loạn đông máu, ung thư vú…

- Teriparatide (Forteo): Thuốc này chỉ được dùng trong những trường hợp bị loãng xương nghiêm trọng, tỉ trọng xương thấp hoặc cho những bệnh nhân bị gãy xương. Những thuốc Teriparatide có thể sử dụng trong 2 năm. Những tác dụng phụ gây ra như run chân, bị kích ứng tại vùng da được tiêm thuốc, xây xẩm, đau cơ, đau khớp, chóng mặt, chuột rút, tim đập nhanh, hạ calcium huyết.

Dù có nhiều tác dụng phụ nhưng công bằng mà nói, những lợi ích trị liệu của thuốc loãng xương đã “phủ bóng” lên những tác dụng phụ của nó. Điều cần làm là bệnh nhân nên hiểu biết những tác dụng của thuốc để hạn chế tối đa.

DS Nguyễn Bá Huy Cường

(Theo Người lao động)

Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ bị yếu xương

Những phụ nữ hút thuốc lá sẽ có xương yếu hơn so với phụ nữ không có thói quen “phì phèo”.

Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi Cincinnati (Mỹ) cho biết thêm, các bé gái vị thành niên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị xương yếu khi lớn lên.

phu-nu-hut-thuoc-la-co-nguy-co-bi-yeu-xuong

Hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới mật độ chất xương – Ảnh: Shutterstock

Phân tích dữ liệu của 262 thiếu nữ khỏe mạnh, các chuyên gia thấy rằng các bé gái khi bước vào độ tuổi thanh thiếu niên có mật độ chất xương giống nhau cho dù các em có hút thuốc lá hay không, nhưng khi ở cuối độ tuổi thanh thiếu niên, các thiếu nữ hút thuốc lá có mật độ chất xương thấp hơn.

Hãng tin UPI dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Lorah Dorn cho biết, những năm thiếu niên là rất quan trọng để xây dựng xương cho tuổi trưởng thành.

Nghiên cứu này được công bố trên chuyên san Journal of Adolescent Health.

(Theo Thanhnien)

Uống vàng có trị được thấp khớp?

Thưa bác sĩ,

Nghe nói vàng nữ trang có thể chữa được nhiều bệnh, nhất là bệnh thấp khớp. Chỗ tôi có một người tự mài vàng ra để uống, mỗi ngày một chút, nói là để trị thấp khớp, không biết có độc hại không? - (Bạn đọc)

uong-vang-co-tri-duoc-thap-khop

Trả lời:

Chào bạn,

Xưa kia Đông y cũng như Tây y có nhiều chế phẩm từ vàng để trị bệnh thấp khớp nặng. Tuy nhiên, do độc tính cao và nhiều phản ứng phụ nên ngày nay chỉ còn vài chế phẩm loại này dùng để phụ trị trong thấp khớp nặng mà thôi.

Ví dụ:

- Ở Pháp có dược phẩm Granions d`or dạng uống, mỗi ống 2 ml chứa 0,2 mg vàng.

- Ở Mỹ có dược phẩm Myochrysine dạng tiêm, mỗi ống chứa 50 mg thiomalat vàng và Natri.

Trước và trong khi dùng các loại thuốc có vàng này, bệnh nhân phải được bác sĩ theo dõi, xét nghiệm máu và kiểm tra kỹ các bệnh khác, để đề phòng phản ứng phụ và tương tác thuốc nguy hiểm.

Thuốc có vàng dễ gây dị ứng và rối loạn miễn dịch. Vàng cũng có khả năng gây ung thư ở chuột. Vì vậy, không nên mài vàng ra để uống.

DS Phan Bảo An

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Giảm đau lưng bằng thuật nắn xương khéo léo

Thuật nắn xương khéo léo có thể làm giảm cơn đau lưng dưới mãn tính nên được xem là một biện pháp điều trị bổ sung, theo Reuters ngày 25.3.

Tiến sĩ John Licciardone và các đồng nghiệp tại Trung tâm Sức khỏe, Trường đại học North Texas (Mỹ) nghiên cứu 455 bệnh nhân mắc chứng đau lưng dưới mãn tính.

Họ ngẫu nhiên chia đối tượng vào nhóm trị liệu bằng thuật nắn xương khéo léo (osteopathic manipulation) hoặc giả vờ trị liệu bằng thuật trên.

giam-dau-lung-bang-thuat-nan-xuong-kheo-leo

Đau lưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống – Ảnh: Shutterstock

Thuật nắn xương khéo léo bao gồm chỉnh khớp bị trật, làm dịu những cơ vận động quá mức và xoa bóp nhẹ nhàng các mô mềm.

Sau 8 tuần, 63% đối tượng được trị liệu bằng thuật nắn xương khéo léo cho biết giảm được cơn đau lưng ở mức độ vừa phải. Trong số này, có 50% trường hợp cho biết giảm được ít nhất một nửa cơn đau.

Ở nhóm được trị liệu giả vờ, 46% cũng giảm được cơn đau ở mức độ vừa phải, trong đó có 35% giảm được một nửa cơn đau.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, trị liệu bằng thuật nắn xương khéo léo có thể là một lựa chọn để làm giảm cơn đau lưng dưới mãn tính, đặc biệt là ở những bệnh nhân vẫn không giảm được cơn đau sau khi đã dùng thuốc giảm đau.

Bệnh nhân nên thử điều trị bằng thuật nắn xương khéo léo trước khi áp dụng các biện pháp điều trị khác, chẳng hạn như tiêm steroid vào lưng, theo tiến sĩ Licciardone, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu được công bố trên Annals of Family Medicine.

(Theo Thanhnien)

Những loại thuốc chữa bệnh loãng xương

“Tôi 50 tuổi, bị bệnh loãng xương. Tôi muốn biết cần phải dùng những thuốc gì để trị bệnh này?”.

Trả lời:

Muốn chữa bệnh loãng xương, phải dùng các thuốc cung cấp nguyên liệu và kích thích quá trình tạo xương, thuốc kìm hãm quá trình hủy xương. Ngoài ra, tùy thuộc vào giới tính, người bệnh có thể dùng các thuốc đặc thù khác.

1. Thuốc kìm hãm quá trình hủy xương

Nhóm thuốc bisphosphonat làm tăng khối lượng xương, nhất là xương cột sống, giảm đáng kể nguy cơ gẫy xương; dùng điều trị và phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ loãng xương (phụ nữ sau mãn kinh, các bệnh phải dùng corticoid kéo dài). Tuy nhiên, chúng có một số tác dụng phụ: khó chịu ở dạ dày, ruột, đau bụng, ợ chua, đau cơ xương, nhức đầu, viêm thực quản, loét hay xói mòn thực quản.

Man Holding Capsules

2. Thuốc cung cấp nguyên liệu, tăng sự tạo xương

- Canxi dạng vô cơ hay hữu cơ (dạng hữu cơ dễ hấp thu hơn). Hiện thị trường có thuốc canxi dưới dạng viên tan, dễ uống (biệt dược Calcit, Calcium sandoz). Tùy theo mức độ thiếu canxi mà quyết định liều dùng, liều thông thường là một viên 100 mg hòa tan trong nước.

- Vitamin D hay chất chuyển hóa của vitamin D (calcitriol, rocaltrol): Đây là chất điều hòa chuyển hóa canxi, photpho, kích thích các hoạt động của tế bào sinh xương.

3. Các thuốc đặc thù giới tính

Hoóc môn nữ oestrogen, hoóc môn nam testosteron, các chất tổng hợp tương tự (như bibolone, biệt dược là Livital) hoặc thuốc điều hòa thụ thể oestrogen (như raloxifene, biệt dược là Evista, Optuma) giúp cơ thể sử dụng tốt các nguyên liệu tái tạo xương, ức chế các hoạt động của các tế bào hủy xương. Vào tuổi xế chiều, lượng các hoóc môn này giảm sút, gây loãng xương. Trong trường hợp đó, có thể bổ sung oestrogen cho nữ hay testosteron cho nam. Không dùng đơn độc mà phải kết hợp với các thuốc khác.

Lưu ý: Việc dùng các thuốc trên nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

DS Bùi Văn Uy

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)