Chuyên mục lưu trữ: Tự rèn luyện

Thử dậy sớm trong 2 tháng để hiểu cảm giác của người thành công

Nhiều người trong chúng ta thường xuyên thức quá nửa đêm và chỉ dậy khi đã sát giờ đi làm. Chúng ta luôn vội vã và thiếu ngủ. Đây là trải nghiệm thức dậy lúc 5 giờ sáng trong 3 tuần của một thanh niên Mỹ. Anh ra đã ghi lại những tiến trình cảm xúc của mình khi quyết định thực hiện thói quen thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

Một người bạn cùng phòng khẳng định rằng chúng tôi không thể thức dậy trước bình minh. Vì vậy tôi và một người bạn khác quyết định thức dậy lúc 5 giờ sáng trong 3 tuần để chứng minh anh ta đã sai.

Tôi và bạn cùng phòng xuống phố vào lúc 5 giờ sáng và nói chuyện về bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.

Bình minh là một cảnh tượng tuyệt vời: Chúng tôi có thể nhìn mặt trời mọc, những ông chủ đang rục rịch mở cửa hàng… Nếu may mắn, bạn còn có thể chứng kiến cả thế giới thức dậy, ngay trước mắt.

Chúng tôi đã thực hiện dậy sớm trong 3 tuần. Tôi không thể quên được cảm giác sảng khoái, tỉnh táo khi thức dậy trong lúc phần còn lại của thế giới vẫn ngủ say. Trải nghiệm trong 3 tuần đó đã khiến tôi quyết tâm thực hiện thói quen: Thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày.

Sau 2 tháng thực hiện thói quen, mọi thứ trong cuộc sống đã thay đổi theo cách mà tôi không thể ngờ.

Cảm giác là người chiến thắng với chính bản thân mình

Từng có thời gian tôi cố gắng thức dậy sớm nhưng thất bại. Ý tưởng dậy sớm thường khiến tôi rất hào hứng nhưng rồi mọi chuyện kết thúc khi tôi với tay tắt đồng hồ báo thức. Những lần thất bại đó khiến tôi có cảm giác chiến thắng bản thân rất tuyệt với khi có thể thực hiện được việc dậy sớm trước bình minh.

Và “khi bạn chiến thắng vào buổi sáng, bạn sẽ chiến thắng cả ngày hôm đó”, tác giả sách bán chạy Tim Ferriss khẳng định trong cuốn The 4-Hour Workweek: Escape 9-5, Live Anywhere, and Join the New Rich của ông.

Giờ đây, tôi có thể thức dậy trước cả những người thành công nổi tiếng nhất như Richard Branson, Arianna Huffington và Mark Zuckerberg. Bạn có thể bắt đầu buổi sáng của bạn theo một cách tuyệt vời với một tách cà phê hay một bản nhạc đầy cảm hứng. Tuy nhiên với tôi, chỉ cần thức dậy sớm, tôi biết bản thân đang kiểm soát được thời gian của một ngày.

Bạn có thời gian lên kế hoạch cho những điều quan trọng trong ngày

Thông thường mọi người thức dậy lúc 6 hoặc 7 giờ sáng. Nghĩa là, khi tôi thức dậy lúc 5 giờ, tôi đã có hơn người khác 1-2 giờ để chuẩn bị cho ngày mới. Không email công việc, không điện thoại, không thông tin rắc rối, câu hỏi duy nhất tôi tự hỏi lúc này: Tôi cảm thấy điều gì sáng nay?

Thông thường, tôi sẽ dành vài phút để ghi chép, đọc sách và sau đó tập thể dục. Bắt đầu ngày mới sớm hơn mọi người 2 giờ, tôi có thể suy nghĩ và quyết định xem điều gì là quan trọng nhất hôm nay, tôi có thời gian dành cho các hoạt động ưa thích như thiền, đọc sách. Hơn hết là, nó giúp tôi bình tĩnh, sáng suốt và hạnh phúc hơn khi bắt tay vào công việc hàng ngày.

Dậy sớm – thói quen giúp bạn tạo kỷ luật cho mọi thứ khác

Khi bạn nằm trên giường với chăn trùm kín đầu, chiến đấu với chiếc đồng hồ báo thức để thức dậy là điều thất khó khăn. Hầu hết chúng ta lựa chọn: Ngủ thêm 5 phút nữa.

Thiết lập kỷ luật cho bản thân cũng giống như tập gym. Mỗi động tác nâng tạ đều sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp của bạn. Tương tự như vậy, khi buộc bản thân thức dậy đúng giờ, tôi tăng cường tính kỷ luật của mình, không chỉ đối với việc thức dậy mỗi sáng mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Thói quen này giúp tôi tin vào ý chí của mình hơn: Một khi đã thức dậy, tôi biết tôi có thể giải quyết mọi thứ theo cách của mình.

Nếu như bạn chưa thể tìm thấy một lối thoát cho mình sau những đêm thức khuya mệt nhoài, hãy thay đổi một chút để có điều gì đó khác biệt. Có thể bạn không cần dậy lúc 5 giờ sáng, mà chỉ đơn giản là sớm hơn một chút so với hiện tại. Thói quen này có thể được rèn luyện bằng cách dưới đây:

1. Ngủ sớm hơn thường lệ, tránh sử dụng các thiết bị công nghệ 2 giờ trước khi ngủ.

2. Hình thành thói quen ngủ đúng giờ.

3. Tìm cách ngủ nhanh hơn, sâu hơn: Thực hành thở sâu, thanh lọc tâm trí bằng những hình dung tốt đẹp, thư giãn đầu óc…

4. Chỉ đặt đồng hồ báo thức một lần và nhất định không “ngủ cố thêm 5 phút”.

Có thể với nhiều người, dậy sớm có thể không dễ. Nhưng khi đã có thói quen này, bạn sẽ chiến thắng, làm chủ thời gian của mình, xây dựng kỉ luật cho cuộc sống và làm mọi việc thuận lợi hơn.

Bí quyết xoa mặt buổi sáng giúp xua tan mọi bệnh tật

Xoa mặt chữa bệnh là phương pháp chữa bệnh rất toàn diện mà từ xưa đến nay nhiều người vẫn thường dùng để đạt được sự toàn diện về sức khoẻ. Thực hiện phương pháp này mỗi buổi sáng sẽ giúp tinh thần, trí tuệ và sức khoẻ của bạn tốt hơn.

Xoa mặt buổi sáng mỗi ngày sẽ giúp mắt thêm tinh, tai thêm thính, da dẻ mịn hồng, nhiều bệnh mãn tính tiêu dần, giúp cho tinh thần thêm minh mẫn.

bi-quyet-xoa-mat-buoi-sang-giup-xua-tan-moi-benh-tat

Xoa mặt vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần, trí tuệ bạn được sáng suốt, sức khoẻ được dồi dào.

Phương pháp này có thể áp dụng mỗi buổi sáng. Bạn có thể ngồi dậy hoặc nằm nán lại ngay ngắn trên giường cũng được, nhớ xoa đôi tay cho thật nóng rồi thực hiện 8 động tác sau đây. Mỗi động tác thực hiện 30 lần.

1. Xoa gò má

Dùng lòng bàn tay xoa 2 gò má theo hình tròn. Động tác này giúp chữa được nhiều bệnh liên quan đến phổi, gan, mật, bao tử và lá lách, cũng có thể diệt hết nám, mụn.

2. Xoa 2 ổ mắt

Dùng 2 cườm tay miết mạnh 2 ổ mắt từ trong ra ngoài, từ đầu mày ra đuôi mày. Động tác này giúp cho mắt sáng lên, đôi tay càng khỏe thêm, ngực nở dần, ngoài ra còn làm cho bộ phận sinh dục được tốt hơn.

3. Xoa tai

Dùng ngón cái áp sau tai, ngón trỏ sát bên mang tai rồi đẩy lên đẩy xuống vành tai. Động tác này sẽ giúp 2 tai nóng bừng lên, chữa được nhiều bệnh thuộc ngoại vi và nội tạng của cơ thể.

4. Xoa 2 cánh mũi

Dùng 2 ngón tay trỏ vuốt ngược từ chân 2 cánh mũi lên theo sườn mũi đến tận 2 đầu mày (30 lần). Sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái chụm lại, vuốt xuôi sống mũi từ trên đầu mày xuống đầu mũi (30 lần).

Động tác này làm giảm nhiều triệu chứng liên quan đến mũi, lưng, tim phổi và bộ phận sinh dục. Động tác vuốt ngược từ chân cánh mũi lên đến đầu mày có thể chữa bệnh yếu sinh lý và sa tử cung.

5. Xoa miệng và cằm

Xoa miệng và cằm giải quyết nhiều bệnh thuộc bộ phận sinh dục, thận, ruột già, ruột non, bọng đái…

6. Xoa trán

Dùng lòng bàn tay xoa mạnh ngang khắp vùng trán. Nhớ xoa bằng bàn tay trái trước, tay phải sau, mỗi tay xoa 30 lần.

Xoa trán sẽ trị được nhiều bệnh thuộc hệ thần kinh và nội tạng. Ví dụ như bệnh bí tiểu, bệnh mất trí nhớ…

7. Xoa gáy và cổ

Bàn tay trái vuốt mạnh phần gáy và cổ bên phải 30 lần. Sau đó dùng bàn tay phải bắt chéo vuốt mạnh phần gáy và cổ bên trái cũng 30 lần.

Công dụng của động tác này ngoài việc làm cho cổ, gáy khỏe ra còn góp phần chữa nhiều bệnh liên quan đến khí quản và thực quản v.v…

8. Cào đầu

10 đầu ngón tay cong lại như hai cái cào, cào khắp đầu, ngược từ trán lên đỉnh đầu rồi xuôi xuống gáy. Cào đi cào lại 30 vòng.

Động tác này giúp cho máu lưu thông lên não tốt hơn, giảm thiểu nhiều căn bệnh liên quan đến não bộ như đãng trí, thiếu tập trung, mất trí… động tác cào đầu còn kích thích tóc mọc trở lại.

Lưu ý:

– Khi xoa mặt buổi sáng xong nên nhớ rửa mặt bằng nước nóng. Đây là động tác cần thiết để duy trì và tăng cường kết quả của xoa mặt.

– Không được xoa mặt vào buổi tối sẽ làm cho khó ngủ. Nhưng nếu bạn cần phải làm việc cả đêm (như các bạn làm ca 3, tiếp viên hàng không phải bay đêm…) thì xoa mặt buổi tối lại rất tốt.

Theo Vi Vi/Suckhoegiadinh.com.vn

8 đồ tập cần thiết khi tập yoga

Để thu được hiệu quả tối đa khi tập yoga, bạn cần sắm cho mình 8 đồ tập cần thiết dưới đây để tập luyện an toàn và thoải mái.

1. Quần áo tập yoga

Quần áo mặc để tập yoga phải đảm bảo các tiêu chí: mềm mại, thoải mái và co giãn. Quần áo nên là loại co dãn và bó sát người vì khi tập những động tác lộn người nếu mặc quần áo rộng thì bạn sẽ khó xử lý những động tác này.

8-do-tap-can-thiet-khi-tap-yoga

2. Thảm tập Yoga

Thảm tập yoga là thứ không thể thiếu, nó giúp định vị không gian tập riêng của từng người và đặc biệt là giúp tạo ra độ bám cho tay, chân để người tập dễ dàng giữ thăng bằng trong quá trình tập.

Bên cạnh đó, thảm tập Yoga còn hỗ trợ bạn tập các động tác ngồi, nằm một cách êm ái hơn nhằm tránh được các chấn thương đùi gối và khuỷu tay.

3. Khăn tập yoga

Hãy chọn khăn tập yoga chuyên dụng, có bề mặt hạt nhựa hoặc silica, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

4. Dây tập yoga

Dây tập yoga là phụ kiện hỗ trợ đắc lực đối với các tư thế duỗi thẳng bắp chân, bàn chân hay tư thế kéo giãn tay.

5. Gối ôm yoga

Gối ôm yoga là trợ thủ đắc lực của bạn trong nhiều thế tập yoga, được sử dụng để kê dưới hông, đầu gối, cổ hoặc mông. Gối ôm đặc biệt cần thiết đối với các động tác yoga. Bạn cũng có thể dùng gối ôm yoga để phục hồi, giảm căng thẳng.

8-do-tap-can-thiet-khi-tap-yoga

6. Chăn

Một chiếc chăn tập yoga sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong các tư thế nằm, ngồi. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng chăn để nâng cao hông khi thực hiện động tác bắt chéo chân hoặc đắp chăn để làm tăng thân nhiệt khi thư giãn.

Hãy tận dụng một tấm chăn mỏng có sẵn trong nhà hoặc mua tại các cửa hàng bán đồ tập yoga.

7. Gạch yoga

Trong yoga có những động tác ngồi bất động, đầu gối không chạm đất khiến người mới tập sẽ cảm thấy đau mỏi. Khi đó, gạch yoga được kê ở dưới sẽ giúp giảm lực kéo của đùi và giúp bạn tránh được những chấn thương khi luyện tập.

8. Đồ tập yoga khác

Ngoài ra, nếu muốn sắm đầy đủ các đồ tập yoga, bạn có thể cân nhắc chọn mua bóng tập yoga, dây đàn hồi tập yoga, băng đô tập yoga.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Động tác yoga giúp trị đau lưng

Động tác yoga giúp bạn phòng và trị đau lưng hiệu quả nhất – ai cũng cần bỏ túi ngay hôm nay!

Đau lưng là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc bỏ một chút thời gian buổi trưa tại nơi làm việc để tập những động tác yoga dưới đây nhằm cải thiện sức khỏe.

Ustrasana (Tư thế lạc đà)

dong-tac-yoga-giup-tri-dau-lung

Ustrasana là tư thế uống cong lưng đơn giản, ngực nở. Tư thế yoga này giúp cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh cho cơ thể và cũng như cải thiện hệ tiêu hóa.Lợi ích của Ustrasana

– Cải thiện tiêu hóa- Kéo căng, nở ngực- Tăng sức mạnh lưng và vai- Làm giảm đau lưng- Cải thiện tính linh hoạt của cột sống và tư thế đứng, ngồi- Khắc phục cảm giác đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Chống đẩy bằng khủy tay

Nằm sấp trên sàn, đặt khuỷu bàn tay xuống sàn nhằm nâng đỡ thân trên. Kiễng ngón chân nâng phần thân dưới, lấy ngón chân làm điểm tựa. Khi đó, cơ thể được nâng lên khỏi mặt sàn, tạo thành một đường thẳng, giữ thẳng lưng và giữ tư thế này trong 30 giây sau đó trở về tư thế ban đầu.

Hít thở nhẹ nhàng, tập đi tập lại vài lần. Động tác đơn giản này có tác dụng cho toàn bộ khu vực cơ lưng, thắt lưng, mông , chân, cánh tay, vai.

Tư thế ngồi xổm

Đứng thẳng, khoảng cách 2 chân rộng bằng vai. Từ từ gập 2 đầu gối và hạ người xuống thành tư thế ngồi xổm, tuy nhiên luôn chú ý giữ thẳng lưng. Khi đó bạn đã có được tư thế ngồi xổm, 2 đầu gối dạng ra giúp giảm đau lưng hiệu quả cũng như làm cho xương bạn trở nên chắc khỏe hơn, từ đó ngừa được bệnhxương khớphiệu quả.Đó là một vài động tácyogađơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể thể dành chút ít thời gian tập luyện ngay tại nhà, những tư thếyogatrên có khả năng kéo căng, thư giãn cột sống toàn bộ cơ thể giúp giảm đau lưng, nhức mỏi vai gáy cực hiệu quả.

Tư thế dựa chân vào tường

dong-tac-yoga-giup-tri-dau-lung

Hãy dựa chân, mông của bạn vào tường. Tư thế này rất tuyệt vời để làm giãn các cơ ở lưng dưới và giảm ứ đọng dịch ở bàn chân và mắt cá chân. Hãy tập tư thế này sau khi tập luyện và ngày khi trở về từ 1 chuyến bay dài. Giữ trong vòng 5-10 phút.

Tư thế Upavista Konasana – Xoạc chân, gập người

– Sử dụng 2 hoặc 3 khăn tắm gấp lại làm chỗ tập để tạo độ cao so với sàn.

– Mở hai chân rộng ra ngoài.

– Nhấn gót chân xuống sàn, các ngón chân hướng lên trên.

– Giữ cột sống thẳng, 2 bàn tay chạm vào lòng bàn chân.

– Cuộn đùi theo hướng xuống sàn nhà.

– Nâng thân mình lên trên và xoay bả vai vào trong.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn

Cách xoa bóp chân giúp giải tỏa căng thẳng

Bạn căng thẳng, mệt mỏi có thể áp dụng cách xoa bóp chân sau để giải tỏa rất hiệu quả.

Xoa bóp chân không những giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu đến các chi mà còn cung cấp máu lên cho não giúp bạn giảm mệt mỏi. Bởi xoa bóp giúp tác động các huyệt đạo ở chân, làm máu huyết lưu thông, có khả năng xua tan mệt mỏi nhanh chóng.

cach-xoa-bop-chan-giup-giai-toa-cang-thang

Ảnh minh họa

Hướng dẫn cách xoa bóp chân

1. Ngồi xuống sàn, chân hơi co. Giữ cho bàn chân tiếp xúc với mặt đất rồi có thể xoa hai bàn tay vào nhau để tạo nhiệt và xoa mạnh từ mắt cá chân lên tới đầu gối. Làm cả phía trước và phía sau chân, mỗi mặt khoảng 5 lần.

2. Đặt ngón tay quanh bắp chân rồi nhấn ở vùng bụng chân, giữ yên trong 7 giây rồi tiếp tục tiến lên phía trên. Lặp lại khoảng 7 lần nha!

3. Xoa lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi xoa bóp các khớp ngón chân, rồi lên cổ chân và bắp chân. Lặp lại nhiều lần.

4. Đối với phần đùi chân, hơi khum bàn tay lại rồi vỗ nhẹ nhàng dọc theo phía trong bắp đùi.

5. Đối với các ngón chân, thả lỏng cơ thể rồi dùng ngón cái và ngón trỏ lung lay và giật nhẹ từng ngón chân sẽ giúp kích thích dây thần kinh lên não chống mệt mỏi.

Lưu ý khi xoa bóp chân:

– Trước khi xoa bóp chân cần rửa sạch và lau khô. Có thể ngâm chân trước với nước vỏ cam, nước muối ấm hay xả nước để vệ sinh chân.

– Tìm một nơi thật yên tĩnh để xoa bóp có hiệu quả thư giãn cao nhất. Có thể mở nhạc nhẹ và thắp dầu thơm.

– Có thể dùng thêm tinh dầu thoa một lượt lên chân trước khi xoa bóp để tăng hiệu quả.

Theo La Giang/Suckhoegiadinh.com.vn

Cách tập tư thế trồng chuối yoga

Tư thế trồng chuối yoga hay còn gọi là tư thế đứng trên đầu (sirshasana), là tư thế đầu tiên trong 12 tư thế cơ bản của yoga. Đây được xem là tư thế quan trọng nhất bởi lợi ích mang lại đối với sức khỏe là rất nhiều.

cach-tap-tu-the-trong-chuoi-yoga

Tập tư thế trồng chuối yoga giúp trị bách bệnh

Cách tập tư thế trồng chuối yoga

Sau khi khởi đầu ở tư thế đứa trẻ, bạn hãy làm theo 8 bước dưới đây một cách cẩn thận để có thể tập tư thế trồng cây chuối yoga đúng kỹ thuật:

1. Quỳ xuống, đặt bàn tay này lên khuỷu tay kia

2. Đưa tay lên phía trước sao cho khuỷu tay và cánh tay tạo thành một tam giác đều, hai tay nắm vào nhau như hình dưới đây

3. Đặt đỉnh đầu xuống dưới sàn, vòng tay qua đầu, mông hơi nhấc lên như hình dưới

4. Kéo thẳng đầu gối, nâng mông lên, cơ thể tạo thành hình chữ V ngược. Lúc này trọng lượng cơ thể sẽ phân bổ đều vào đầu, cánh tay và bàn chân

5. Giữ đầu gối càng thẳng càng tốt, di chuyển chân càng gần đầu càng tốt

Khi đó, trọng lượng sẽ được dồn lên phần đầu và phần tay. Giữ lưng càng thẳng càng tốt để ngăn tránh làm đau cổ. Đây là tư thế đứng trên đầu một nửa, bạn hãy giữ tư thế này ít nhất 30 giây trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.

6. Nhấc chân lên khỏi sàn một cách cẩn thận, co đầu gối lại hướng vào ngực

Động tác này tác động lên cơ thắt lưng và cơ bụng. Đưa chân lên đến mông và cố gắng duy trì tư thế này. Đảm bảo rằng lưng bạn luôn thẳng.

7. Giữ cho đầu gối thẳng và hướng lên trời

8. Ở bước này, bạn giữ thẳng chân một cách thoải mái

Hãy chắc rằng phần đầu không phải gánh quá 10% trọng lượng cơ thể, phần còn lại hãy dồn vào khuỷu tay. Đầu tiên, giữ tư thế này khoảng 5 giây. Sau đó có thể tăng dần lên 10-15 phút.

9. Quay trở lại tư thế đứa trẻ và thực hiện các bước trên theo thứ tự ngược lại. Hít thở khoảng 3-5 nhịp và thư giãn lưng.

Chú ý: Đừng tập tư thế trồng chuối yoga cạnh tường bởi điều này rất nguy hiểm nếu như bạn bị đổ.

Các lợi ích mà tư thế trồng cây chuối mang lại

Lợi ích của tư thế trồng chuối yoga đối với sức khỏe:

– Giúp dồn máu về não nhiều hơn.

– Tạo cơ hội cho tim được nghỉ ngơi vì trọng lực sẽ giúp đưa máu trong tĩnh mạch về tim.

– Bài tập trồng cây chuối rất có lợi cho những người bị giãn tĩnh mạch bởi máu ở các vùng thấp như chân sẽ được dồn về các vùng cao.

– Tư thế trồng cây chuối giúp tăng cường máu cho não, giúp não khỏe mạnh hơn, các chức năng của cơ thể được điều hòa và hoạt động tích cực hơn, đo đó những bệnh liên quan đến mắt, mũi, tai… đều được cải thiện.

– Tư thế này cũng khuyến khích cơ thể thở sâu hơn, giúp tăng cường phổi và cho bạn có một cơ thể tràn đầy sức sống.

– Làm giảm áp lực ở vùng lưng dưới.

– Cải thiện cân bằng vật lý.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

5 phút giúp mắt mờ cũng thành sáng rõ

Giúp mắt sáng mà không tốn tiền, không rủi ro, không tốn thời gian, thực hiện được ở bất cứ đâu chính là ưu điểm không thể phủ nhận của cách làm này.

Giàu hai con mắt khó hai bàn tay, thị lực là một trong những thứ quý giá nhất, cho chúng ta khả năng quan sát, tận hưởng thế giới xung quanh. Tuy nhiên vì nhiều lý do, dù muốn hay không, giác quan này có xu hướng giảm dần theo thời gian, thậm chí ngay từ khi còn rất trẻ, đường đời vẫn còn rất dài nhưng đôi mắt của nhiều người đã bị yếu đi, lão hóa, nhìn không còn rõ như đáng ra phải thế.

Đeo kính hoặc phẫu thuật là biện pháp giải quyết phổ biến nhất giúp khôi phục lại sự sáng rõ, nhưng bên cạnh đó cũng có những cách đơn giản, rẻ tiền hơn, ít rủi ro hơn mà bạn có thể tự làm vào bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu để mắt sáng thêm, cải thiện thị lực rất nhiều:

5-phut-giup-mat-mo-cung-thanh-sang-ro

(Ảnh: Internet)

1. Chớp mắt

Bài tập này khá đơn giản, hầu hết chúng ta đều đã đang làm một cách tự nhiên. Nhưng bây giờ, thay vì làm một cách vô thức, hãy tập trung vào việc thật sự đóng và mở mí mắt, việc chớp mắt này sẽ giúp tiết ra nước mắt, rửa sạch mắt và thư giãn các cơ mắt. Bạn chớp mắt khoảng 20 lần.

2. Đảo mắt

Việc này có thể sẽ thô lỗ khi bạn thực hiện trước mặt người khác, nhất là khi đang trò chuyện, nhưng lại là bài tập rất tốt khi ở nơi riêng tư. Bạn hãy tranh thủ thời gian để nhìn ra các phía xa nhất có thể, đảo theo chiều kim đồng hồ trong 10 vòng, sau đó đảo ngược lại, tương tự, cũng 10 lần. Bạn lặp lại toàn bộ 3 lần như vậy.

3. Nhìn gần, nhìn xa

Đây là một bài tập độc đáo rất hữu ích cho đôi mắt. Bạn hãy ngồi ở nơi có thứ để nhìn gần cũng như nhìn xa. Đầu tiên, bạn tập trung nhìn gần, có thể là nhìn chằm chằm vào mũi của mình khoảng 10 giây, sau đó nhìn ra thật xa nhất có thể, cũng thật tập trung trong 5 giây. Bạn lặp lại toàn bộ 5 lần như vậy, và bảo đảm thư giãn mắt sau đó.

4. Nhìn ngang

Bạn hãy tập trung vào các chuyển động mắt của mình, nhìn sang trái hết mức có thể, bằng cả 2 mắt, giữ trong vòng 3 giây, sau đó nhìn sang phải xa nhất có thể, cũng bằng cả 2 mắt, giữ trong vòng 3 giây. Bạn lặp lại toàn bộ tổng cộng 10 lần. Bài tập này rất tốt cho các cơ mắt, nên cũng hãy bảo đảm thư giãn mắt của bạn sau đó.

5. Massage thái dương

Massage thái dương bằng cách bạn dùng ngón cái, tạo lực nhay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng, sau đó đảo ngược lại, cũng 10 vòng, và lặp lại toàn bộ 3 lần. Bạn nhớ đừng tạo quá nhiều lực vì mục đích chính lúc này đơn giản chỉ là thư giãn các cơ mặt. Bạn thực hiện tương tự ở giữa hai lông mày, và ở 2 bên sống mũi.

Những bài tập này là cách tuyệt vời để thư giãn cơ mặt, đồng thời tập cho các cơ mắt để cải thiện thị lực, mắt sáng trong veo, bạn hãy tranh thủ mỗi ngày nhé!

Theo Afamily.vn

Cách nắm ngón tay giúp cải thiện sức khỏe

Thực tế đã có nghiên cứu xác nhận những hiệu quả do phương pháp nắm ngón tay mang đến đó.

Jin Shin Jyutsu là một phương pháp chữa bệnh của người Nhật Bản đã có từ 5000 năm nay. Với phương pháp nắm, xoa bóp ngón tay, bạn sẽ có thể chữa lành những tổn thương bên trong cơ thể và cải thiện sức khỏe tinh thần. Nghe thật thần thoại và có vẻ vô lý đúng không nhưng thực tế thì đã có nghiên cứu xác nhận đây là những hiệu quả do phương pháp này mang đến.

Trường đại học của Trung tâm Ung thư Kentucky Markey đã khám phá ra rằng các bệnh nhân ung thư khi được điều trị bằng phương pháp Jin Shin Jyutsu “nhận được sự cải thiện đáng kể về mặt thống kê” liên quan đến sự căng thẳng, đau, buồn nôn của họ. Hơn nữa, trung tâm còn thấy những bệnh nhân cải thiện tình trạng đau và buồn nôn là những người đã theo phương pháp điều trị này lâu nhất.

Đó không phải là ví dụ duy nhất. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Northwest đã thực hiện Jin Shin Jyutsu trên bệnh nhân mắc chứng đa u tủy. Dù có nguy cơ cao mắc phải viêm niêm mạc do hóa trị liệu nhưng bệnh nhânchỉ mắc phải bệnh này ở thể nhẹ đúng một lần. Người này cũng “có hoặc ít lần buồn nôn đáng kệ trong suốt thời gian nằm viện”, và đây là trường hợp duy nhất không bị nôn khi đang điều trị ở trung tâm.

Jin Shin Jyutsu có hiệu quả là bởi tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có sự kết nối. Khi một bộ phận của cơ thể bị đau, ốm sẽ làm tổn hại đến toàn bộ cơ thể chứ không chỉ riêng nơi đó. Cùng một lúc, bàn tay kết nối với cảm xúc và các cơ quan. Bằng cách nắm, tác động vào bàn tay sẽ cải thiện nguồn năng lượng đến những khu vực quan trọng, tốt cho sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi ngón tay, kể cả lòng bàn tay đều tương quan với như cơ quan và cảm xúc khác nhau. Chỉ cần tác động vào các ngón tay từ 3 đến 5 phút sẽ có thể cải thiện khá nhiều cho sức khỏe của bạn.

1. Ngón tay cái

cach-nam-ngon-tay-giup-cai-thien-suc-khoe

(Ảnh: hefty)

Nắm ngón tay cái sẽ giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, lo lắng và quên đi hết phiền muộn. Bằng cách này chúng ta có thể bình tĩnh lại, cải thiện tinh thần, ngủ ngon hơn, đồng thời phục hồi năng lượng. Ngón cái liên kết với lá lách và dạ dày. Kết quả là tác động lên ngón tay cái sẽ cải thiện tế bào hồng cầu, bạch cầu và giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

2. Ngón tay trỏ

cach-nam-ngon-tay-giup-cai-thien-suc-khoe

(Ảnh: hefty)

Trong khi ngón cái sẽ giúp bạn bình tĩnh thì ngón trỏ sẽ cho bạn sức sống và ý chí chinh phục nỗi sợ hãi, phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng hơn. Bằng cách cải thiện ý chí, chúng ta sẽ có sức mạnh nội tại để chiến thắng sự yếu kém cũng như những nỗi ám ảnh, giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn. Về mặt sức khỏe, ngón trỏ kết nối với thận và bàng quang, ngăn ngừa hình thành sỏi thận, cân bằng lượng nước và các chất hóa học trong cơ thể.

3. Ngón giữa

cach-nam-ngon-tay-giup-cai-thien-suc-khoe

(Ảnh: hefty)

Ngón giữa thể hiện sự tức giận và điều này cũng ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu căng thẳng, tức giận bạn sẽ bị đau đầu bởi lượng máu dồn lên não, dẫn đến thiếu máu cho những phần còn lại của cơ thể, có hại cho những tổn thương đang có và khiến bạn mệt mỏi hơn.

Bằng cách giải phóng nguồn năng lượng ở ngón giữa, bạn sẽ loại bỏ được những triệu chứng tiêu cực trên. Hơn nữa, ngón giữa còn kết nối với gan và túi mật. Cải thiện những cơ quan này sẽ đảm bảo được nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

4. Ngón áp út

cach-nam-ngon-tay-giup-cai-thien-suc-khoe

(Ảnh: hefty)

Trong vài trường hợp, ngón áp út tương tự như ngón cái. Nó liên quan đến nỗi buồn và những thái độ tiêu cực ảnh hưởng xấu đến năng lượng trong cơ thể. Về mặt sức khỏe, ngón áp út kết nối, đảm bảo giúp bạn thở sâu và dễ dàng hơn. Kết quả, giải phóng năng lượng ở ngón áp út sẽ cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh. Với ít căng thẳng và nhiều năng lượng hơn, cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn.

5. Ngón út

cach-nam-ngon-tay-giup-cai-thien-suc-khoe

(Ảnh: hefty)

Ngón út liên quan đến trái tim, nghĩa là có liên hệ với lượng máu trong cơ thể. Máu luôn cần thiết cho các cơ quan hoạt động và đó là lý do ngón út được xem là ngón quan trọng. Cải thiện lưu thông máu sẽ cải thiện não, dẫn đến khả năng suy nghĩ cũng tốt hơn, giúp tập trung vào những vấn đề quan trọng.

6. Lòng bàn tay

Căng thẳng không chỉ hại chúng ta mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người bạn yêu thương. Giải phóng năng lượng ở lòng bàn tay sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với những người quan trọng trong cuộc sống, giúp bạn có suy nghĩ tích cực, cuộc sống tốt đẹp hơn. Lòng bàn tay liên kết với cơ hoành và rốn. Khi ấn và xoa nhẹ lòng bàn tay giúp giảm buồn nôn, táo bón.

Theo Afamily.vn

Cách tắm giúp bạn không bị đột tử khi vào đông

Uống nước, xả nước đúng cách sẽ giúp khi tắm không bị đột tử.

Không tắm đêm

Cơn áp thấp nhiệt đới đầu đông sẽ kéo tụt nhiệt độ xuống và những người có thói quen tắm đêm cho sạch sẽ, dễ ngủ nên bỏ thói quen này vì rất dễ bị đột tử.

Tắm gội khuya sẽ kích thích hệ thần kinh thực vật (hệ giao cảm), gây co thắt hầu hết các mạch máu cơ thể, nội tạng và ngoài da đột ngột. Dù tắm bằng nước ấm thì nhiệt độ thấp cũng dễ gây nhiễm lạnh đột ngột.

Nếu tắm đêm xong, để tóc ướt đi ngủ sẽ bị nhức đầu, nhiều lần lặp lại sẽ bị đau đầu mãn tính, nhiễm trùng phổi, nhiễm siêu vi, cảm lạnh cảm cúm, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực quá mức…

Tắm đêm sẽ khởi phát bệnh đã ủ, phát những bệnh nặng khác. Nặng hơn sẽ tổn thương các dây thần kinh VII ngoại biên, bị sốt, liệt nửa mặt, chóng mặt té ngã.

Nguy hiểm nhất là đột ngột gồng người, tím tái, ngưng tim, ngưng thở, đột tử ngay sau khi tắm đêm.

Đông y cũng cho rằng, khi tắm không đúng sẽ khiến cơ thể nhiễm phong hàn (do gió lùa gây lạnh đột ngột, nhiễm lạnh quá lâu…) tắc trở sự vận hành của khí huyết kinh lạc mà gây bệnh.

Lúc đó cơ thể suy yếu, mệt mỏi… không điều chỉnh cơ thể cân bằng với nhiệt độ bên ngoài sẽ khiến toàn thân ớn lạnh, nhẹ cũng cảm lạnh, đau đầu, đau mỏi vai gáy… Nặng hơn sẽ choáng, ngất, thậm chí đột tử.

Người cao huyết áp, đái tháo đường… bị nhiễm lạnh đột ngột tắm có thể bị tăng huyết áp, đột quỵ… nhiều người đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

cach-tam-giup-ban-khong-bi-dot-tu-khi-vao-dong

Ảnh minh họa.

Tắm ngày cũng cần cẩn trọng

Tắm ban ngày cũng không nên tạo sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ nước tắm (như ở phòng lạnh không nên tắm nước nóng quá, hoặc đang nóng nực lại tắm nước lạnh) – bởi với nhiệt độ phòng chênh nhiệt độ cơ thể sẽ gây rối loạn vận mạch.

Những ngày lạnh mà tắm nước quá nóng, cơ thể không thích ứng kịp sẽ bị co mạch, hoặc giãn mạch (do cơ thể giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt), khiến mạch máu não bị co đột ngột gây đột quỵ, nhồi máu não, mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp.

Một cốc nước ấm trước khi tắm

Theo các chuyên gia y tế, để tắm không bị đột tử khi vào đông và những ngày lạnh, người dân cần biết cách tắm rửa an toàn. Bất cứ lý do gì người dân cũng không được tắm đêm. Nếu quả bẩn chỉ lau rửa qua bằng nước ấm rồi nghỉ ngơi, không nên vì sạch sẽ mà cố tắm gội mà tự chuốc họa cho mình.

Trước khi tắm cần làm ấm cơ thể bằng cách dùng tay, hoặc khăn xoa nóng da 3 – 5 phút.

Nhiều người luyện tập thể lực nhận thấy, trước khi vào phòng tắm cần uống một cốc nước nóng, như thế giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể bên trong – bên ngoài và nhiệt độ nước tắm, ngăn ngừa được mối nguy hiểm bị đột tử.

Các bác sĩ đều khuyên rằng, vào phòng tắm không được xối từ đỉnh đầu xuống ngay lập tức. Cách tắm đúng là xối nước tự bàn chân – gối – bụng – vai – ngực – cuối cùng là đầu. Như thế cơ thể quen dần với nhiệt độ nước tắm, hạn chế nguy cơ bị đột tử vì tắm.

Trước khi ngủ 2 giờ không nên tắm.

Không tắm khi quá đói hay mới ăn no.

Tránh lạnh đột ngột (không tắm nơi có gió lùa, không tắm quá khuya).

– Tắm xong tránh để gió lùa (như không hong sấy tóc dưới quạt, điều hòa).

– Nên sấy khô tóc và sấy ấm vùng gáy sau khi tắm gội.

– Tắm xong khát nước thì cần bổ sung ngay (nhất là người tắm ngâm trong bồn hay bị mất nước quá nhiều), tránh bị khó thở, ngừng thở.

– Nên tập luyện đều, thực dưỡng đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Theo Ngọc Hà/Giadinh.net.vn

4 tư thế yoga nên tập vào buổi sáng

Buổi sáng là lúc thích hợp nhất để tập luyện yoga hoặc các bài tập thể dục, nó giúp chúng ta khởi đầu một ngày mới năng động và tràn đầy sức sống hơn.

Dành 8 phút với 5 động tác yoga trước khi ngủ để say giấc suốt đêm

1. Tư thế gập người về phía trước

4-tu-the-yoga-nen-tap-vao-buoi-sang

– Đứng vững trên sàn, hai bàn chân cách nhau ngang với hông và gập người xuống. Để hai lòng bàn tay chạm đất hoặc để tay này chạm đầu gối chân kia.

– Việc cuộn người ra phía trước giúp bạn tập trung sức nặng vào chân và làm tăng sức đề kháng cho vùng bụng dưới.

– Giữ yên khoảng 3 phút – khi đứng thẳng người dậy bạn sẽ không cảm thấy chóng mặt.

2. Tư thứ vươn vai sang ngang

4-tu-the-yoga-nen-tap-vao-buoi-sang

– Đứng thẳng, hai chân cách nhau ngang hông, đưa một tay lên và uốn về phía bên kia.

– Hướng mắt nhìn xuống để giải tỏa sức ép cho phần cổ.

– Giữ yên 30 giây mỗi bên, bạn có thể tập bao nhiêu lần tùy ý.

3. Tư thế bụng xoay

4-tu-the-yoga-nen-tap-vao-buoi-sang

– Nằm ngửa ra, đưa đầu gối lên gần ngực rồi thả người sang một bên.

– Đưa một tay ra phía bên kia và hướng mắt nhìn theo.

– Giữ yên một lúc hoặc bao lâu tùy ý thích của bạn.

4. Tư thế áp dọc

4-tu-the-yoga-nen-tap-vao-buoi-sang

– Đặt một chân ra đằng sau và để đầu gối chạm đất, dồn trọng tâm vào chân trước và không để đầu gối vượt quá mũi chân (chân hợp với mặt đất một góc 90 độ) bạn sẽ cảm thấy vùng hông và đùi trước nóng dần lên.

– Nếu bạn muốn tăng sức mạnh hơn nữa, đặt hai tay ôm đầu và ngước mặt lên.

– Giữ yên khoảng 3-5 nhịp thở rồi đổi bên.

Theo Bình Nguyên/Suckhoegiadinh.com.vn